VĂN: Khánh Liên, Hà Huỳnh Thảo Nhi, ZiDu, Nguyễn Quang Thành, Diệu Ái, Thanh Hằng, Châu Nam, Dã Qùy, Trần Trang, Ngô Thế Lâm, Phan Hoàng An, Y Nguyên, Kai Hoàng…
THƠ: Nhất Lâm, Trịnh Bửu Hoài, Lê Minh Vũ, Hồ Hiếu Thảo, Hồ Tịnh Thủy, Nguyễn Chí Ngoan, Lê Trường An, Trần Nhã My, Phan Thị Thu Hiền, Bách Mỵ, Nguyễn Đình Ánh, Hào Thiện Chân…
CÁC MỤC KHÁC:
*Dự thi thơ bốn câu: Huy Vọng, Hương Mai, Lê Kiều Hưng, Lê Quang Trạng, Linh Lan, Nguyễn Thành Giang, Trần Võ Thành Văn, Thạch Đà, Nguyễn Đăng Khoa, Hương Văn, Bùi Nguyên Hư, Bùi Thị Nhung, Chu Minh Khôi, Dương Thành Thái, Hồng Phúc, Dương Thành Phát, Lưu Văn Din, Thế Hùng, Trần Thanh Chương, Việt Nghĩa
* Nguyệt ký: Lê Minh Quốc
* Giới thiệu cây bút trẻ: Lê Hòa
* Thơ Thầy cô: Nguyễn Văn Nhân
* Bài thơ yêu thích: Mùa thu Paris (Cung Trầm Tưởng)
* Thơ Sinh viên: Nguyễn Phương Trâm, Xuxu Tâm
* Bông hồng cho tình đầu: Thương Phong Lan
* Nụ hồng: Võ Thị Thúy Vi
* Truyện mini: Ngô Thị Phúng
* Du lịch: Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết
* Hương vị quê nhà: Con ngán ở Quảng Yên
* Ghi chép: Tặng quà và học bổng cho học sinh nghèo ở U Minh Hạ, Cà Mau
CHỦ ĐỀ NHỮNG SỐ TỚI:
* 15.11.2015: Giang hồ vặt
* 15.12.2015: Tiếng chuông giáo đường
* 15.1.2016: Xuân 2016.
Nhà văn NHẬT TUẤN (1942-2015)
Nhà văn Nhật Tuấn (tên thật là Bùi Nhật Tuấn) sinh năm 1942 tại Hà Nội, đã đột ngột từ trần lúc 18h ngày 6.10.2015 tại bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM)
Nhật Tuấn, em ruột nhà văn NHẬT TIẾN, là tác giả của các truyện ngắn, tiểu thuyết có tiếng vang như Con chim biết chọn hạt (1981); Bận rộn (1985); Mô hình và thực tế (1986); Lửa lạnh (1987); Biển bờ (1987); Tín hiệu của con người (1987); Đi về nơi hoang dã (1988); Niềm vui trần thế (1989); Những mảnh tình đã vỡ (1990); Tặng phẩm cho em (1995); Một cái chết thong thả (1995). Giải thưởng văn học: Giải nhất Giải thưởng Văn học của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (1978, truyện ngắn Trang 17), Giải nhì Cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ (1977, Ngôi nhà đang lên tầng.
Tiễn người Đi về nơi hoang dã
Gặp nhau chỉ một chặng đường
Lúc Trang 17 tang thương nát nhầu
Niềm vui trần thế? Còn lâu
Những mảnh tình đã vỡ sau bóng ngày
Bạn bè Lửa lạnh tỉnh say
Sắc màu bận rộn vẫn đầy suối hoa
Văn chương chữ nghĩa đi qua
Có ai thấu hiểu bóng ma nhoẹt nhòe?
Đường dài một bóng ngựa xe
Buốt từ tiếng gió có nghe tiếng người?
LÊ MINH QUỐC
(20 g ngày 7.10.2015)
Từ trái: Nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà báo Phan Kim Thịnh (chủ bút tạp chí Văn Học tại Sài Gòn trước 1975)
Từ trái: Nhà văn Lê Văn Nghĩa, nhà báo Phan Kim Thịnh (chủ bút tạp chí Văn Học tại Sài Gòn trước 1975)
Ảnh: Chụp tại Cà phê Văn Cao sáng ngày 17.9.2015
Từ trái: Nhà thơ Hà Văn Thể, Lê Minh Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Hồng Thanh Quang
Từ trái: Nhà thơ Hồng Thanh Quang, Lê Minh Quốc, PV báo Công Lý, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, Hà Văn Thể
(Thethaovanhoa.vn) - Tôi không thể không xúc động và sục sôi lòng trẻ khi xem cảnh diễu binh qua lễ đài buổi kỷ niệm 70 năm Quốc khánh sáng nay. Những hình ảnh đó như tiếp thêm lòng yêu Tổ quốc trong việc giữ gìn biên cương, hải đảo của tổ tiên ta ngàn đời trao truyền cho cháu con.
Hai nhà thơ Lê Minh Quốc và Trương Nam Hương đã chia sẻ những suy nghĩ của mình khi xem Lễ Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9.
Nhà thơ Lê Minh Quốc: Ấn tượng với diễu binh
Thường thì vào những ngày lễ hay cuối tuần tôi ngủ rất muộn, nhưng sáng nay tôi dạy sớm hơn mọi khi để xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Xem hình ảnh trên tivi, tôi rất ấn tượng với cảnh diễu binh của quân đội ta với nhiều binh chủng của một đội quân hùng mạnh.
Nhà thơ Lê Minh Quốc
Tôi từng là người lính cầm súng bảo vệ biên giới Tây Nam những năm 1980 nên rất quan tâm đến những hình ảnh như thế. Nếu so với hình ảnh của ngày 2/9 cách đây 70 năm, lúc đó quân đội ta gần như chưa có gì, chỉ vài khẩu súng đơn sơ lấy được của Pháp và gậy tầm vông; thì nay quân đội ta đã thực sự lớn mạnh.
Các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam trong lễ diễu binh. Ảnh: TTXVN
Tôi so sánh hình ảnh của lễ độc lập ngày 2/9/1945 và bây giờ để thấy rằng hồng phúc dân tộc trong 70 năm qua là hiện hữu. Một dân tộc, một quốc gia đã lớn lên từ tay không để đạt được những gì sau chừng đó năm là một niềm vui khó diễn tả bằng lời.
Nhà thơ Trương Nam Hương: Sục sôi lòng trẻ
Tôi không thể không xúc động và sục sôi lòng trẻ khi xem cảnh diễu binh qua lễ đài buổi kỷ niệm 70 năm Quốc khánh sáng nay. Những hình ảnh đó như tiếp thêm lòng yêu Tổ quốc trong việc giữ gìn biên cương, hải đảo của tổ tiên ta ngàn đời trao truyền cho cháu con. Tôi thấy mình trẻ lại tuổi đôi mươi khi xem Lễ kỷ niệm này.
Nhà thơ Trương Nam Hương
Xem Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 dù chỉ qua truyền hình, song đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc thiêng liêng. Tôi ước mong rằng, nhiều bạn trẻ cũng có thêm được tình yêu Tổ quốc như tôi khi xem buổi lễ kỷ niệm này.
Hoàng Nhân (ghi)
(nguồn: Báo Thể Thao & Văn Hóa http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/xem-dieu-binh-cang-thay-hong-phuc-dan-toc-trong-70-nam-qua-la-hien-huu-n20150902120322197.htm)
Từ trái: Nhạc sĩ Hữu Xuân, nhà thơ Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc, ca sĩ trẻ Quỳnh Như, nhạc sĩ, nhà thơ Hà Quang Minh
Trang 12 trong tổng số 27