Mục lục |
---|
CÁC SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1865 - 1945 |
CÁC SẮC LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1865 - 1945 |
PHỤ LỤC MỘT SỐ LUẬT LỆ, SẮC LỆNH, BÁO CHÍ |
Tất cả các trang |
Sự phát triển của một nền báo chí như thế nào nó phụ thuộc rất nhiều vào các sắc lệnh, điều luật đặt ra. Có những sắc lệnh, điều luật làm cho báo chí phát triển, có những điều luật, sắc lệnh lại kìm hãm sự phát triển đó. Giai đoạn báo chí Việt Nam từ 1865 – 1945, là giai đoạn khởi đầu của báo chí Việt Nam, vì thế nền báo chí Việt Nam có rất nhìêu vấn đề cần phải tìm hiểu, nhưng muốn hiểu sâu, biết cụ thể về nó phải tìm hiểu đôi chút về các sắc lệnh, điều luật trong giai đọan này. mặc dù, cả nước ta phải chịu ách thuộc địa, nhưng có thể nói rằng trong hơn 80 năm cai trị Việt Nam, thực dân Pháp thực thi những chính sách báo chí không đồng nhất ở 3 kỳ
Với các Hiệp ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884), Nam kỳ thực sự là một xứ trực trị, một “hạt” của nước Pháp ở Viễn Đông. Vì thế, nền báo chí ở đây dù có khó khăn nhưng dù sao vẫn, thoáng hơn so với Trung kỳ, Bắc kỳ. Nền báo chí ở Bắc Kỳ, Trung kỳ có phần phức tạp hơn rất nhiều.
Tuy khó khăn nhưng nhhững cuộc đấu tranh đòi tự do báo chí, luôn luôn là yêu cầu của những người làm báo. Ơû đây vì không có điều kiện thời gian để tìm hiểu nghiên cứu kỹ về các sắc lệnh, điều luật báo chí. Chúng tôi chỉ xin điểm qua một số sắc lệnh để giúp bạn đọc, khi tìm hiểu về báo chí Việt Nam trong giai đoạn này có thể tham khảo, giúp cho việc nghiên cứu của mình.
I. CÁC SẮC LỆNH, ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1865 – 1945:
- Luật báo chí ngày 29 – 7 – 1881 (tên nó là Loi du 29 Juillet 1881 – Sur laliberté de la Presse), thừa nhận “luật tự do báo chí”, cho phép áp dụng luật này tại chíng quốc (Pháp) cũng như ở những nước thuộc địa. Ơû điều 5,6,7 luật này quy định việc xuất bản báo chí bằng tiếng Pháp hay bằng tiếng bản xứ phải cần có những yêu cầu gì ( tham khảo bản dịch ở phần phụ lục).
Có thể nhìn nhận một điều rằng những điều lệ trong Loi du 29 Juillet 1881 đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển báo chí Việt Nam nói chung và báo chí các nước thuộc địa Pháp nói riêng. Dễ dàng ra báo, điều này thuận lợi cho báo chí phát triển, những người làm báo vì mục đích chính trị có thể tận dụng được điều này. nhưng dù làm báo vì mục đích gì thì, những tờ báo được ra đời cũng sẽ thúc đẩy nền báo chí Việt Nam phát triển hơn.
- Sắc lệnh ngày 30 – 12 – 1898 của Tổng thống Pháp về báo chí Đông Dương quy định việc xuất bản báo ở Đông Dương phải có giấy phép của Toàn quyền Đông Dương và giấy phép này có thể bị thu hồi.
Vì sớm ý thức được vai trò của báo chí trong đời sống, sớm nhận thấy được sự nguy hiểm mà Luật báo chí 29 – 7 – 1881 đưa ra, nên chính quyền thực dân Pháp mới cho ra sắc lệnh này. sắc lệnh này gây rất nhiều khó khăn cho những người muốn làm báo, hạn chế việc ra báo bằng tiếng Việt rất lớn.
Nếu luật Báo chí ở trên tạo thuận lợi cho việc ra báo dù bằng tiếng Việt, Trung hay Pháp… thì sắc lệnh này lại kiềm hãm sự phát triển đó.
Rất tiếc chúng tôi không tìm được văn bản luật này nên không thể cung cấp được những điều quan trọng của sắc lệnh này.
- Luật ngày 2 – 8 – 1882 (tên nó là Loi du 2 âout 1882 - sur la répression des outrages aux bonne moeurs ): đây là luật nói về sự trấn áp nếu như có sự vi phạm thuần phong mỹ tục trên báo chí. Ơû mặt nào đó thì luật này góp phần bảo vệ cho thuần phong mỹ tục, nhưng nếu xét sâu hơn theo chúng tôi nó cũng là một hình thức mà bọn thực dân muốn tìm mọi cách để trấn áp sự phát triển nền báo chí nước nhà.
- Sắc lệnh báo chí ngày 4 – 10 – 1927, do tổng thống Pháp ký, thi hành ở các xứ thuộc địa và bảo hộ, mà đặc biệt là quy định chế độ báo chí ở Nam Kỳ “vừa thi hành luật báo chí ngày 29 – 7 – 1881 vừa theo chế độ của chính quyền địa phương”. Rõ ràng là có sự phức tạp trong các luật lệ này. Xứ Nam kỳ là xứ thuộc địa của Pháp – xứ “trực trị” mà vẫn phải chịu những định chế pháp lý cùng một lúc.
- Sắc lệnh ngày 4 – 2 – 1928, sửa lại điều 4 của sắc lệnh 4 – 10 – 1927 về thủ tục xét xử đối tượng phạm pháp là người có quốc tịch Pháp.
- Sắc lệnh ngày 20 – 6 – 1928, bổ sung điều 13 của sắc lệnh ngày 4 – 10 – 1927 về những ấn loát phẩm phải xin phép.
- Sắc lệnh ngày 30 – 6 – 1935, sửa đổi lại điều 3 và điều 4 của sắc lệnh ngày 4 – 10 – 1927 quy định những điều kiện phải có của người đứng ra xuất bản báo.
- Sắc lệnh ngày 30 – 8 –1938, huỷ bỏ các văn bản buộc báo chí Việt ngữ và Hoa Ngữ phải xin phép trước.
Sở dĩ có chính sách dễ thở này, là do sự thắng thế của Mặt trận Dân chủ Pháp, họ đã hứa sẽ nới rộng quyền cho những người dân thuộc địa. Thế nhưng, những quyền hạn tạm thời mà giới báo chí được hưởng thật ngắn ngủi, đặc biệt đối với báo chí cách mạng. Sắc lệnh ngày 26 – 9 – 1939 dưới đây, sẽ là đòn quyết liệt mà chính phủ Pháp tung ra ngay thu lại những quyền lợi và có phần khắc nghiệt hơn trước sau đó lại.
- Sắc lệnh ngày 9 – 9 – 1939, về việc các tác giả chống đối không đề tên tác giả
- Sắc lệnh ngày 20 – 7 – 1939, về việc tịch biên các tờ báo ấn phẩm định kỳ bằng tiếng bản xứ chống việc phòng thủ Đông Dương và ảnh hưởng của nước Pháp.
- Sắc lệnh ngày 27 –7 – 1939, về việc kiểm soát báo chí nước ngoài ở Đông Dương
- Sắc lệnh ngày 24 – 8 – 1939, ấn định việc kiểm soát báo chí và ấn loát phẩm.
- Sắc lệnh ngày 27 – 8 – 1939, liên quan đến việc kiểm soát các loạt ấn phẩm, vô tuyến truyền thanh và phim ảnh
- Sắc lệnh ngày 26 – 9 – 1939, của chính phủ Pháp được thi hành ở Angieri và các thuộc địa,
- Nghiêm cấm trong toàn Đế quốc: tuyên truyền những khẩu hiệu của Đệ Tam Quốc Tế
- Đảng Cộng sản, các hội đoàn, nhóm có quan hệ với Đảng Cộng Sản, dù là đảng viên hay không là đảng viên, nhưng hoạt động theo Quốc Tế Đệ Tam, đều bị giải tán. Những tài sản của các cơ quan bị giải tán sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ Nội Vụ.
- Cấm ngặt việc đăng báo, lưu hành, phân phối, bày bán, lưu trữ những văn bản xuất bản định kỳ và không định kỳ tuyên truyền khẩu hiệu của Đệ Tam Quốc Tế và những cơ quan có dính líu đến Đệ Tam…
- Nghị định 28 –9 – 1939, ban hành sắc lệnh 26 – 9 – 1939, toàn bộ văn bản này được tờ Đông Pháp đăng tải ngày 30 – 9 –1 939 (số 4620), đặc biệt nhấn mạnh đến sự phạt vạ rất hà khắc: “ai vi phạm sắc lệnh này đều bị phạt từ 1 đến 5 năm tù và phạt từ 100 đến 5000 francs. Toà án trong khi xét xử có thể thi hành điều luật 42 của hình phạt”.
- Nghị định 17 – 11 –1940 và nghị định 24 –11 – 1940: ở Đông Dương về phát mại và tịch thu mọi tài sản của các cơ sở của Đảng Cộng Sản Đông Dương
- Nghị định ngày 20 – 10 – 1941: của Toàn quyền Đông Dương về việc kiểm soát giấy báo in trong đó quy định mọi tờ nhật báo và tuần báo vài số phải thu hẹp lại, không được quá 4 trang khổ 40 x 60cm.
Với tập san và tạp chí từ cuối 1942 cũng buộc thi hành luật định này.
- Sắc luật ngày 24 – 8 – 1941: buộc phải có phép của cơ quan hành chính địa phương mới được xuất bản báo chí.
- Sắc luật ngày 13 – 12 –1941: đình chỉ thi hành điều luật 5 của luật báo chí ngày 29 –7 - 1881
Ngoài ra, có sắc lệnh Rôlin ngăn cấm việc “xúi công chúng chống pháp luật hay làm phương hại đến uy tín của quan chức Pháp và quan chức bản xứ tại các thuộc địa Pháp”.
Cả nước chia làm 3 miền, ngoài những sắc lệnh, luật chung thì mỗi miền có một chế độ chính trị riêng để hạn chế quyền tự do báo chí. So với Trung kỳ, Bắc kỳ thì chế độ báo chí ở Nam kỳ có phần thông thoáng, dễ thở hơn. Thế nhưng, vượt lên tất cả những khó khăn, những sắc lệnh, điều luật kìm hãm, báo chí 3 miền cùng phát triển.
< Lùi | Tiếp theo > |
---|