HỘI HOẠ Bài viết LÊ MINH QUỐC: Về tập sách quý còn bản duy nhất tại Thư viện Quốc gia TP.HCM

LÊ MINH QUỐC: Về tập sách quý còn bản duy nhất tại Thư viện Quốc gia TP.HCM

 

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM chỉ còn lưu một bản duy nhất về bộ sách Monographie dessinée de l'Indochine: Cochinchine (gồm 8 quyển), bằng tiếng Pháp, in khổ 32 x 25cm, do NXB Paul Geuthner xuất bản tại Paris năm 1935. Sở dĩ, tôi biết được quyển sách này là do vài năm trước đây trong Hội sách TP.HCM,  tôi được mời vào Ban giám khảo chấm cuộc thi "Những cuốn sách vàng". Quyển sách quý này do Thư viện cho mượn để trưng bày. Tôi có chụp lại hình ảnh trong sách. Ngày trao giải tại Công viên Lê Văn Tám, tôi có phát biểu đề nghị một NXB nào đó đứng ra in lại, nhưng đến nay vẫn chưa thấy.

 

biasach

 

Không chỉ quý hiếm về mặt thời gian, đây còn là bộ “từ điển toàn thư” giúp cho chúng ta khi muốn tìm hiểu về phong cảnh, đời sống, sinh hoạt, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, các nghề thủ công, nông nghiệp, thương mại... của miền Nam xưa. Cả hàng trăm bức tranh tả thực, vẽ màu nước được thực hiện rất công phu. Lần đầu tiên được sờ tay vào những trang sách quý hiếm này, trong lòng chúng tôi rộn rã một niềm vui khó tả...

Tác giả là những ai? Thưa, chính là các học sinh Trường Mỹ thuật Gia Định. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân: “Tôi nhớ có đọc trong một cuốn sách nói rằng, sở dĩ người Pháp lập Viện Viễn đông Bác cổ tại Việt Nam vì họ nhận thấy đất nước chúng ta có một nền văn hóa cổ rất đáng kính trọng và cần nghiên cứu. Những học giả Pháp chân chính khi tìm hiểu văn hóa Việt Nam luôn thấy có sức hấp dẫn. Bộ sách ảnh này là minh chứng cho sự trân trọng đó”

 

trang-phuc

 

Trong khuôn khổ của một bài báo nhỏ, tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc dăm ba hình ảnh khá tiêu biểu. Chỉ xin nhận xét sơ bộ về những hình vẽ này, vì nếu nhận xét chu đáo phải có kiến thức nhất định mà chúng tôi lại không dám “múa rìu qua mắt thợ”.

 

chaytoc

 

Trước hết, về người phụ nữ miền Nam, ta thấy họ có những kiểu búi tóc khác nhau, tay thường đeo vòng kiềng bằng vàng hoặc bạc; khi đi ra chợ họ thường trùm khăn, bức tranh vẽ người phụ nữ bán gà thể hiện rất rõ;

 

banga

 

hoặc ở bức tranh người phụ nữ bán hàng rong, tay thấy chiếc khăn rằn được vắt ngang trên đòn gánh...

 

banchuoi

 

Có một điều không thể không chú ý, đó là người phụ nữ miền Nam khi ra đường, buôn bán hầu hết đều mặc áo dài, vạt áo dài gần đến got chân. Một vài bức tranh khác cho thấy họ mặc áo bà ba nền nã...

 

nguoi-phu-nu-mien-nam-bui-toc

 

Hình ảnh chiếc xe tay rất quen thuộc trên các poste ảnh chụp ở miền Bắc thì ta lại gặp qua loạt tranh vẽ ở đây, nếu chú ý ta thấy càng xe dài hơn. Người hát xẩm ở trong Nam cũng khác ngoài Bắc, chiếc nón rộng vành hơn, thay vì đặt một thau đựng tiền của khách thập phương, ở đây lại là cái lon...

 

hatxam

 

Nếu “mỗi năm hoa đào nở”, cụ đồ “bày mực tàu giấy đỏ” ở ngoài Bắc thường ngồi bệt dưới đất, ở đây ta ngạc nhiên khi thấy cụ khom người viết câu đối đỏ trên chiếc bàn thấp, bên cạnh có chiếc ghế đẩu...

 

ong-do

 

Nghệ thuật hát bội phổ biến rộng rãi ở miền Nam, được tao nhân mặc khách yêu thích, vì thế có khá nhiều tranh vẽ.

 

kephat

 

Ở đây chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài bức vẽ cảnh diễn với trang phục rõ nét, và cũng cho thấy được cảnh bày trí trên sân khấu thuở ấy...

 

hat-boi-1

 

Một vài hình ảnh từ sinh hoạt đời thường như cảnh chợ búa, tiệm chạp-phô (tạp hóa), tiệm bán thuốc bắc, đàn ca tài tử... với nét vẽ tả thực đã gợi lên trong ta biết bao bồi hồi, cảm động.

 

san-khau-hat-boi

 

Sống lại cùng quá khứ qua những bức tranh màu nước này cũng là giây phút khó quên... Hy vọng sẽ có ngày tập sách này được Nhà nước đầu tư in lại. Nhưng than ôi, với "cơ chế" làm văn hóa như hiện nay e khó quá...

 

LÊ MINH QUỐC

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com