Bộ sách SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ I & II của PHẠM CÔNG LUẬN

 

Bia__Sai_Gon_chuyen_doi_cua_pho4R

saiogonchuyen-doi-cua-pho-1R

saiogonchuyen-doi-cua-pho-2R

BIA-4-SAIGON-CUA-PHO-IIChú thích: Bộ sách này dày trên 500 trang in, khổ 19x 21 cm, giấy trắng, đẹp và rất nhiều tư liệu về Sài Gòn xưa, trong đó có những hình ảnh lần đầu công bố


Xin gợi ý, có thể đọc bài viết SỬ KỂ của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, từ đó, ít nhiều nhận ra cách tiếp cận độc đáo về lịch sử Sài Gòn của nhà báo Phạm Công Luận qua bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố I & II. Được biết, hiện nay anh đang từng bước hoàn thành bản thảo tập III


SỬ KỂ

Sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã có lần nhấn mạnh mong mỏi của ông đối với các nhà sử học - những người sẽ chắp bút viết giáo trình Lịch sử Việt Nam và Lịch sử văn hóa Việt Nam - hãy “đổi mới mạnh mẽ và kiên quyết” tư duy sử học để thế hệ trẻ được “phận nhờ”.

Đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp viết sử có thể bắt đầu từ việc vận dụng những phương pháp viết sử khác nhau, mà “oral history” (tạm dịch là sử kể) có thể là một gợi ý tốt.

Bắt đầu từ năm 1987, tập san Lịch sử Mỹ (Journal of American History - ra hằng quý) dành số mùa hè cho chuyên đề “Oral history”. Nhưng lịch sử của trường phái/ngành học này phải được tính từ năm 1948, khi Đại học Columbia thành lập riêng một phòng nghiên cứu về nó (Columbia University Oral History Research Office). Một trong những thành tựu của mô hình biên soạn và nghiên cứu sử mang tính cộng đồng này là đã giải cứu cho cuộc khủng hoảng phương pháp giảng dạy lịch sử ở Mỹ trong khoảng thập niên 1960 của thế kỷ trước.

Lược sử hình thành

Theo một đề án nào đó, các học trò chia nhau làm sử, chúng thực hiện phỏng vấn ông bà, cha mẹ, người quen về một giai đoạn lịch sử mà họ đã chứng kiến hoặc đơn giản hơn là hỏi về tâm thế của những người này trước một biến cố chẳng hạn. Ngoài hiệu quả là học sinh sẽ tiếp thu các sự kiện lịch sử trong sự hào hứng với tâm lý gần gũi, các giáo sư sẽ hưởng lợi ích từ những tư liệu “không đụng hàng” của các “sử gia” bé nhỏ này.

Oral history có thể được hiểu là tác phẩm lịch sử hình thành qua sự tổng hợp và xử lý các lời kể lại của người trong cuộc hoặc người chứng kiến sự kiện. Khoảng những năm 1980, ngành học này du nhập vào Trung Quốc, thuật ngữ “Oral history” được dịch là Khẩu đầu lịch sử, Khẩu thuật sử học, Khẩu thuật lịch sử, Khẩu bi sử học, Khẩu bi sử liệu... Các cách gọi này mang nghĩa đại thể là lịch sử truyền miệng hoặc sử liệu truyền miệng.

Ở Việt Nam, “sử liệu truyền miệng” chỉ được biết đến như một trong nhiều loại tư liệu sử, trong một số giáo trình về phương pháp luận sử học. Loại tư liệu này được trình bày rất sơ lược và thường với khuyến cáo là nên sử dụng dè dặt bởi mức độ khả tín của nó. Tuy nhiên, loại “sử liệu truyền miệng” này được hiểu gồm tập hợp các truyện thần thoại, truyền thuyết, hò, vè, truyện kể dân gian..., có sự khác biệt rất xa so với nội hàm của Oral history. Để phân biệt với thuật ngữ “sử liệu truyền miệng” vốn đã được dùng trước nay, tạm thời gọi và đề nghị gọi Oral history là “sử kể”.

Theo Hiệp hội Sử kể Mỹ (Oral History Association) thì vào năm 1948, giáo sư sử học Allan Nevins thuộc Đại học Columbia khởi động chương trình ghi chép lại hồi ức của những nhân vật trọng yếu có ảnh hưởng trong đời sống xã hội Mỹ, với mục đích lưu trữ và xem các mẩu hồi ức này như loại tư liệu văn hiến đương đại nhằm phục vụ các nghiên cứu nhiều mặt và lâu dài về sau. A. Nevins được xem là người sáng lập ngành học này, tuy lấy năm 1948 làm khởi điểm nhưng từ năm 1938, trong Cầu nối lịch sử (Gateway to history), ông đã phác thảo và kêu gọi khai triển mô hình sử kể.

Mô hình này là thành lập một tổ chức thu thập các mẩu truyện truyền thống và ghi chép lại lời kể của những nhân vật đang sống về những sự kiện mà họ tham gia hoặc chứng kiến trong vòng thời gian 60 năm, về các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa... Theo nhà sử học danh tiếng người Anh Paul Thompson thì trên thực tế, sử kể như là một dạng thức lịch sử đã có từ lâu đời, nhưng đến thời điểm này nó được biết đến một cách mới mẻ như một ngành học hiện đại, với đầy đủ cơ sở lý luận.

Sau Mỹ, các nước Anh, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Ý, Đức... lần lượt hình thành các hội nghiên cứu chuyên ngành sử kể, mở các phòng nghiên cứu, xuất bản tạp chí, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và thông tin.

Năm 1979, Hội nghị sử kể quốc tế lần thứ nhất mở tại Colchester (Anh), tuyên bố thành lập Hiệp hội Sử kể quốc tế (International Association of Oral History).

Sử kể là gì?

Sử kể là lịch sử được ghi nhận bằng âm thanh lời nói, về những hồi ức đặc thù và thực tiễn đời sống đã trải qua của con người.

Đối tượng để thu thập lời kể là những người đã tham gia hoặc quan sát các sự kiện trong quá khứ, những ký ức hoặc nhận thức của họ sẽ được bảo tồn cho các thế hệ sau. Không chỉ ghi nhận sự mô tả, sử kể còn đặt mục tiêu ở những quan điểm trái chiều hoặc khác nhau đối với một sự kiện. Sử kể còn thu thập dữ liệu từ các tường thuật bằng văn bản mang tính tường trình.

Khác với sử liệu truyền miệng thời cổ đại, sử kể được thực hiện và được kiểm chứng bởi các phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Tinh thần của sản phẩm sử kể là phỏng vấn, hay có thể nói đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa sử gia (người phỏng vấn) và nhân vật lịch sử (người được phỏng vấn).

Ở giai đoạn sơ kỳ, các nhà sử kể Mỹ chú trọng khai thác các sự kiện lịch sử lớn và đối tượng phỏng vấn là các nhân vật trọng yếu, còn các nhà sử kể Anh chuộng các vấn đề xã hội với đối tượng dân chúng nhiều thành phần.

Một sản phẩm sử kể được thực hiện bốn bước: xây dựng đề tài - phỏng vấn - chỉnh lý và biên tập - bảo tồn và phổ biến.

Hình thức phỏng vấn được nhiều ngành học ứng dụng, trong xã hội học, ngôn ngữ học, báo chí và một số lĩnh vực, mục tiêu lợi ích của dữ liệu là để giải tỏa các gút mắc trong công việc như để so sánh, thống kê, để tìm hiểu nguyên nhân hoặc dự báo, còn sử kể dùng dữ liệu để lưu giữ những giá trị sử hoặc sẽ là sử. Ngoài sự khác nhau về mục đích, phỏng vấn trong sử kể còn khác nhau về phương pháp đối với các ngành dân tộc học, sử công cộng (public history)...

Sản phẩm sử kể thuộc thời kỳ đương đại phải đối mặt với pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, vì vậy các tư liệu đầu tiên [gốc] phải được bảo tồn bằng băng ghi âm, băng ghi hình hoặc các hình thức lưu trữ điện tử.
Những câu chuyện từ dân chúng.

Sử kể hiện đại đang theo xu hướng quần chúng hóa. Đặc tính này mang hai nội hàm: một là giảm tính chính trị trong sử, giảm các nhân vật tinh anh, chú trọng tầng lớp bình dân (write history for the people); hai là tạo điều kiện để số đông cùng với sử gia làm sử (write history with the people).

Người phỏng vấn và người được phỏng vấn có tác dụng hỗ tương. Đặc điểm của sự hợp tác giữa người viết sử và nhân vật lịch sử là tránh được tính chủ quan của cả hai phía. Thí dụ như trong trường hợp tự thuật (viết hồi ký chẳng hạn) nhân vật thường chủ quan và tâm lý ít bị ràng buộc bởi trách nhiệm lịch sử, nhưng khi đối thoại với một sử gia thì tinh thần sẽ khác, còn người làm sử khi trực tiếp đối thoại với nhân vật lịch sử thì tâm thế cũng sẽ khác, ít khi rơi vào tình trạng phán đoán bừa. Sản phẩm sử kể là sự nỗ lực hợp tác của hai bên, người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

Trong sử kể, tình huống thường phát triển biến hóa, sinh động, việc tiếp xúc nhiều cá nhân của cùng sự kiện lịch sử có khi buộc phải nhìn lại vấn đề, kể cả những biến cố lớn.

Là một ngành học, thoát thai từ một bộ phận của sử liệu học, sử kể đã ứng dụng một số phương pháp của nhiều ngành học để xây dựng cơ sở lý luận, trở thành một ngành học. Đã có khá nhiều cuốn sách kinh điển về vấn đề này.

Những ứng dụng đa dạng

Sử kể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Thế mạnh ở phương pháp của nó cũng được chú ý đặc biệt trong việc thực hiện và nghiên cứu sử đương đại. Đây thật sự là những đề tài sâu rộng, khó thể nói hết qua bài viết ngắn này. Khi đọc Lịch sử Hà Nội của Philippe Papin, chúng ta thấy giai đoạn hiện đại được viết sinh động hơn hẳn phần cổ trung đại, điều này hẳn là do có sự hiện diện của nhiều nhân vật “thường dân”, những người mà thói đọc sử cũ quen nghĩ là chẳng có ảnh hưởng gì đến lịch sử.

Khoảng những năm 1960, việc dạy môn lịch sử trong các trường học từ tiểu học đến đại học ở Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sử kể tuy mới hình thành không bao lâu nhưng đã bộc lộ những ưu thế đáng kể, một số giáo sư bậc trung học đã thử nghiệm mô hình sử kể trong giáo dục.

Theo một đề án nào đó, các học trò chia nhau làm sử, chúng thực hiện phỏng vấn ông bà, cha mẹ, người quen về một giai đoạn lịch sử mà họ đã chứng kiến hoặc đơn giản hơn là hỏi về tâm thế của những người này trước một biến cố chẳng hạn.

Ngoài hiệu quả là học sinh sẽ tiếp thu các sự kiện lịch sử trong sự hào hứng với tâm lý gần gũi, các giáo sư sẽ hưởng lợi ích từ những tư liệu “không đụng hàng” của các “sử gia” bé nhỏ này. Từ một chương trình ngoại khóa, sử kể phát triển thành chính khóa, có giáo trình phù hợp cho từng bậc học, lan rộng từ Mỹ sang nhiều quốc gia.

Trong Oral History Review số mùa hè năm 1989, chủ tịch Hiệp hội Các nhà giáo sử kể Mỹ (Association of Oral History Educators) Barry Lanman nói rằng sử kể là một bài thuốc vạn năng trong việc dạy môn lịch sử thời nay và là bậc thầy về phương thức giảng dạy.

Phạm Hoàng Quân

Chia sẻ liên kết này...

Add comment