THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc

Tập sách mới của LÊ MINH QUỐC - NGÀY ĐI TRÊN CHỮ

Ngay_di_tren_chu_Final-0RR1

Sách dày 384 trang, khổ 15,5x25,5 cm, giá bán 178.000 đồng, Công ty Văn hóa Phương Nam tổng phát hành

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯƠNG THỊ ÂN (1927 - 5g sáng ngày 12.10.2017)

phoca_thumb_l_le-minh-quoc-6ANH_nay

LƯƠNG THỊ ÂN (1927 - 5g sáng ngày 12.10.2017)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tập sách Hồi ức chiến binh MÙA CHINH CHIẾN ẤY của ĐOÀN TUẤN

 

mua-chinh-chien-ay-bia2Rweb

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC- tập sách mới LẮT LÉO TIẾNG VIỆT

 

 

SACH-MOI-UA-LEMINH-QUOC-LAT-LEO-TIENG-VIET

Nhà thơ Lê Minh Quốc bàn về sự 'lắt léo' của tiếng Việt


Nhà thơ Lê Minh Quốc vừa ra mắt cuốn sách mới Lắt léo tiếng Việt (ảnh, NXB Trẻ), với gần 300 trang viết.

Bằng sự phân tích nghiêm túc, những dẫn chứng thuyết phục và những bình luận dí dỏm, tác giả diễn giải khá chi tiết và dễ hiểu về nhiều từ đồng âm khác nghĩa, cũng như cái hay, cái dí dỏm của tiếng Việt, đặc biệt trong cách nói lái, chơi chữ. Ngoài được học thêm một vài tiếng lóng của Nam bộ, hiểu cặn kẽ hơn việc sử dụng chữ khi miêu tả sắc màu, người đọc còn phải tấm tắc trước cái hay, cái tinh tế của từng câu chữ qua những bài như Mình ơi, tôi gọi là nhà, Nói hay nổ?, Mặt hay miệng?, Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy, Lại đực hay lại cái?, Nói bóng nói gió, Ăn có nhai, nói có nghĩ..
.
Đọc Lắt léo tiếng Việt còn để nhận thấy tình cảm của một nhà thơ với tiếng mẹ đẻ, mà anh từng khẳng định “Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt”.

Lucy Nguyễn
(nguồn:Báo Thanh Niên ngày 06/05/2017)

GTLATLEOTIENGVIET-TTC

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười ngày 15.5.2017)

Vẻ đẹp tiếng Việt 

 

 

“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, tác giả Lê Minh Quốc đã chứng minh điều này qua tập sách “Lắt léo tiếng Việt” mà ông đã dày công nghiên cứu, sưu tầm. Sách do NXB Trẻ phát hành quí II-2017.

Mở đầu tập sách là 2 bài viết: “Chữ Quốc ngữ - Hành trình ghi âm tiếng Việt”, “Tiếng Việt năm 1651” mang đến cho độc giả một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành, ra đời của chữ Quốc ngữ cùng những tranh luận, cải cách loại chữ này trong buổi sơ khai. Từ đó, tác giả dần dẫn dắt người đọc tìm hiểu về sự phong phú, lắt léo của tiếng Việt qua những phân tích, so sánh cụ thể.

Là một ngôn ngữ đơn âm tiết, có thanh điệu lại rất nhiều từ gốc Hán nên tiếng Việt có nhiều từ đồng âm, gần âm, đồng nghĩa, gần nghĩa. Do đó, người Việt đã tạo ra những cách nói lái, chơi chữ tài tình. Ví như: “Mình ơi, tôi gọi là nhà. Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”  (thơ Bùi Giáng). Cùng một chữ “nhà” nhưng với 2 cách hiểu: “nhà để ở” và “vợ”, câu thơ trở nên sinh động, đặc sắc, đầy ngụ ý.

Bằng dẫn chứng thuyết phục và những bình luận dí dỏm, tác giả Lê Minh Quốc đã diễn giải khá chi tiết và dễ hiểu về nhiều từ đồng âm khác nghĩa, cũng như cái hay, cái dí dỏm của tiếng Việt qua hơn 30 bài viết.

Từ nghiên cứu tiếng lóng ở Nam bộ, phân tích nội lực của một chữ trong thơ cho đến tìm hiểu về ca dao, tục ngữ, dùng chữ miêu tả sắc màu, xuýt xoa trước những vế đối chan chát, thâm sâu hay cười cợt, châm biếm thói đời bắng cách nói lái, chơi chữ…, Lê Minh Quốc khiến người đọc “choáng ngợp” trước tầng tầng, lớp lớp ngữ nghĩa của tiếng Việt.

Chẳng hạn, chỉ với một từ “ăn” thôi, tiếng Việt có biết bao nhiêu từ đồng nghĩa với sắc thái khác nhau như: xơi, dùng, tọng, ngốn, đớp, táp,  húp…  Từ nghĩa đen chỉ việc đưa thức ăn vào miệng, từ “ăn” còn mang nhiều nghĩa bóng: ăn vạ, ăn ảnh, ăn nằm, ăn đèn, nước ăn chân, ăn tiền, ăn hoa hồng, ăn tươi nuốt sống, ăn tục nói phét, ăn ốc nói mò, ăn mày đòi xôi gấc… Đến nỗi theo tác giả, “ăn” là từ “rắc rối nhất trong từ ngữ tiếng Việt” (trang 138).

Đặc biệt, cách đặt vấn đề và những lập luận sắc bén của tác giả trong các bài: “Mặt hay miệng?”, “Từ mật đến mít”, “Hỗn như gấu, xấu như Thị Nở”… đưa đến những góc nhìn mới về cách dùng từ trong đời thường, trong “Truyện Kiều” và cả nguồn gốc, xuất xứ của những từ ngữ vay mượn nước ngoài.

Để làm bật lên vẻ đẹp Tiếng Việt, tác giả đã viện dẫn rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điển tích, thơ, văn, truyện vui dân gian…; nhưng trên hết là tình cảm của một người Việt với tiếng mẹ đẻ, của một nhà thơ chắt chiu, chọn lọc từng chữ trong tác phẩm của mình, như những câu thơ mở đầu trong tập sách:

“Lắt léo lượn lờ lên lấp lóa
Tiếng ta thanh thoát thiết tha thương

Chọn chữ chắt chiu chan chứa chữ
Thắm thiết tình ta thấy tỏ tường

…….

Hồn nước nằm trong hồn tiếng Việt
Tiếng ta tự tại tới trường tồn”.

CÁT ĐẰNG

(nguồn: Báo Cần Thơ ngày 18.9.2017)

 

SACH-MOI-UA-LEMINH-QUOC-LAT-LEO-TIENG-VIET2R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: YÊU MỘT NGƯỜI LÀ NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN

 

yeu-1-nguoi---bia-1RRRANH-NAY-


Nụ tình xanh hấp hối gọi mời

Chàng thi sĩ lãng tử Lê Minh Quốc vừa ra mắt tập thơ tình mới mang tên Yêu một người là nuôi dưỡng đức tin (NXB Hội Nhà văn và Văn Lang Book đồng ấn hành).

89 bài thơ (bao gồm cả Thay lời tựa) trong tập thơ tràn đầy cung bậc cảm xúc của tình yêu, đồng thời gợi lên không ít suy nghĩ, trăn trở cho người đọc về thế sự.

Thơ tình của Lê Minh Quốc không bóng bẩy, hoa mỹ mà rủ rỉ và chân thành trong từng câu từng chữ. Tập thơ toát ra sự giản dị, thành thực như lời tự sự của một người đàn ông từng trải, sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm của cuộc sống, chợt tìm thấy tình yêu của cuộc đời, để rồi từ đó, anh ăn uống, hít thở, tâm sự, trăn trở với tình yêu ấy như một phần cơ thể không thể tách rời. Những trăn trở về cuộc sống được anh ghi nhận lại bằng thơ như những trang nhật ký sống động.

Với Quách Tỉnh yêu Tiểu Long Nữ, anh ngốc nghếch, thật thà, thờ phụng người mình yêu thương dẫu tự nhận biết hai bên rất khác biệt. Với Đêm dài lắm mộng, anh khắc khoải mỗi khi người yêu đi xa, nghẹn ngào khao khát, kìm nén từng tiếng nhớ nhung thở dài: “Có những lúc bàn tay tôi gõ cửa/lại thấy mở ra thăm thẳm một chân trời/có những lúc đặt tiếng hát trên môi/sao nghe vọng về tiếng nấc?...”. Có lúc anh lại đắm đuối ngụp lặn mê man trong biển tình với một niềm biết ơn vô hạn, “Em đem lại lửa ấm/Nụ tình xanh cũng hấp hối gọi mời/Từng giọt hồng rượu ngọt thấm qua môi/Tôi chết điếng trong mê man điên dại” (Trăng non).

Người đọc như cảm nhận được cái tôi bé nhỏ mong manh của người đàn ông khi cô đơn và lạc lối trên con đường kiếm tìm một nửa của mình. Với Lê Minh Quốc, tình yêu không chỉ đơn thuần là tình cảm trai gái, mà còn là lẽ sống, là điểm tựa cho anh thêm hy vọng vào cuộc đời: “Này em, tôi nép vào em/để còn tin cuộc đời này đáng sống/dẫu đời sống có quá nhiều biến động/tôi vẫn còn nơi thanh lọc linh hồn…”(Yêu đời để sống).

Lucy Nguyễn

(nguồn: Báo Thanh Niên ngày 17.4.2017)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC sách mới TÌNH TA ĐANG NHẢY ROOK & TRONG TÀN PHAI CÓ NỤ HỒNG THƠM LÊN

 

sach-moi-thang-3.2107-cua-Quoc-1Rrrr

 

2 tập sách mới của Lê Minh Quốc vừa phát hành:

* Tình ta đang nhảy Rook (NXB Hội Nhà văn - 3.2017).

Ca sĩ ÁNH TUYẾT viết Tựa; Nhà báo PHẠM QUỐC TOÀN, TƯỜNG VY, LỆ CHI (Giám đốc Công ty sách Chibooks) viết cảm nhận.

Sách dày: 240 trang, khổ: 13x20,5 cm, giá bán: 108.000 đồng.

*Trong tàn phai có nụ hồng thơm lên (NXB Hội Nhà văn - 3.2017).

NGUYỄN HƯỚNG DƯƠNG (Giám đốc Thư viện sách dành cho người mù) viết Tựa.

Sách dày: 300 trang, khổ: 125.000 đồng, giá bán: 125.000 đồng.

Có thể tìm mua tại các nhà sách của Công ty sách PHƯƠNG NAM trên toàn quốc.


sach-moi-thang-3.2107-cua-Quoc-2Rrrr

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 4 trong tổng số 12

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com