NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE - I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ “LA CLOCHE FÊLÉE”

Mục lục
NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE
I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ “LA CLOCHE FÊLÉE”
II. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LE CLOCHE FÊLÉE:
III. “TIẾNG CHUÔNG RÈ” VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH.
Tất cả các trang

I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ “LA CLOCHE FÊLÉE”


“ La Cloche Fêlée” số đầu tiên ra ngày 10 – 12 – 1923, với danh nghĩa là:
“ Cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp” với tinh thần Tự do – Bình đẳng – Bác ái
Người sáng lập là nhà trí thức yêu nước, cử nhân luật ở Đại học Xoócbon, Paris 1921 – Nguyễn An Ninh
Theo Luật báo chí ra đời năm 1881, ở Việt Nam báo chí xuất bản bằng tiếng Pháp sẽ không phải xin phép như báo chí Tiếng Việt, nhưng phải do người Pháp đứng tên chủ trương, chính vì thế mà quản lí ( Gérant)  của tờ báo làmột thanh niên Pháp lai – Eugene De La Batic
Toà soạn đặt tại: số 29 phố Pierre Flandin (56 – đường Bà Huyện Thanh Quan, Tp.HCM, ngày nay)
Báo xuất bản vào ngày thứ hai hàng tuần
Mỗi kì 4 trang, cỡ 63 x 45 cm
Bán giá: 1 cắc – đây là giá cao nhất thời đó
Từ số 1 đến số 19 ( 14 –7 –1924), Nguyễn An Ninh làm giám đốc kiêm chủ bút tờ báo.
Từ số 20 ( 26 –1 – 1925), Phan Văn Trường làm giám đốc.
Ngày 3 – 5 – 1926, báo đổi tên là “L’ANNAm” đánh số 63 (6 –6 – 1926) cho đến sau khi ra số 182 (2 – 2 – 1928) thì đình bản vĩnh viễn
Ngoài Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường vừa là những người chịu trách nhiệm quản lý sự tồn tại của tờ báo, vừa là những cây bút chính thì tờ báo còn có sự cộng tác của rất nhiều cây bút khác như: Bùi Thế Mĩ, Nguyễn Tịnh, Lâm Hiệp Châu, Nguyễn Pho…
“LA CLOCHE FÊLÉE” theo tiếng Việt có nghĩa là “ Cái chuông rạn”, “Cái chuông rè”. Nguyễn An Ninh đã sử dụng thủ pháp chơi chữ ở đây, “thể hiện ý chống thực dân, thức tỉnh đồng bào” ( Theo Đỗ Quang Hưng – Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 –1945)
Gặp rất nhiều khó khăn trong xuất bản và phát hành: thiếu vốn, sự ngăn trở của thực dân cầm quyền, “La Cloche Fêlée” phải trải qua 4 đợt đình bản. Thế nhưng nhờ sự nhiệt tình, lòng quyết tâm của những người làm báo, cộng với sự nhiệt tình ủng hộ của đông đảo độc giả sau mỗi lần đình bản tờ báo đều được tái bản trở lại và đã ra được gần 200 số trong suốt 5 năm tồn tại. Với một tờ báo chịu nhiều áp lực như “La Cloche Fêlée” thì đây quả là thời gian tồn tại khá dài.
Suốt thời gian tồn tại của mình “La Cloche Fêlée” đã hoàn thành đuợc nhiệm vụ lịch sử: kêu gọi và khơi giậy được lòng yêu nước trong đông đảo quần chúng nhân dân. Tiếng chuông rè” nhưng lại vang rất xa, ngân rất dài, rất vọng khắp nơi trên cả nước.


DẬY! DẬY!
Kìa! Kìa! Nghe tiếng chuông rè!


Chuông rè lên tiếng gọi đời
Bỏ khi lữa đốt, bỏ hồi than nung
Chuông rè kêu khắp Tây Đông
Sông Ngưu sóng dậy, núi Nùng cây lay
Chuông rè tức khởi
Bạn ta ơi! Tỉnh dậy kẻo trưa rồi
Kìa ai đang xô xát bốn phương trời
Mà ai vẫn chưa thôi cơn tuý mộng
Trời đã trưa, chuông rè đã đổ
Bạn lòng ơi! Dậy dậy nghe chuông
Chuông gọi hồn khoan nhặt tiếng boong … boong
Dậy! Dậy! Dậy! Dậy! Mà trông nước tổ
Ai? Gầy dựng giang san cẩm tú?
Mà ai đành nằm ngủ hở chăng ai?
Kìa! Kìa! Nghe tiếng chuông mai
Rè … rè…
Phan Thế Mĩ
Bài thơ của Phan Thế Mĩ đã nói lên được quan điểm chủ trương của tờ báo. Trong khi thực dân Pháp muốn ru ngủ chúng dân, đưa chúng dân vào chốn mê muội để dễ bề cai trị thì “La Cloche Fêlée” lại đánh tiếng gọi “dậy! dậy!”, tức là đi ngược lại với những kẻ cầm quyền, tức là phải chịu sự cấm đoán, chằn ép, và chúng sẽ không để cho những người muốn mang lý tưởng tốt đẹp đi truyền bá. Phải ngăn chặn, nhưng cũng chẳng dễ gì, mãi đến gần 5 năm trời tồn tại thì bọn thực dân mới làm được cái việc cắt tiếng kêu của “cái chuông rè”.



Add comment