THỂ LOẠI KHÁC Kể chuyện danh nhân Việt Nam Lê Minh Quốc: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM

Lê Minh Quốc: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM

Mục lục
Lê Minh Quốc: CÁC VỊ TỔ NGÀNH NGHỀ VIỆT NAM
Mục lục
Tất cả các trang

Lời nói đầu

"Các vị tổ ngành nghề Việt Nam” là tập sách mở đầu cho bộ sách nhiều tập KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn. Khi thực hiện bộ sách này, chung tôi mong muốn giúp cho bạn đọc - nhất là thanh niên - hiểu được sự hình thành của các ngành nghề và thấm nhuần công đức của các danh nhân đã có nhiều đóng góp trong các ngành nghề truyền thống. Đây là điều cần thiết trên hành trình “về nguồn” để chúng ta cùng tự hào, hãnh diện với những tên tuổi gắn liền với một ngành nghề nhất định.

TONGHE

 

Chúng tôi tin rằng, bạn đọc sẽ cùng chia sẻ và đồng tình với chúng tôi về suy nghĩ mà Thủ tướng Phạm Đồng đã phát biểu nhân Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969: “Trong nhiều truyền thống tốt đẹp, dân tộc Việt Nam ta luôn giữ vững một truyền thống có ý nghĩa hay và đẹp vô cùng: tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Trong phạm vi của một tập thể nhỏ là làng xóm, bao gồm nhiề họ, nhiều gia dinh, cũng như trong phạm vi cả nước, dân tộc Việt Nam ta, trong đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng và đời sống của mình đều gắn liền hiện tại với quá khứ, quê hương nhỏ với Tổ quốc và dân tộc, từ đó mà giữ vững và phát huy những đức tính cổ truyền tốt đẹp: lòng yêu nước, tình đoàn kết, chí kiên cường, bất khuất, niềm tin sâu xa và mạnh mẽ vào tài năng của mình”.

Thiết nghĩ, đã là người Việt Nam chúng ta không thể không biết đến công đức trời biển các vị Vua Hùng đã công dựng nước và Tứ bất tử Việt Nam rất gắn bó trong tâm thức dân gian, do đó, chúng tôi đặt lên của đầu bộ sách.

Khi khảo sát các ngành nghề truyền thống, ta cần hiểu rằng, không phải chỉ khi có vị Tổ truyền nghề thì ở nước Nam ta mới có nghề ấy. Mà thật ra ngay từ thuở bình minh dựng nước, tổ tiên ta đã biết thành thạo các ngành nghề ấy. Đã đành các vị Tổ là người có công dạy nghề cho dân, nhưng những người thợ tài hoa có công cải tiến nghề, đem lại lợi ích cho cộng đồng thì cũng được tôn vinh là tổ nghề. GS Vũ Ngọc Khánh hoàn toàn có lý khi khẳng định: “Tổ nghề (tổ sư hay thánh sư) không nhất thiết là con người thực, do đó, gạt bỏ những nhân vật huyền thoại, là không đúng với thực tế, nhất là sự thực ở tấm lòng và ở cảm quan thẩm mỹ của người dân”.

Có một số ngành nghề gắn liền với thần thoại hoặc cùng một nghề nhưng mỗi địa phương lại thờ các Tổ khác nhau, cũng có những nghề mà người ta không rõ Tổ của mình là ai v.v... Phần lớn các ngành nghề truyền thống đề cập trong trang sách này như: nghề mộc, nghề thêu, nghề hát xẩm, hát ả đào, nghề in, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu, nghề đúc đồng, nghề dệt... không phải mới ra đời từ thời ông Tổ đó - mà có thể đã có trước đó rất lâu. Vậy tại sao làng nghề lại chọn người đó làm Tổ của nghề? Đây là điều hết sức thú vị và cũng phản ánh rõ nét đạo lý của người Việt là luôn biết ơn cả những vị đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để năng suất ngày một hiệu quả hơn. Và đúng như sự phân tích của GS Vũ Ngọc Khánh: “Việc thờ phụng các Tổ ngành nghề (người thực hay nhân vật huyền thoại) thật ra là cốt để khẳng định, tôn vinh ngành nghề ấy. Một ngày giỗ Tổ, một dịp hội hè, cũng là một bằng chứng cụ thể để thấy vị trí của ngành nghề trong cuộc nhân sinh và “Ngày giỗ Tổ bao giờ cũng là dịp “trình nghề”. Không phải sự trình nghề chung, đồng loạt như ta thấy ở hội lễ nông nghiệp, mà thật sự là một cố gắng giới thiệu những thành tựu của nghề. Những thành tựu ấy ít nhiều có liên quan đến vị Tổ sư và gợi ra nhiều suy nghĩ”.

Tiếc thay, công đức của các Tổ ngành nghề ấy, trải qua bao thăng trầm lịch sử chưa được ghi lại thật đầy đủ. Chính vì thế, dù có tham vọng muốn đề cập thêm một số ngành nghề cần tìm hiểu, nhưng do tư liệu còn quá mỏng nên chúng tôi xin trở lại vào một dịp thuận lợi hơn.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi tham khảo nhiều tư liệu và sử dụng khá nhiều hình ảnh minh họa - nhằm giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành nghề đó. Ảnh minh họa chủ yếu được sử dụng theo tranh khắc gỗ của Henri Oger - cựu sinh viên trường đại học Sorbonne - thực hiện đầu thế kỷ XX, cụ thể là những 1908 - 1909 tại Hà Nội, kể cả một số ảnh sưu tập tên internet mà chúng tôi không rõ tác giả. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến với các tác giả tập sách, tác giả ảnh đã thực hiện nhằm giúp cho chúng tôi thuận lợi hơn về mặt tư liệu khi biên soạn.

Để bộ sách thật sự hữu ích cho người đọc - nhất là các bạn thanh thiếu niên - và ngày một hoàn hảo hơn, chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà sử học, và của các bạn đọc xa gần. Trước hết xin độc giả nhận ở đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi.

NXB TRẺ


 

Mục lục

Vua Hùng - biểu tượng sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt

Thánh Tản Viên - bách nghệ tổ sư của nước Nam

Thánh Gióng - biểu tượng chống ngoại xâm của dân tộc Việt

Chử Đồng Tử - ông tổ nghề buôn

Thánh mẫu Liễu Hạnh - một sức sống bền vững và biến hóa

Những ông tổ nghề gốm

Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ - tổ nghề đúc đồng

Nguyễn Công Truyền - tổ nghề gò đồng

Những ông tổ nghề mộc

Tổ nghề làm giấy là ai?

Công cháu Thiều Hoa - tổ nghề dệt lụa

Phùng Khắc Khoan - tổ nghề dệt lược và nghề trồng ngô

Phạm Đôn Lễ - tổ nghề dệt chiếu

Lê Công Hành - ông tổ nghề thêu

Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điều - tổ nghề kim hoàn

Tuệ Tĩnh thiền sư - ông tổ thuốc Nam

Trần Lư - tổ nghề sơn

Nguyễn Kim, Vũ Văn Kim, Trương Công Thành - tổ nghề khảm trai, khảm xà cừ

Lương Nhữ Hộc - ông tổ nghề khắc bản in

Nguyễn Thời Trung - tổ nghề đóng giày

Những tổ sư trong nghề tuồng hát

Đinh Lễ, Bạch Hoa - tổ ca trù

Trần Quốc Đĩnh - tổ nghế hát xẩm

Ông Tà -  tổ của nghề “ăn ong” phương Nam

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com