Tập san Áo Trắng số đầu tiên - ấn hành năm 1990
Từ trái: Nhạc sĩ Hữu Xuân, vợ chồng nhà thơ Trương Nam Hương, nhà thơ Lê Minh Quốc, vợ chồng nhà báo Lê Công Sơn
Từ trái: Nhạc sĩ Hữu Xuân & vợ chồng nhà thơ Trương Nam Hương
Từ trái: Nhà thơ Lê Minh Quốc & vợ chồng nhà báo Lê Công Sơn
Từ trái: Nhà thơ Lê Minh Quốc & Trương Nam Hương
Từ trái: Nhà thơ Lê Minh Quốc & nhạc sĩ Hữu Xuân
Ảnh: MINH LÊ chụp tại cà phê Chu (Phú Nhuận ) sáng ngày 29.8.2015
Chiều ngày 24.8.2015, thăm các cháu trẻ mồ côi Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Tam Bình.
Trung tâm này là cơ sở xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM - được thành lập trên cơ sở tiếp quản từ Cô Nhi Viện Nước Ngọt thuộc cơ sở tôn giáo dòng Đức mẹ Vô Nhiễm; do Ban Quân Quản thành phố tiếp nhận và chuyển giao về Sở Thương binh và Xã hội quản lý theo quyết định số 387/QĐ-UB ngày 22/6/1977 (nay là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), địa điểm: 273 Quốc lộ 1A, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
Cùng cháu Lê Trúc Linh - con gái nuôi
Cháu Mèo, cháu Linh
Cùng cháu Mén, Mèo, Linh
Cùng cháu Mèo, Linh, Mén, Phượng
Ảnh: Thảo Vân
Cùng một chủ đề:
Triển lãm “Ánh sáng cuộc sống” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thế Phong với 108 ảnh về Phật giáo - mở cửa từ ngày 23.8.2015 đến 27.8.2015 tại 92 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 15/8/2015, ban tổ chức cuộc vận động tặng sách cho thiếu nhi 5 huyện ngoại thành TP.HCM và con em công nhân ở các khu công nghiệp, cho biết đã nhận được số sách từ các nguồn trong xã hội trị giá gần 1 tỷ đồng. Số sách này có nội dung phù hợp với lứa tuổi và sẽ được chuyển đến tận tay các cháu thiếu nhi.
Giới lãnh đạo, trí thức, nghệ sĩ đến tặng sách gồm có: ông Nguyễn Văn Đua - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, bà Phạm Phương Thảo - nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Phạm Đức Hải - Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, ông Khương Văn Mười - Phó chủ tịch thường trực Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Văn Năm - nguyên Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, ông Mã Diệu Cương - Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, NSND Kim Cương, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, NSƯT Thành Lộc, nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà báo Lê Thế Chữ - Phó TBT báo Tuổi trẻ, hai nguyên TBT báo Sài Gòn Giải phóng Dương Trọng Dật và Trần Thế Tuyển...
Nhà thơ Lê Minh Quốc
Các nhà văn: Lê Minh Quốc (trái), Đoàn Thạch Biền (giữa), Nguyễn Đông Thức (đứng), Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Nhật Ánh hào hứng với việc tặng sách cho học sinh vùng khó khăn
Nhà thơ, nhà báo Trần Hoàng Nhân
Ông Lê Hoàng, nguyên TBT báo Tuổi trẻ và nguyên Giám đốc NXB Trẻ, chia sẻ: “Trong bối cảnh xã hội đầy rẫy cái ác qua các vụ giết người hàng loạt khiến cho xã hội bất an như hiện nay, tặng sách cho các cháu học sinh lại càng thêm ý nghĩa. Thêm nữa, việc này còn góp phần phát triển văn hóa đọc bền vững trong cộng đồng khi học sinh ham mê đọc sách”.
Nhà thơ Lê Minh Quốc suy ngẫm về câu nói: “Nếu tôi có uy quyền, tôi sẽ gieo rắc sách khắp mặt đất như người ta gieo lúa trong luống cày vậy” của nhà cải cách giáo dục Mỹ Horace Mann (1796 - 1859).
Tin ảnh: TRẦN HOÀNG NHÂN
Từ trái: Nhà báo, nhà thơ Lê Minh Quốc, Phan Kim Thịnh, Lê Công Sơn, Trương Nam Hương, mẹ Lê Minh Quốc & Minh Lê
Từ trái: Nhà báo, nhà thơ Phan Kim Thịnh, Lê Công Sơn, Trương Nam Hương, mẹ Lê Minh Quốc & Lê Minh Quốc
Từ trái: Nhà thơ Trương Nam Hương và mẹ Lê Minh Quốc
Từ trái: Nhà báo Lê Công Sơn và mẹ Lê Minh Quốc
Vợ chồng bạn thơ Trương Nam Hương
Từ trái (đứng): nhà thơ Lê Hòa, Trương Nam Hương; (ngồi): Phan Kim Thịnh, Lê Minh Quốc
Từ trái (đứng): Nhà thơ Trương Nam Hương , Tùng (Hoa Niên), Trương Thanh Sơn (Giám đốc NXB Khoa học Kỹ thuật); (ngồi): nhà báo Phan Kim Thịnh, Lê Minh Quốc
Ghi chú
Chiều ngày 11.8.2105, nhóm bạn đến nhà thăm mẹ LÊ MINH QUỐC vừa khỏi bệnh.
ẢNH: MINH LÊ
MẸ
Níu giữ anh ở lại với cuộc vui chỉ có thơ?
Thơ viết viết hoa thì may ra
Chứ thơ viết thường cũng chẳng là gì cả
Nhưng anh là thi sĩ?
Thi sĩ là ai quái quỷ ở cõi đời
Huống gì anh là kẻ lạc loài
Em ạ,
Níu giữ anh chỉ có thể bằng tiếng hát
Giai điệu dịu êm kỷ niệm thuở trai tơ
Anh lắng nghe với bao tà áo xanh đây mùa thu
Anh thổn thức lòng ta dăm con hạc gầy vút bay
Xòe ra mười ngón tay
Anh vuốt mặt và nghiêng chai xuống rót
Giọt rượu giọt bia giọt ái tình giọt đớn đau phiền muộn
Nốc cạn niềm vui lẫn lộn nỗi buồn
Anh ngồi lại mơ hồ tay vuốt mặt
Rưng rưng chiếc ghế cái mặt bàn ngổn ngang ly chén
Anh ngồi yên nghe từng nhịp đồng hồ
Trên đỉnh trời ngôi sao mọc như thơ
Chẳng là cái quái quỷ gì chỉ còn âm nhạc
Nhưng anh phải về
Chẳng có gì níu kéo anh rời khỏi cơn mê
Ngoài một điều duy nhất
Mẹ
Vâng, mẹ tựa cửa mẹ hiền lành mẹ nhẫn nại như đất
Chờ anh về từ lúc chiều đã khuất...
NGÀY MẸ VỀ ĐÀ NẴNG
Lang thang sang Thái Lan
Trở về không gặp mẹ
Căn nhà rộng gấp hai
Con hóa thành đứa trẻ
Đây giường nằm của mẹ
Sợi tóc bạc vẫn còn
Bảy mươi còn xuôi ngược
Cũng vì cháu với con
Chập choạng bóng hoàng hôn
Bếp lửa giờ tắt ngúm
Buổi sáng nắng mai lên
Con mải mê ngủ nướng
Không được nghe từng tiếng
Gọi con dậy đi làm
Bốn mươi còn làm biếng
Mẹ không lời than van
Lang thang sang Thái Lan
Mơ về nhà gặp mẹ
Bây giờ chỉ mình con
Bơ vơ như đứa trẻ
MẸ TÔI
Có những điều dễ nhớ lại mau quên
Đã cưu mang tôi sung túc ấm êm
Từng sống một thời trong nhung lụa
Có bao giờ biết mơ về về hạt lúa?
Hạt lúa to bằng cả bầu trời
Lại bé tẹo như chân lý mà thôi
Tôi đã lãng quên khi đầy đủ nhất
Hạt lúa giấu mình bình thường như sự thật
Tôi đã nhớ nhung lúc đói rã rời
Hạt lúa hiện về như một con người
Mỗi lúc cầm trên tay hạt lúa
Là tôi nghĩ đến mẹ tôi góa bụa
LÊ MINH QUỐC
Từ trái: Nhà thơ, nhà biên kịch Đoàn Tuấn & Lê Minh Quốc. Ảnh chụp lúc 8 giờ tại tòa soạn Tạp chí Thế giới Điện ảnh
Nhà thơ Lê Minh Quốc tham gia chương trình VTV 9 giới thiệu bộ sách SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ (I &II) của nhà báo, nhà văn Phạm Công Luận. Ảnh chụp lúc 9 g tại Cà phê thứ Bảy
Tham dự chương trình ra mắt bộ sách tô màu dành cho người lớn: Khu vườn bí mật, Khu vườn bị phù phép do Công ty Thaihabboks tổ chức
Từ trái: Nhà thơ Lê Minh Quốc và sinh viên Hà Phương
Sinh viên Hà Phương (năm 3 Trường Đại học Quan hệ Quốc tế) và bức tranh tự tô màu. Ảnh chụp lúc 10 giờ tại Cà phê thứ Bảy
Mừng thọ nhà văn Vũ Hạnh, từ trái: Nhà sưu tập Phạm Thế Cường, nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc, Vũ Hạnh, Lê Tú Lệ, Phan Hoàng, Trần Thj Khánh Hội, Phan Trung Thành, sinh viên Ngọc Phương & nhà thơ P.N.Thường Đoan
Câu đối Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh mừng thọ nhà văn Vũ Hạnh. Ảnh chụp lúc 11g30 ngày 31.7.2015 tại Hội Nhà văn TP.HCM
Tập tản văn Đi ở nhớ về của nhà báo, nhà văn Ngô Kinh Luân
Đăc san Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Báo NGƯỜI LAO ĐỘNG. Dày 160 trang, khổ 23x29 cm
Từ trái: Lê Minh Quốc & Cao Xuân Sơn
Trang 13 trong tổng số 27