Vài thông tin về tờ ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO - I. Sơ lược về tờ báo ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO

Mục lục
Vài thông tin về tờ ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO
I. Sơ lược về tờ báo ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO
Nhời Đàn Bà
Thơ ca
CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ
Tất cả các trang

I. Sơ lược về tờ báo ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO


ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO là hậu của ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO.

Năm 1893, Snâyđe, người Pháp, chuyên kinh doanh về nghề in và xuất bản báo ở Việt nam, đứng ra làm chủ nhân tờ ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO, với tư cách là một công báo.

Năm 1907, Snâyđe chuyển tờ Công báo thành tờ báo đúng nghĩa của nó, xuất bản hàng tuần, bằng hai thứ tiếng Việt và Hán. Nhiều sách viết đây là ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO, nhưng ở các trang chữ Quốc ngữ, dòng trên đầu và cả nhiều trang bên trong viết: ĐẠI NAM( ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO). Về chữ Hán, ở trang bìa, trong khung giữa chữ to, đậm nét là “ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO”; trong khung nhỏ hơn, chữ nhỏ hơn là “ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO” in ở bên phải.
Chủ nhiệm là Snâyde.
Chủ bút: Nguyễn Văn Vĩnh
Số 1 của ĐẠI NAM ( ĐĂNG CỔ TÙNG BÁO đánh tiếp của ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO): 793 ngày 28/3/1907; số cuối cùng là số 34 (826)  ngày 14/11/1907.
Những trí thức yêu nước sáng lập và hoạt động trong Đông Kinh Nghĩa Thục sử dụng tờ báo này như cơ quan ngôn luận nửa chính thức của Hội, tuyên truyền cho chủ trương duy tân chấn hưng dân tộc, qua các bài tiểu luận, tuỳ bút, thơ ca…
Nguyễn Văn Vĩnh là cây bút chính, ký tên chính và bút danh tân Nam Tử, Đào thị Loan. Có sự cộng tác của Nguyễn Thiện Kí, Kiều Oánh Mậu và nhiều yếu nhân trong Đông kinh nghĩa thục với nhiều bút danh khác nhau.



Add comment