Vài thông tin về tờ ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO - Nhời Đàn Bà

Mục lục
Vài thông tin về tờ ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO
I. Sơ lược về tờ báo ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO
Nhời Đàn Bà
Thơ ca
CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ
Tất cả các trang

Nhời Đàn Bà


Là một chuyên mục đăng nhiều kỳ trên báo, thường là mỗi số một bài, do Nguyễn Văn Vĩnh, mang bút danh là Đào Thị Loan, chủ xướng, thác danh phụ nữ, viết nhiều bài tên báo mang tư tưởng cấp tiến, bênh vực quyền lợi chính đáng của phụ nữ về học tập, tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình; khắc phục tính tự ti, chống lễ giáo phong kiến hạ thấp nhân phẩm phụ nữ trong gia đình và các quan hệ xã hội; phê phán những người chồng có tư tưởng lạc hậu, không tôn trọng và thương yêu vợ…

Hầu hết các bài đều ký tên là Đào Thị Loan. Chúng tôi xin trích một số bài tiêu biểu cho thể tài này.

Bài đăng trên báo số 8(800) ra ngày 16/5/1907:

Ông chủ báo Đăng Cổ đã có lòng tốt mà cho phép em mỗi kỳ báo làm một bài, vậy nay xin trình cùng các qúi khách xem báo, từ nay trở đi, em xin bỏ răm mũi kim, bỏ vài đường chỉ, để cứ tuần tuần nghĩ mấy dòng đăng vào qúi báo. Chắc hẳn lời gái hèn xưa nay chỉ quen thư thốt, mà nay giám tiểu luận bàn, thì các ngài xem cũng khí chán, không hay đâu được bằng lời lẽ rắn rỏi của các ngài được. Nhưng cũng nhờ ở tiếng thỏ thẻ, dẫu nghĩa lý nông nổi, nhưng câu cú nhẹ nhàng.
Kỷ thuỷ, em xin lỗi các ông, vì trong thơ em viếtcho ông chủ bút thì em có nói rằng định đem khí giới hèn hạ mà đánh giặc với bọn lười.
Lời nói ấy là lời nói vụng với ông ấy, ai ngờ ông ấy đem in ngay vào báo. Ai biết đâu. Bây giờ lại có người không ai giám nói thầm với điều gì.
Thôi bây giờ lỡ nói rồi lại trôo: lòng em thực quả muốn đánh giặc thật, nhưng trước đánh giặc cũng phải hạ chiếu thư.
Trước hết hãy lấy lời phải chăng, lời ngọt ngào, mà bàn với các ngài. Các ngài vui tai mà nghe cho, thì việc gì đến nỗi phải tranh chiến mà may ra em lại khỏi phải giả một mình.
Trước hết em xin bàn một điều nữ học.
Nhiều ông hay nói rằng: gái học biết chữ hay đa tình. Oâng có vợ biết chữ lại lo rằng vợ viết thư cho trai.
Điều này các quan anh dạy thế, quả là hẹp quá. Em thiết nghĩ tình là là một chữ dứt trọng ở đời. Đời không tình là đời uổng. Nhưng tình cũng năm, bảy đường tình. Tình cũng có ong bướm như Đạm Tiê: tình cũng có chung tình như Hạnh Nguyên.
Ngườu có tính trăng hoa thì không chữ cũng trăng hoa. Người trân trọng thì càng có chữ lại càng trân trọng. càng xem xét bao nhiêu thì cái tình càng nặng càng sâu. Dạ bồi hồi nhưng chung thuỷ bồi hồi, mà biết chữ tả được cảnh lòng ra, thì đời người lại càng vui thêm một cảnh bồi hồi.
Những ông sợ vợ viết chữ hay viết thơ cho trai là những ông không có tài trí gì, chỉ mong vợ ngu dốt, cứ tuân theo gia huấn mà thờ chuộng chồng, chứ không để cho vợ tuỳ tâm tưởng mà phục.
Cái ân ái ở lòng mà ra thì qúi hơn cái ân ái theo tục. Càng khó giữ bao nhiêu mà giữ được thì mới qúi.
Các ông sợ vợ tư tình, Tất là những ông không tin ở như mình có tài trí hơn kẻ khác, chắc được lòng vợ. Muốn giữ cho vợ trinh với mình, thì nên sữa mình như thế nào cho vộ không có thể trọng ai hơn mình được, mới là tài trí anh hùng.
Làm đàn ông ăn ở như thế nào, cho đàn bà biết suy hơn quản thiệt mà trọng mình thì mới sướng, chứ cứ nhốt vợ ở xó nhà, hơi lạc con mắt đã lo nghĩ, là người hèn, chỉ muốn dụng sự trói buộc, mà thủ lấy tình riêng một mình.
Đào- Thị- Loan
¨     

Bài đăng trên số 9 (801), ngày 23/5/1907:


Kỳ này em xin bàn một điều trọng nhất ở trong đời, là điều giá thú.
Làm thân con gái mộ đời sướng khổ do ở một sự lấy chồng, mà lấy chồng xưa nay có được tuỳ ý mình kén chọn bao giờ?cha mẹ bảo thế nào thì phải thếmà cha mẹ gã chồng cho chỉ cốt lấy cái danh. Con ông này, cháu bà kia thì thuận gã,. Con gái mới lớn, mới mở mắt ra trần gian, bi61t thế nào là thuận hay không thuận. Té ra chỉ có các cụ gả, thuận với nhau, lấy với nhau, đến lúc mình lớn lên thì sự đã xong rồi, dù có điều gì không ưng ý thì cũng phải ngậm đắng nuốt cay.
Em thiết tưởng từ xưa tới giờ, con trai nước Nam không ra gì, mà cũng nhắm mắt bịt tai, lấy người ta mà đầy đoạ người ta, thì đã đành. Nhưng từ bây giờ, nếu con tai đã biết suy xét phải chăng, thì trước khi lấy vợ, hãn nên so mình xem, có thể làm cho vợ được sung sướng hay không, có yêu được mà tự kỷ biết rằng mình cũng đáng người ta yêu hay không, chớ đừng có thấy của thì cắm đầu cắm cổ, mà làm khổ người ta.
Con gái, lòng chưa yêu ai, là qúi như thần tiên. người đàn ông chư nậy được nụ cười, mà dám xâm phạm là kẻ vũ phu.
Sự lấy nhau phải có thuận cha mẹ, nhưng cốt ở cô. Cô chưa cướoi mà gật, là chớ vát mặt tới vội.
Sau nữa em xin các cụ đã chót đẻ ra, thí phải nuôi chúng tôi, cho qua buổi cười cợt. Cái giá thú là cái lo, mà ở đời có mùa xuân là quí mới nhóm mùa xuân, sao các cụ đã bắt vợ bắt chồng, trước nữa sinh nỡ quá sớm, không được con cái khỏe mạnh, sau nữa mới ba tuổi ranh, làm con còn chưa xong, đã làm vợ, làm mẹ thế nào được?
Đào -    Thị- Loan
 

Bài đăng trên số 11(803), ngày 6/6/1907:

Bữa nọ Đẻ em với em đi xuống nam. Hai mẹ con ra đến La-ga gặp một người đàn bà ước chừng 25 tuổi, tay trái bế đứa bé độ lên ba, đầu đội nón sơn, đằng sau lại có một đứa bé nữa đi theo., tay phải sách đèo một cái va li… như thế cô ta đi từ cổng “An nam xuất môn”, sang chỗ cổng giữa, nghĩa là chỗ khách Tây ra vào. Mặt đỏ bừng bừng, thằng bé trên tay khóc ngoe ngoe. Đứa trẻ chạy theo bám vạt áo. Khen thay cái cổ cô ta, khéo uốn éo thế nào mà cái thúng sơn trên đầu đôi tay không phải giữ, mà không rơi được.
Đẻ con chúng tôi thấy cô ấy lật đật như thế, mà mình thì đi tay không, vội chạy lại đỡ cô ta, mẹ đỡ va li, con đỡ thúng sơn. Sau có hỏi cô ta đi đâu, thì cô ta nói rằng: hai vợ chồng ở Phủ Lạng Thương về nhà chơi. Hỏi chồng đâu, thì nói chồng đi trên hạng ba về.
Để con đợi một lát quả thấy một thầy áo xahàng tấm, giày Tây, vàng cót két. Thấy thế thì chắc rằng hắn thấy ta ra, thì thế nào cũng bổng đỡ vợ một đứa con, sách lấy va li, mời vợ lên xe về. Không! Lấy chìa khoá mở va li ra, thay một cái khăn mu xoa rồi gọi xe cao su đi. Người vợ lật đật gọi cái xe tay lại, mặc cả đi, mặc cả lại một hồi, rồi thúng mủng, va li cùng hai con lên cả một xe đi.
Không biết ông thông ấy, có vào chân hội Duy tân nào không?
Đào- Thị- Loan

 Bài đăng trên số 14 (806), ngày 27/6/1907:
Hôm nọ chiều tối, tôi có tí việc phải đi đến nhà bà con. Ra khỏi cửa gặp ba bốn thầu đương nói chuyện. Tôi đi gần tới nơi, thì ông nào ông ấy im cả chuyện lại, nhìn rồi cười. Oâng thì lan lác, ông thì mắt cú, ở đâu trờ ra, ông thì cười có khác tên Phác Đào Hàng. Hết liếc mắt, đến nghiêng đầu nghiêng cổ, rồi đến mồm. Tưởnng nào chuyện tiên, chuyện rồng đâu các thầy giở ra để hoạ may tai con gái nghe có lấy làm vui chăng. Oâng này thì: “lại tôi bảo!”. Oâng kia thì: “mình đi đâu?”. Oâng tợn quá thì giơ chân, giơ tay, chực nắm lại.
Tội quá! Làm con gái nước Nam có vả cho mấy ông vài cái, thì đã bảo rằng đánh giá mang tai tiếng, nhưng quả lúc bấy giờ tôi ngứa ngáy tay quá.
Đàn ông đâu, muốn ve vản người ta thì thiếu gì cách tran trọng. Bụng có nghĩ càng thì cũng biết giữ cái càng trong bụng chớ đâu lại có đem ra môi ở giữa phố như là hủi vạh chân tay ở giữa chợ bao giờ.
Những điều tục tằn, là để cho những đứa không ra gì, tối đến ra ở hàng khoai, hay đến hàng đậu mà nói, chớ đâu lại bạ thấy đàn bà như mèo thấy mỡ, nói bậy, nói bạ chỉ tổ người ta khinh, chớ ai lại có thương được những người tục tằn như thế.
Hủ bại là dốt nát, là ăn không, ngồi dỗi là tin ma, tin thầy, là người một nước, ghét nhất là tham nhũng, là ai cũng ghét cái sanh diện sằng. Song hủ bại, lại còn không biết kính trọng đàn bà, là người hè yếu, là người trăm nỗi bịt miệng, bịt tai, nữa.
Xin các ông anh em bảo nhau một ít, chớ để chị em chúng tôi nói đền điều ấy nữa
Đào- Thị - Loan

Bài đăng trên số báo 17(809) ngày 18/7/1907:


Tôi đã hỏi số người mua nhật báo, cả thảy là 25 bà đọc báo. Giá có ít thì tôi chưa giám bàn điều riêng với các bà vội, nhưng cứ như số ấy thì chị em ta cũng đã là đông rồi đấy, vậy xin phép các ông, kỳ này tôi mượn mấy dòng này, bàn riêng một việc chị với em. Các ông có muốn xem thì xem, nhưng hễ xem thì về phải đọc lại cho các bà ấy nghe.
Các chị em đồng bào ơi! Độ này đàn ông họ nình nịnh chúng mình rồi đấy. Có người lại đem những Trưng Vương ra mà ví, nói rằng hậu vận nước Nam này nằm trng tay chị em chúng ta. Điều đó thì cũng có nịnh quá một tí, nhưng em suy ra thì chúng ta cũng không đến nỗi vô dụng thực.
Bây giờ thì việc lớn em nghĩ mãi cũng chua thấy việc gì mình làm được, mới thấy có điều này, hoạ may chị em ta có thể tỏ ra rằng: thiên hạ ưa nịnh lại biết làm cho đáng được nịnh.
Em nghe xao xác độ này cứ thấy nói đến hai chữ tiệt chủng. Hỏi ra tiệt chủng nghĩa là mất giống. Em hỏi cậu nó sao mất giống được? Thì thấy cậu ná nói nhiều nhẽ lắm. Tuy em biết ít nhiều chữ thực, nhưng nghe những nhẽ ấy, cũng như vịt nghe sấm cả, duy có một nhẽ này, em tưởng cậu nó nói không sai.
Độ này trời làm mất mùa màng, mấy năm liền, nhiều kẻ đói lắm, mà khó kiếm ăn lắm. Xưa kia, kể có ba con, muốn thêm con nữa là bón, kể chín con, mà bây giờ có kẻ đến nỗi có bốn đứa con đem bán cả bố lấy một đồng bạc, trước nữa để lấy ăn, sau nữa để mấy đứa trẻ khỏi chết đói.
Thự từ thủơ bé đến giờ, em không mấy khi khóc, mà thấy cậu nọ nói vậy, cứ ứa hai hàng nước mắt ra. Em tưởng rằng: Chết nỗi! Như thế này thì dễ có ngày những người nghèo không còn đẻ nữa. Thế thì chết, thật mất giống An Nam! Nghĩa là giống tôi, giống chị, giống chúng mình. Ai là ngườii nghĩ điều ấy, mà chẳng não lòng, não ruột.
Có cách nào mà chữa được khổ ải này không? Thì em nghĩ không được, để cậu nó lao và bàn rộng rải với các ông đàn ông học hành rộng rãi hơn chúng ta. Nhưng chị em mình cũng phải giúp vào một ít mới được.
Em tưởng rằng những lúc đói, giá những kẻ nghèo nàn, con bận con mọn, cố mà làm cho con thơ nương tựa để đi làm, đến lúc no ấm lại mẹ mẹ con con. Về với nhau, thì không đến nỗi bao giời vì đói bụng vì thương con mà phải cầu cho đừng đẻ.
Chổ nương tựa ấy, em thiết tưởng giá chị em ta mỗi  người đem tâm vào một ít, may lập được. Các bà các chị hẳn đã biết nhà Phúc Đường, và cái nhà Dục Anh là thế nào. Hôm nọ cậu nó nghe quan phủ Nguyễn Năng Quốc diễn thuyết ở hội Trí Tri về đã nói chuyện lại cho em nhe. Thì em có ý muốn tuyển một hội đàn bà cả. Góp nhau mỗi tháng mỗi người độ vài hào và quyên lấy vốn ban đầu, để làm một cái nhà lá, ở xa xa thành phố một ít, nuôi lấy vài nghìn vú để bao nhiêu những trẻ mồ côi, cùng con nhà khó đói, mình có thể nhận nuôi cho qua bữa khó khăn, mẹ nó khỏi phải bán cho khách đem đi mất.
Tôi cũng không mấy đâu! Các ông ấy làm gì không đưa cho các bà mỗi tháng năm hào một đồng bạc được.
Xin bà nào muốn lập hội ấy thì viết cho em đề ngoài phong bì thế này: Đào Thị Loan aux bons soin du Buren Đại Nam. Rue du maché neuf Hà Nội. Khi nào được đông đông, em xin mời các bà họp hội đồng để bàn thể lệ xin đừng ngại, . đàn ông không cho ai dự đến. Hôm nào họp đông sẽ mời các cụ đi cho đông. Còn đàn ông thì 50 tuổi trở lên mới được vào dựbàn để định việc thể lệ và việc đơn từ xin phép xin lập.
Xin chị em nghĩ cho chín điều này chớ cho là câu nói đùa. Việc nuôi trẻ con là còn nói đại khái, nhược bằng các bà, các chị có nghĩ được điều gì rộng hơn thì xin nói cho biết.
Đào- Thị- Loan

Bài đăng trên báo số 18 ra ngày25/7/1907:

Toà báo có gửi cho em một lá thơ của ông Minh- Tiệp ở tỉnh Nam- Định, trả lời bài của em, chê mấy thầy ghẹo gái không nhã.
Oâng Minh- Tiệp nói dối với em lại rằng: con gái cũng nhiều người hư, ve trai, liếc trai, như cô Kèo với cô Cột ở tỉnh Nam- định.
Tôi không biếtrằng ý ông Minh- Tiệp muốn thay mặt cho đàn ông cãi cái oan ấy hay là ông ấy có điều gì oán trách hai cô đó mà làm ra bài này.
Oâng ơi! Sự đó em giám thách ông là hẹp lượng. Trong một nước bao nhiêu người đàn bà làm thế nào không có hư, mà nhiều hay ít người hư là do sự dạy bảo, mà trong nước dậy bảo hay dở, ở như người cói chữ. Các ông lại trách gái!
Sau ông Minh- Tiệp ấy lại nói cô Kèo là con ông huyện. Thế ra cứ như bụng ông thì con quan mới phải tử tế ư? Nếu ông lấy cô ấy ra mà ví thì sao ông không lấy các Bà Bá ra mà ví nữa!
Oâng hẹp bụng lắm, ông ạ! Cứ như ông, thì nước ta có mấy người đàn bà hư, đàn ông cũng có phép nói càn ư? Đàn bà không ai có phép chê được các ông nữa hay sao?
Ơû nước Nam ta, bao nhiêu chữ nghĩa các ông học cả. Từ trong nước cho tới tong nhà, các ông nhất thống. Thế mà việc giáo dục các ông khu xử chẳng xong, để có người hư là lỗi tại các ông, chớ còn trách gì ai.
Lại còn cái hư. Hư cũng năm bảy đường hư cá ông ạ.
Em nghĩ rằng ở nước Nam này, con gái có biết chữ nghĩa, biết suy xét mà không hư được, cũng là đáng kính lắm. Có chữ ắt có tình(tình đây là tâm tình),mà có tình là tình với ai/ ông tính đàn ông nước Nam với thiếu niên nước Nam, chí khí như thế, tinh thần như thế, sự nghiệp như thế, thì sao cho xứng chật một góc lòng người con gái hay chữ, hở ông? Hư là bởi đó.
Sau nữa, em lại còn trách ông một điều: Khi em nói chuyện mấy ông ghẹo gái, em có nói tên ai không? Người có tật, xem nói đến tật giật mình, tự biết thẹn thì tất phải chừa, chớ việc gì phải phơi tên người ta ra, để cho mất danh giá người ta đi. Người ta đã mất danh giá rồi thì hay làm liều. Em thiết nghĩ nhật báo là để sữa tính người ta, chớ không phải là nói xấu riêng một người nào.
Huống chi cô Kèo, cô Cột là đàn bà. Sao ông nhẫn thế hở ông?
Đào- Thị- Loan


Bài đăng trên số 19(811) ngày 1/8/1907"


Con gái bà cả N. năm nay đã gần hai mươi. Nhà giàu, đẹp, lịh sự. Lúc còn mười bảy, con quan tuần hỏi nhưng thách cưới những bốn mươi lợn quay, đi năm trăm bạc, mớ ba áo gấm, mớ áo ba vóc. Quan Tuần lúc bấy giờ ngài ở nhà, nghe chừng như khó lo nỗi, mới vẽ ra chuyện không được tuổi, thôi sêu. Bữa nọ có thày phán tới hỏi, lại thách thêm hai ngàn hột nữa. Vì không phải quan, thày phán chịu mười lăm lương không đủ. Té ra bây giờ cô ấy vẫn chưa chồng. Yù bà cụ thế nào xem không được hiểu.
Định có con gái đẹp thì bán đắt, hay là không định gã cho ai mà thách tợn thế/ hay là các cụ muốn cho con có giá mà thách thế? Đẻ được cưới to, lấy tiếng với thiên hạ?
Hại các con vì thế đấy, các cụ ạ! Ba nhẽ ấy thế nào cũng cần cả. Các cụ đẻ con ra có thương con, thì gã cho chồng đáng sánh đôi, chớ sao lại nỡ đm bán con đi. Vả có người đàn ông ham qúa mà bán cửa bán nhà, vay lãi về mà cưới nữa, sau đỗ nợ ra thì hại ai? Chồng kiệt tất vợ cũng cực, không có lẽ mấy trăm bạc các cụ giữ lấy mà tiêu cho đành. Thường lúc hai vợ chồng lời, thì các cụ cũng cho ít nhiều, có khi cho cả, có khi cho nhiều hơn tiền dẫn cưới. Nhưng có phải thế cũng là một trò trẻ nhiều khi làm cho hai người yêu nhau không lấy được nhau. Lại mang cái tiếng mua, bán không?
Nếu các cụ không định gã cho ai, để ở nhà đấm bóp hầu hạ các cụ hoặc muốn bắt đi tu thì ai hỏi cứ chối phứt đi có được không? Thách thế ngộ có người đàn ông liều, cứ lo cho đủ, xong rồi thiếu gì cách làm cho các cụ lại phải thương, mà trả lại gấp hai lần tiền tốn kém, thì các cụ bảo làm sao? Nếu có phải tại không ưng thì thiếu gì cách nói, lại phải thách trời, thách bể thế. Ngộ nhỡ anh liều, các cụ tính thế nào về sau? Mà lại thêm một nỗi rằng: ai có thở ngắn thở dài vì cô mà thương cụ cũng thương thật, nhưng vì thấy các cụ thách tợn thế cho đến người  không dám mở miệng hỏi nữa.
Còn như cái giá thì em thiết tưởng: chẳng có cái giá nào bằng trai anh hùng, gái thuyền quyên yêu nhau, hôm cưới nhau về, mừng mừng rỡ rỡ, không phải lo tiền nem, tiền bánh dày, thuận hòa cùng nhau, hết cháu trai rồi đến cháu gái, vợ khéo khuyên chồng, chồng khéo khu xử trong nhà. Ra ngoài thì cả người tai mặt, đi đến đâu có người nhờ đến đấy như thế thì còn danh giá nào bằng.
Các cụ tính những đám cưới trang trọng nên dầu mặc lòng, có ai nói chuyện bất nhã chỉ nhớ độ mươi ngày, chớ lúc đã được một cháu rồi còn ai nói đến nữa, mà các cụ thiết tha mấy…
Đào- Thị- Loan.

Bài đăng trên số 21 (813), ngày 15/8/1907:


Cứ chiều đến độ sáu bẩy giờ, đứng ở bờ hồ Hoàn- kiếm, chỗ gốc cây dừa, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy lắm sự ngứa mắt quá. Nhất là trông mấy ông ăn mặc quần áo tây. Gớm sao mà khéo bắt chước quá. Giá thử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước quan tây được khéo thế thì hay quá. Oâng thì cổ cồn trắng, cổ thì nút xanh, nút đỏ, đầu thì mũ cỏ, tay thì batoong, giày thì bóng nhoáng, hai ngón tay thì gẩy gẩy cái nach áo gilê. Cái dáng đi thì ưỡn ưỡn, câu chuyện thì khéo nói dún dẩy chẳng khác gì ông tây mà em trông thấy in trong những cuốn rao bán hàng của các hiệu lớn ở Pari chút nào. Oâng thì ngồi xe thật khéo lấy dáng. Ngày xưa cái ô lục- soạn, cái điếu thuốc lá bọt. Nay những cái ấy đã cho là cũ rồi. Cái xe Nhật- bản, bây giờ cũng bỏ, vì An- nam đã đóng được xe rồi, không qúi nữa. Bây giờ có xe cao su, êm hơn mà ngồi ưỡn ra bệ vệ hơn nhiều. Tay cầm cuốn sách, hay là cái nhật trình, mắt giả lờ trông, thì lại ra tuồng nữa.
Em thực là người hiểu sự duy tân thực. Cách ăn mặc An- nam, dẫu đội cái khăn bằng cái dế, búi tóc như quả bưởi, áo lướt tha lướt thước, dày lẹp cà lẹp kẹp, móng tay gãi đầu như người rũ chiếu, thì cũng bẩn lăm thực. Em cũng muốn rằng người An- nam theo cách Tây ăn mặc cho gọn gàng sạch sẽ, diện mạo tinh nhanh, nhưng thấy những trò sài sơn của các ông cũng ngưá mắt lắm.
Con người ta cái dài- điếm cũng tuỳ nơi, như ở Pari là chỗ đô hội to có lắm người dư của, giấy bạc thì người ta mới đài- điếm. Chứ như ở đây, đến như các ông Tây ăn lương mỗi tháng ba bốn trăm bạc còn ăn mặc phải chăng mà thôi, nữa là các ông đi làm lương tháng mười lăm, mười tám đồng, mặc bộ áo đứng ngồi đâu phải nương lựa, như người dắt trái đạn trái phá vào mình, thế thì huỳnh làm gì cho nó cực, khó coi lắm, các ông ạ! Chị em chúng tôi bây giờ không có ngắm áo lắm đâu, mà trời bức này đừng thắt cổ quá, lấy gọn mà nó đông máu lại có khi chết oan, rồi thầy thuốc dốt lại đổ ra là ngộ cảm.
Huỳnh là có dư ăn, dư tiêu, ở nhà vợ con sung sướng, bố mẹ không phải chạy rạc ra nhà cửa ngăn nắp thì ra ngoài mới nên đài- điếm, chớ nhà như cái chuồng lợn, bố mẹ cái màn nằm không có, vợ cái áo đổi vai đã tám lần, con thì bồng nhếch bồng nhác, đến tối đánh bộ áo ngỏ ngực ra diện ở bờ hồ thì còn thú gì?
Còn thừa tiền thì ra mua sách để học, tu cái trí lại, trang điểm câu nói ho gãy gọn, dễ nghe, thì là đẹp, chớ ặt thì xén gọn gàng nhưng mở miệng ra như miệng cống, thì thơm tho gì!
Bắt chước Tây ăn mặc cho gọn sạch thì hay, chứ bắt chước để huỳnh hầm xằng, thì chẳng thà cứ huỳnh bằng quần áo An- nam còn hơn, vì người An- nam ăn ặc Tây, mà dởm quá, thì còn bị hai lần chửi.
Đào- Thị- Loan

Bài đăng trên số 23(815), ngày 29/8/1907:


Em là con gái việc đời hẳn vụng dại, có bàn tới thì cũng nhắm mắt nói mờ, cứ lấy lý mà nói thôi, chớ cũng chưa trải mà dám quyết đoán được.
Như việc các ông hay lấy nhiều vợ, thì có nhiều người hỏi em là hay hay dở thì em chưa bíêt nói thế nào là phải
Đã đành rằng sự lấy nhau là gốc xã hội, (xin các ông tha lỗi cho em, mới học được vài chữ văn minh), không có vợ chồng thì làm sao biết được cha con, không cha con thì lấy đâu làm xã hội. Cứ như thế thì việc lấy nhau là việc trọng ở đời, mà đàn bà ắt chì được lấy một chồng.
Người quân tử nói phải trọng đàn bà hèn yếu, các ông muốn trọng trước hết phải công minh đã. Muốn cho vợ có một chồng thì mình phải một vợ.
Nhưng lại còn một lý nửa. Người sinh ra ở đời đến lúc chết phải có người kế chân.
Nước nam ta xưa nay có cái tục trọng con là hay, mà hơn người ta có một điều đó. Ngộ lấy một vợ nhưng không có con thì làm thế nào?
Luật nghe đâu hễ lấy nhau được 5 năm không có con , thì chồng có phép bỏ vợ lấy vợ khác, nhưng thực tế thì có nhiều điều khó xử lắm. Trước hết, hiếm hoi, phải coi là tại vợ hay tại chồng, ngộ hai vợ chồng thương yêu nhau thì nghĩ làm sao? Tất phải nghĩ đến lòng nhau trước bổn phận và  xã hội. Ba là vì nhiều người bỏ nhau không tiếc, nhưng phong tục đã sinh ra đàn bà, có còn trinh tiếc mới lấy được chồng, còn đàn ông lấy đi lấi lại mười lần cũng không mất giá. Thế thì không thiệt thói người đàn bà lắm ru. Đàn bà như một cái hoa thơn, ai hái trước, người đó được hưởng cái nhị mà thôi.
Em thiết nghĩ vì thế mà An- nam chúng ta mới sinh ra cái ụuc lấy vợ lẽ. Nhưng cái tục ấy ai hỏi em hay hay dờ thì em không giám nói rằng hay! Ai thật đáng làm đà bà thì chỉ thương yêu có một người, còn đàn ông thì thế nào không biết. Dù nghèo, dù giàu; dù lành, dù đui; dù vinh, dù nhục thì đàn bà chúng tôi yêu ai thì sống chết cũng ghi trong lòng, yêu trông cả tấm lòng, tât cũng muốn được trao đổi. Ai đâu lại chịu được khi đến soen soét với mình : yêu yêu, mến mến. Khi khác lại đi lẻo đẻo ngay nơi khác được. Gián hoặc trong bọn đàn bà chúng tôi , cũng có người vì miếng ngon, vị thấy nhà ông nọ bà kia, vì tham vàng bạc mà lăn vào lẽ mọn, bỏ thân mình để sung sướng một buổi. Nhưng những đúc đẽ ấy.


Bài đăng trên số 25(817), ngày 12/9/1907:

TRẢ LỜI ĐÀO THỊ VỀ VIỆC VỢ CHỒNG

Mừng thay! Mừng thay! Từ khi nghe tiếng má đào. Đêm nào không tưởng, ngày nào không mong. Rõ thực từ khi có Đăng cổ, tuy rằng kỳ nào cũng chiều thứ năm, có khi sáng thứ sáu mới có báo, nhưng chiều thứ tư đã săn sóc, xe đi xe lại, hết Ích- ký lại xuống Tràng- tiền, cố tốn công phu để xem nhời vàng cho xứng đáng. Nay cô Đào- thị- Loan hỏi đến, thực là như người đưa khó động đào cho mà mở lấy lối đi vào thiên thai. Hỏi ham mãi! Aân cần mãi! Mà không ai bảo cho. Nhiều phen đã tưởng Loan- nương là mép Bác Tân- Nam, nay thấy vấn đầ mới tin tằng Hằng- Nga ở dưới trời Nam.
Nay vâng lời bài hỏi: như cuộc vợ chồng một trai, một gái là phải, nhưng lại còn chút nghĩa với thế gian. Con không có, luật cho phép giã nhau, trai cưới vợ khác, gái cũng tha hô. Nhưng trướvc nghĩa vụ, sau còn lại lòng: vợ chồng yêu nhau, không lẽ vì thiếu mấy mụn con mà nỡ xa nhau. Vì đó thành vợ năm vợ bẩy. Đành rằng: gái yêu một chồng, trai leo lẻo khi đây khi đó, sao cho công minh được. Như vậy cô Đào- Thị- Loan có hỏi gỡ làm sao cho ra cói hôn nhân để đàn ông giữ được đạo làm chồng, nhưng cũng thủ đưỡc cả hiếu với cha mẹ, mà ai bàn được ra thì cô loan có thưởng to. Thưởng gì qúi bằng trông ngọc diện.
Tôi thì thực học hành còn kém, nhưng chỉ tin ở lòng, tài thì ít, nhưng bụng mong thì trí phải mở.
Trước hết hãy xin giải sự lấy nhau là thế mà thôi, đến lúc có sinh nở ra, mái mới suy xét bởi đâu mà ra. Chín tháng cưu mang mà sinh ta con thì tất phải yêu mến, yêu đến con thì tất tưởng con ở đâu mà lại, thì lại thương yêu đến anh trông. Anh này ngắm đến công cuộc mình làm ra thì lại âu yếm lây đến mái. Trước còn quen thuộc một giờ, sau ra nghĩa bền lâu. Bởi đó sinh ra ý kén chọn. Lúc cầu sự vui một phúc cũng trọn thím mái nào có thể nâng niu được lâu. Thế là: vốn xưa trăng gió, sau ra đá vàng. Nền xã hội là ở đó.
Chữ tình cũng ở đó mà ra. Nhưng tình loài người hơn tình loài vật được có sự bền lâu bởi trời sinh giống người có dạ nhớ cũng bền. Bởi thế người quân tử suy xét cho ra người là một vì riêng trong các loại xúc sinh. Từ ấy phàm người ta tính tình phải bền chặt hơn loài vậtyêu nhau thì phải yêu lâu. Tất trướ`c khi yêu phải kén người thật đáng yêu.
Đến lúc có xã hội rầi mới sinh ra tục cưới xin. Vậy cưới xin là sự hai người đàn ông đàn bà tự nguyện làm trống mái với nhau. Sự tự nguyện bởi yêu mến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, con còn trẻ thì cha nuôi nấng, cha già thì con nuôi dưỡng lại. Yêu là công trả nghĩa đề., song lại còn yêu vì máu mủ. Tất phải chắc là máu mủ mình sinh ra mới yêu trọn lòng được. Mà muốn chắc, tất đàn bà phải có một chồng mà thôi. Nếu một người đàn bà có chồng mà còn quàng xiên với trai khác, thì trước là thất tiết, nghĩa là quên mất cái ước với chồng, sau nữa lại đeo một tội đem con người về cho chồng nâng niu hoặc làm cho chồng có con mà không biết có phải con mình hay không, thành ra chao con nghi nhau, thì hại sự điều hoà trong nhà cửa, mỗi nhà không yên tất xã hội cũng suy chuyển.
Bởi thế cho nên từ xưa đấn nay chỉ có lẽ đàn ông lấy nhiều vợ, không có tục đàn bà lấy nhiều chồng
Như cô Loan nói rằng như thế là không công bình. Tôi tưởng rằng công bình lắm. Cớ sao lại không? Như đàn ông chúng tôi lúc nào cung như lúc nào. Các bà còn có sự ngăn trở thai ngén cữ sản, bận bịu cho con bú, trong khi ấy thì đàn ông chúng tôi nghĩ làm sao?
Chắc đọc xong đoạn này cô Loan giận tôi và bảo tôi hẳn là người nay đây mai đó. Thưa cô, thực không. Cô nghĩ thế thì oan lắm. Hẳn thế nào cô cũng cãi rằng: thế còn cói chung tình thì vứt đi đâu?
Tình chung vẫn hoàn chung, thưa cô ạ! Xin các bà phải phân biệt sự yêu nhau với sự chăn chiếu quả là hai. Một bên là ở lòng mà ra; một bên là sự cần dùng của thân thể. Vì xưa nay các bà chỉ hay lẫn sự nọ với sự kia, cho nên mới sinh ra cái ghen tuông. Vợ chồng ỏm tỏi cũng vì thế. Loạn cửa loạn nhà cũng vì đó. Cắn cổ mổ bụng nhau cũng vì đó. Nhầm một chút mà hại thế sự bao nhiêu từ xưa đến nay.
Tôi tưởng tôi nói mhư thế thì có thể giải hết rồi. Nay xin bàn đến lệ lấy chồng thế nào là hợp lẽ tạo hoá, mà lại không trái phong tục.
Trước hết, hễ đôi bên trai gái có yêu nhau, thuận nhau mà lấy nhau thì cái lời thế nguyền vói nhau mới trói buộc hai bênphải tíết nghĩa với nhau được, nhược bằng, bố mẹ vì của hoặc vì danh giá xằng mà ép uổng nhau, ngộ may mà yêu được nhau thì còn hay. Ngộ mà trái ý thì không tài nào phân phải trái được.
Thế nào là yêu nhau? Yêu nhau! Chữ ấy không cắt nghĩa được ai có tình ấy thí mới biết được nó như thế nào, nhưnt thực sự yêu nhau không có dự gì đến chăn chiếu. Được cả hai thì càng hay hơn mà thôi.
Vậy thì theo ý tôi, người đàn ông có vợ vì ép uổng mà lấy thì có quyền yêu người khác. Hoặc vợ chồng yêu nhau, nhưng có sự gì ngăn trở thì anh chồng có quyền ròm rỏi nơi khác. Mà việc đó cũng không thất tiết chi với vợ. Vì yêu vợ cốt ở tình yêu, ngủ lang là một sự cần dùng mà thôi. Nhưng đàn ông danh giá hơn nhau cũng bởi sự chơi bời ít nhiều. Quyền thì có nhưng lạm quyền quá thì gọi là người hư.
Còn như đàn bà phải thực trinh tiết với chồng vì lẽ sau này:
Đàn bà qúi hơn dàn  ông chỉ vì cái khó khăn. Mà cái giá đàn bà ở như sự ít nhiều chồng. Nếu đàn bà này đây mai đó thì không đáng để yêu thờ. Mà cô Loan thì như cái nhị hoa, mà chúng tôi là con ong. Hoa có một nhị giữ khéo thì quí mãi. Còn như chồng không yêu thì cũng không tránh được. Vì trời sinh ra cái môi son, má phấn, mắt phượng, mày ngài, chỉ có việc giải trí đàn ông thế mà mình không khéo cứ bỏ việc ấy mà đi đứng vào những họ hàng nợ nần, đạo thích, thì chóng nàn là tại mình chớ không đổ tội cho ai được.
Tôi nói rằng trai có vợ, cũng còn có quyền ròm rỏ được.  Có người cãi rằng nếu thế thì chẳng hư con gái người ta đi ru! Mà có khi lại quàng xiên đến cả vợ người thì thiệt là bậy. Tôi đáp rằng: trời sinh ra đàn  bà chỉ quý vì khéo giữ lấy giá. Có chồng ồi, ai nói gẹo đến thì cứ xoa sẵn àn tay cho nóng, nói càng thì gửi ngay cho một chuyến năm ngón tay vào má như thế, thì đàn ông phải biết tuỳ nơi, mà phải biết lịch thiệp, khôn ngoan, ý tứ ra.  Còn như con gái chưa chồng thì đàn ông có thi nhau đển lấy lòng mình thì như thế mới kén được chồng. Phải biết xử  cho khôn, không dễ dãi, cũng chẳn  chua ngoa. Mà trước khi giao lời thề và giữ cái nhị quý của mình cho ai, phải suy trước nghĩ sau, có lấy được nhau không thì hãy đưa trâm, giao xuyến. Con gái ai cũng như côn đào, thì trai nói lắm mỏi mồm chứ ngại gì.
Sự lấy nhau cứ lấy lý mà suy thì cũng ngại chữ tình. Nhưng ngưởi ta giữ thế nào cho hai bên cùng được cả, thì sự ôn hoà trong xã hội mới được đều.
Tôi thiết tưởng như thế là bao nhiêu óc tôi viết ra cả, vì một lời hỏi của cô Loan ở đó tôi chỉ lạy chín phương trời, mười phương chư phật, ứng cho tay bút tôi có thần hôm nay, để cho tôi ngó tấhy mặt cô Loan tôi. Nhược bằng tôi có lầm lỗi thì xin cô hãy dừng bút hỏi lại, đừng phê biệt vội. Ngộ khi tôi vội có  quên điều gì, có hỏi lại tôi xin đáp.
Lưu –Thị-Kiểu

Hôm chủ nhật trước, cậu nó đi nghe ông T.N diễn thuyết ở tràng Nghĩa thục, về nói chuyện lại với em rằng: có bác cái tục đàn bà những nhà có tang, lệ đâu cứ động thấy ai vào viếng thì nào mẹ, nào con, con dâu, con gái ra khóc èo èo lên ba tiếng, khách ra lại trò chuyện ăn uống như không.
Tôi trách ông T.N nói sàm của em mất một điều. Giá để em nói thì mới được hết ý. Cái tục ấy là tục giả dối cũng có, nghĩa là ta nhiều điều cứ theo tục mà làm, chứ không chịu xét nghĩa một tí nào. Sau nữa là một cách chị em trong nhà soi móc lẫn nhau. Oâng T.N có ý nghe những lời khóc thì lại còn buồn cười nữa. Nào có phải con cháu khóc: cụ ơi! Là cụ ơi mà thôi đâu. Chị dâu thì khóc: ới cụ ơi! Cụ đi dâu, cụ bỏ con, bỏ cháu, để cho con cháu trăm nghìn công việc thế này! cụ ơi! Là cụ ơi!”. thế là cách kể công đo, ra chiều ta làm dâu vất vả, trăm việc phải gánh vác, nhân cơ thương mà lấy sĩ diện với họ hàng nhà chồng. Em chồng thì khóc: “ới cụ ơi! làm sao cụ không ở với con với cháu, cụ đi để rồi tan cửa nát nhà cụ ới…là…cụ ơi”. Thế là cách bỉ chị dâu đó. Ra điều rằng: này cụ nhắm mắt lại thì ai, chớ chị tôi thì của cải cụ để cho anh tôi, chị tôi sắp chuyển về nhà mẹ ngay bây giờ đấy.
Nói tóm lại thì tại nước Nam ta không có cái nhật trình cho nên phải mượn những cách ấy để nói xấu nhau.
Nhân kể tôi xin kể vài chuyện hủ lậu của đàn bà chúng tôi, để có ông cứ kêu mãi rằng: bao nhiêu cái hay m giữ cho đàn bà cả.
Nhà có giỗ, tại sao cứ làm cỗ bát. Bây giờ ai cũng biết cả rằng: ỗ bát thật là vô tích. Làm khéo mà ngon thì đã đành, như ta: vây cá thì lèo tèo vài răm cái, còn ở dưới thì những mỡ với mang; bóng, mực toàn là giả dối cả, thế mà vẫn cứ phải có thế thì mới gọi là thảo hay sao? Thậm chí còn có nhà  một bát chiếu yêu độn dưới cái chén đơm chè, còn đồ ăn thì phủ một lượt ở trên, phải những tay duy tân bây giờ cho một đũa là sạch cho nên mới sinh ra cái thói lịch sự gọi là: cái giá cắn đôi.
Không kể nhà kiểu cách làm gì nữa. Có nhà cũng vào mặt phải chăng, mà nhà thì họ lo cứ mỗi tháng vài cái giỗ. Ngày thường thì ăn uống vào mặt rộng rãi, chớ cũng chẳng muối rưa gì, nhưng động hôm nào có giỗ  thì phải vài bát miến, mực, bóng, chi gian. Nhưng cứ giỗ luôn, thì không giám làm tương, cứ bôi xoa ra, ăn chằng thấy mùi mè gì, có khi lại kém ngày thường. Kà cho ông chồng động khi nào có giỗ đến bữa cứ gắt cành cạch.
Thế cũng là một cái hủ, vì ngày thường ăn thịt bó, , đồ sào, đồ kho, đồ nướng thì ngày giỗ cũng cứ thế có được không? Hà tất gì cứ phải vài bát chiếu yêu, cái mâm sơn mới là cỗ.
Một sự hủ nữa là cách ăn mặc.
Chắc em nói những điều sau này, thì có người lại bảo em rằng đã đi lấy Tây trở về, nhưng cũng không cần, đã nói lại còn sợ chi ai. Và ông nào muốn biết em có phải là mặt vợ Tây , vợ Khách không, thì cứ làm cái bài của em ở kỳ báo trước cho rồi, thì em đến tận nhà trình diện cho mà biết.
Trông một cô con gái hàng Đào, hàng Ngang,(…) đó thì cứ đen mới là tử tế, đôi hoa tai thì cái cuống có khác gì cái móc của phu gạo; cái răng thì tại các cô Tây để trắng cho nên vạn đạo con gái tử tế cứ phải nhuộm đen. Hình dung đi cũng khó lấy dáng. Ngồi cái xe cũng trơ trẽn. Đứng cũng xấu, đi cũng xấu. Thế mà không ai dám đổi. Miệng em nói mà em cũng thế. Dầy quá! Động sai cái gì lkhông giống người ta, thì thiên hạ bảo ngay là đĩ thoã. Nhưng em nghĩ làm thân con gái có cái làm đẹp thì sướng, mà hình như bị một cái phong tục cho nên không sai được một cái gấu áo nào.
Còn con gái thì tráh làm sao những các bà có chồng rồi không đổi đi, để chị em chúng tôi theo. Các bà có chồng rồi, lại phải xếp ngay hoa hột, áo mớ nọ mớ kia vào hòm.
Các ông duy tân có cô thế nào chao các em cũng được dựa một tí duy tân ấy kgông. Cái thích làm đỏ xin đừng có chê. Nó là cái tính chất của đàn bà. Trời sinh ra lên ba tuổi đã biết làm đỏm rồi.
Đào- Thị- Loan


Bài đăng trên báo số 34 (826) ra ngày 14/11/1907:


Trong các Bà, mối hàng của đẻ em, nhiều bà có những tật quái gở quá. Bà thì thật la bần tiện, ăn uống chắc bóp, quanh năm không giám mặc cái áo lành, bòn hết rể lại bòn con dâu, mà thò có đồng nào thì phi vào chùa thì vào điện. Thậm chí có mà bán nhà đi để kéo hột cúng tiến vào đền. Ơû gần giám có một cái chùa, có bà sư hay bà cốt cũng không rõ. Vì ở chùa nhưng lại đổ đống quan, có một nghề xem tiền định thật là tốt. Đám ấy thig nhất là những bà hoá chồng hay mê nhất. Có bà mất cơ mất nghiệp về xem tiến định. Dưới phía Bạch- Mai thì lại có một chùa, các Bà táo của chồng đem vào cúng vái cũng nhiều. Trên gần trại Bách thú có một cái điện, các Bà cướp nợ cướp nần của chị em mà đem vào cúng cũng nhiều. Ơû hàng than có chùa bao nhiêu Bà đem trăm đem ngàn vào chay tuần, đem cả trinh tiết vào gửi cửa phật cũng có.
Thiên hạ ca thán về những sở hại thiện hạ ấy nhiều lắm.
Lạy Phật, lạy Thánh! Em thực không phải là đúa cậy có vài chữ mà phỉ báng Thần Thánh, Trời Phật bao giờ. Nhưng mà em xét ra việc này nếu có phải Phật Thánh thiêng, thì cái thiêng ấy đem phù hộ cho ai thì chưa thấy, nhưng mà chỉ để dùng mà nuôi miệng và sướng thân xác mấy thằng hổ mang, và mấy mụ bạc Hạnh thì nhiều.
Em thật là đứa trọng đạo Phật, năm nào tháng Giêng hai, cũng đưa nhau đi chùa trước nữa để ngắm cảnh âm thanh, ngưỡng vọng các Phật từ bicứu khổ để cho kẻ đói được no, kẻ rách được ấm. Cho nên em lại càng lo lắm, vì nếu không trị được giống tú bà hổ mang chui bóng Phật thì khi cái đạo này là cái đạo cực hay, các đấng có Thánh hiện nước thiên trúc lập ra để răng người ở thiện, để khuyên người biết tu thân đợi khi học thức người ta được hết lý, có khi vì mấy đứa không ra gì, vì mấy ông bà động cỡn mà đạo biến trước thời cực điểm văn minh mất.
Kìa xem như trong bao nhiêu là sư, vừa tăng vừa ni, làm tôi cửa Phật chỉ có một việc là truyền cho kẻ hạ ngu biết đạo Phật, mà hỏi ra không có môt bác nào biết thấu sự tích nhà Phật. Quanh đi quẩn lại chỉ đọc lấy vài quyển kinh di đà, ngủ bách danh, cứu khổ, xám hối, như lai, làm xảo mà lừa dối đàn bà mà thôi. Tay gõ mõ, miệng đọc Nam mô Nhang vân cái… Nam mô quan thế âm bồ tát…úm tu bi, ma ha tu li tu tu li tát ma ha… hàng xốc mà trí có hiểu nghĩa gì đâu, cũng chẳng qua như mấy bác hiểu cho ngâm thơ ngâm phú lấy giọng, côùt tử chỉ có việc vãi cho nhiều, nay được đám lâp đàn, mai được đám phá ngục, tiền cho nhiều, cái đầu cuối đập đất, mắt liếc vãi non là sướng chứ có biết thế nào là từ bi, thế nào là cứu khổ.
Mà xem ra các bà mê không phải vì tin gì hay cầu phúc gì, cũng là phi mê võ đầu trọc, thì là buồn bực ngó khôn. Đi cho qua ngày qua tháng.
Em thiết tưởng hai việc ấy có thuê chữa cà, việc gì phải đến làm nê Phật đường.
Việc này lổi các ông cũng có, làm bao nhiêu cái chơi bời, ăn uống, cá ông có biết giữ lấy một mình. Các ông phải có gắng như thế nào để các bà những lúc rảnh việc có sự mà nghĩ, mà làm cho vui mới được, như học việc, việc làm phúc, em đã viết cùn bút mà không thấy ai làm gì.
Đào- Thị- Loan



Add comment