THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc

ĐOÀN TUẤN - Đi tìm chỗ ngủ (Bản 1)

ditimchongu

LỜI THƯA,

Đây là kịch bản Đi tìm chỗ ngủ của nhà biên kịch, nhà thơ, nhà báo Đoàn Tuấn. Sau khi viết xong, Tuấn gửi cho tôi một bản đánh máy. Đạo diễn Lê Hoàng đã dựng thành phim với tựa Chiếc chìa khóa vàng .

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN TUẤN - Những người không gặp nữa

DOAN_TUAN

Lời thưa,

Khi tôi viết tiểu thuyết Thời của mỗi người là viết về kỷ niệm của đời sông quân ngũ của chính mình. và Đoàn Tuấn viết tập ký Những người không gặp nữa cũng nắm trong suy tư đó. Cuộc chiến tranh Tây Nam không "khai sinh" ra nhiều nhà văn, nhà thơ. Chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay với Phạm Sỹ Sáu, Huỳnh Kim, Đoàn Tuấn, Lê Minh Quốc, Thành Nguyễn... Còn ai nữa? Đó là điều may mắn, bởi cuộc chiến kết thúc sớm. Hơn nữa, người ta cũng muốn lãng quên nó.  Sau tập thơ in chung Đất bên ngoài Tổ quốc, chúng tôi tự nhủ phải viết thêm một cái gì đó. Rồi thời gian lại cuốn tôi chìm xuống cơm áo gạo tiền... May mà Tuấn có viết tập sách này.

Lê Minh Quốc

VI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGƯỜI QUẢNG NAM

THAY LỜI TỰA

Nhà văn Sơn Nam

TIN-NOI-BAT-1

 

Đọc tập “Người Quảng Nam” của nhà thơ Lê Minh Quốc, tôi thấy hình bóng người Quảng Nam hiện lên khá rõ nét. Từ trước đến giờ, chỉ ghé Đà Nẵng một đêm, ghé đèo Hải Vân một buổi, còn kỳ dư là hiểu Quảng Nam qua sách vở và qua các bạn từ Quảng Nam vào Sài Gòn làm ăn. Không rành địa thế, tôi lấy chuẩn là dãy Trường Sơn phía tây, nhưng cánh đông Quảng Nam rộng lớn lắm, khó thấy dãy Trường Sơn, họa chăng là bóng núi mờ nhạt. Thành phố Đà Nẵng do Pháp quy hoạch từ cuối thế kỷ XIX, trông như Sài Gòn, ngay hàng thẳng lối. Ấn tượng đầu tiên: ở những con đường lớn, các bảng hiệu đều rực rỡ, nét chữ rất chân phương, cổ điển, không có kiểu chữ nghiêng ngửa hoặc những dấu sắc mà nằm ngang như ở Sài Gòn, lại thấy ít chữ Anh và không có chữ Hán kèm theo. Rác rến ngoài đường gần như không có, chưa ngửi mùi ô nhiễm. Nhiều cây kiểng xanh rờn, lạ mắt, như cây trắc bá diệp, cây thanh tùng, không mọc gượng gạo như ở Sài Gòn. Gió mát, đất cao ráo. Trong quán ăn bình dân, nói chuyện lắm khi ồn ào, quả là “Quảng Nam hay cãi” nhưng không nghe tiếng chửi thề. Một tỉnh cổ kính, sực nhớ nếu Sài Gòn đã 300 năm thì Quảng Nam đã có 500 năm.

Đọc tập sách này, tôi lại nhớ có lần được đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu. Nếu ở Nam bộ, đồng bào gọi là lăng. Công lao của Hoàng Diệu đối với đất nước còn cao hơn mấy ông vua đương thời. Phần mộ khiêm tốn quá, giữa cánh đồng lúa vắng vẻ, xa xóm làng. Ông đã thắt cổ tự tử, khi đánh Pháp, chống giữ thành Hà Nội lần thứ nhì. Đang trực chiến với giặc quá mạnh thì bọn nội ứng đã cho nổ kho thuốc súng trong thành. Bấy giờ cấp bực của ông là Tổng đốc, cai quản hai tỉnh; ông tự tử trong khi bà vợ đang nhổ cỏ ruộng lúa, như một nông dân lam lũ. Bà mẹ ông rất trong sạch. Lúc làm quan, có lần ông gởi về cho mẹ một vóc lụa. Bà mẹ không nhận, gởi trả lại cho con, kèm theo một nhành dâu, tượng trưng cho ngọn roi, để cảnh cáo đứa con đừng nhận quà cáp gì của dân. Tôi lại nhớ đến Trần Quý Cáp, nhà khoa bảng yêu nước bị thực dân quy tội lãnh đạo chống sưu cao thuế nặng hồi phong trào Duy tân. Bị bắt ở Nha Trang, xử tử lập tức, không cần ra tòa án. Chúng chém ngang lưng cụ để làm tăng sự đau đớn.

 

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 12 trong tổng số 12

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com