BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Với LƯU QUANG VŨ & XUÂN QUỲNH

 

 

Giữa đời thường mà không tầm thường

Cái chết dẫu xót xa, bất ngờ, nhưng không phải là để nói, để nhớ. Điều đáng nói từ cái đã qua… Theo tôi, lời mở đầu trên của giáo sư Trần Tham Đạm đã gói gọn đủ ý nghĩa của việc tưởng nhớ Lưu Quang Vũ -  Xuân Quỳnh.

Những năm đầu 80, khi còn ở Hà Nội, thâm tâm tôi đã phần nào cảm nhận cái chất định hướng lối sống của đôi vợ chồng nghệ sĩ này, qua bài thơ Tự hát của chị mà tôi rất ưa thích:

 

luuquang_vu_xuan_qunh_R

Nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Ngày em xa

 

dinhcuongR

Tranh Sơn dầu Đinh Cường

 

Ngày em xa

 

Em đi

Xa lắm! Bầu trời xa.

Người ở lại

Gần lắm! Nỗi buồn gần

Dõi mắt

Mênh mông, vời vợi

Khép mi - chạm nỗi sầu rơi

 

Đêm qua

Con khóc

Anh lấy áo em

Hương quen là võng

Ru đêm ngắn dần

Sớm mai chập chững bước chân

Con cười

Dịu lòng anh

Nỗi xốn xang

Đường công tác

Thật khẽ khàng

Em nghe

 

Thôi đi bầu trời xa

Thôi đi nỗi buồn gần

Ngày về em hẹn

Bầu trời gần – nỗi buồn xa.

 

Lưu Đình Triều

 

Cùng một chủ đề:

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Bon sai 

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Tan trường - Chào em

 

 dinh-cuong-R1

Tranh Sơn dầu Đinh Cường

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Ngẫu hứng xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 


Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: “Ta balô” cùng tàu euro

 

MG-9965

Nhà báo Lưu Đình Triều và người bạn đời. Nguồn: H.Trà

Đọc truyện tranh Doreamon, trẻ con lẫn người lớn (?) cũng đều thích được sở hữu bửu bối của chú mèo máy này. Thử hỏi, nhà báo có "bửu bối" không? Theo tôi là có. Khi du lịch, nhà báo không chỉ thọc tay vào túi quần, hoặc vội vã hoặc lững thững đi và ngắm nhin cho thỏa chí tò mò. Họ còn phải sử dụng đến "bửu bối" của họ.  Thứ nhất, "tập trung" để có sự "chú ý"; thứ hai, "trầm tư" để có sự "quan sát"; thứ ba, biết quay vể "chính mình" để có cảm giác, cảm nhận riêng biệt.

Loạt bài “Ta balô” cùng tàu euro của nhà báo Lưu Đình Triều đã sử dụng một cách thuần thục "bửu bối" đó. Đơn giản, anh là nhà báo chuyên nghiệp, một cây bút "có nghề".

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Bon sai

 

dc-5RRRRRRR

Tranh bút sắt Đinh Cường (1969)

 

"Làm sao trở về ngày thơ dại?". Tiếng kêu thảng thốt ấy là cảm xúc của thơ. "Cho tôi đi lại từ đầu" (Phạm Duy). Tiếng nói thủ thỉ, tình tự ấy là cảm xúc của thơ. Đọc lại nhiều tác phẩm văn chương đọng trong tâm cảm người đọc, ở đó, sự bịn rịn lẫn bẽ làng, sự nuối tiếc lẫn hoang vu thơ mộng vẫn là nỗi niềm như câu thơ của nhà báo Lưu Đình Triều đã viết:

"Làm sao trở về ngày thơ dại?"

Mà, đâu chỉ có thơ, ở người làm thơ, đôi khi, lũ người trần mắt thịt chúng ta cũng từng sống, từng mơ được trở lại ngày tháng phiêu bồng không hẹn ước ấy. Ngày tình ái không trói buộc, ngày của sự phiêu linh đằm thắm của một thời tuổi trẻ.

Để rồi ngậm ngùi...

"Mắt môi đấy vẫn thơm?".

Chỉ để mà hỏi. Và dòng đời lại hun hút trôi qua...

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Tan trường - Chào em

 

Thế nào là cái thú ăn bánh mì?

Là sáng sớm thức dậy, bụng đói meo, đi lững thững đến xe bán bánh mì quen thuộc mà hằng ngày vẫn mua. Cầm ổ bánh mì trên tay vừa đi vừa nhai và tạt chân qua bên kia đường, bước vào quán cà phê, gọi ly đen. Ngồi xuống ghế, ly cà phê vừa bưng ra, cũng là lúc nhai gọn gàng ổ bánh mì rồi. Bấy giờ mới thong thả lật xem qua tờ giấy báo gói ổ bánh mì. Xem để mà xem. Cho vui con mắt. Ấy vậy mà có lúc rú lên: "Ủa vậy à?"

trieu76

Giai phẩm Em - một trong nhiều tờ báo có in thơ của nhà báo Lưu Đình Triều tại miền Nam trước năm 1975

Cái gì phải "Ủa?" đột ngột như thế?

Thì ra bài thơ của mình đã được in. Nó nằm chình ình trên mảnh giấy báo gói bành mì đây nè!

Lúc ấy sung sướng biết bao nhiêu.

Nhà báo Lưu Đình Triều đã trải qua cảm giác ấy và kể cho tôi nghe. Tôi và nhiều anh em làm thơ của "thuở mơ làm... thi sĩ" cũng vậy.

Từ đó, khi mua báo chí cũ, tôi thường chú ý đến tờ Giai phẩm Em, bởi đó là kỷ niệm thời tuổi nhỏ của anh với tạp chí này. Và tôi đã tìm được một, hai bài thơ của anh. Nay post lại như một sự chia sẻ với những ai thích thơ và... ăn bánh mì! Hé hé hé!

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LƯU ĐÌNH TRIỀU: Ngẫu hứng xanh

 

sen-mua-ha.dinhcuongRR

Sen mùa hạ tranh sơn dầu Đình Cường

 

 

NGẨU HỨNG XANH

 

Trời ơi ! Sao giọng người xưa

Đôi mắt như cứ mang mưa xuống trần

Trời ơi ! Xa mà lại gần

Hai mươi năm ấy chỉ bằng một giây

Chào nhé lặng lẽ đi đây

Nhanh hơn nữa kẻo ngô ngây thưở nào...

Như cơn mưa đến ào ào

Hồn tôi lại đẫm ngọt ngào hương xưa...

 

Lưu Đình Triều

(nguồn: Báo Phụ Nữ chủ nhật)

 

Cùng một tác giả:

http://www.leminhquoc.vn/lmq/bao-chi/thu-muc-luu-dinh-trieu.html

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Tượng đài và hoa

 

Những bài báo này, nhà báo Lưu Đình Triều đã viết từ những năm trước. Trong đó, anh đặt vấn đề với người đại diện của Nhà nước, giới chuyên môn về vị trí của tượng đài tại TP.HCM, về ý tưởng xây dựng đường hoa nhân dịp xuân về.

1.DUONGHOA-NGUYEN-HUE-R.mot-goc

Một đoạn đường hoa Nguyễn Huệ

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NHÀ BÁO LƯU ĐÌNH TRIỀU: Ba thập kỷ “bật một que diêm"!


Ngạn ngữ phương Tây có câu “Hãy đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”. Lưu Đình Triều đã lấy đó làm phương châm sống cho mình. Anh vừa cho ra đời cuốn sách “Bật một que diêm”  http://www.leminhquoc.vn/lmq/bao-chi/thu-muc-luu-dinh-trieu/944-nhan-dinh-ve-sach-cua-luu-dinh-trieu.html, tập hợp 85 bài ký chân dung tiêu biểu nhất trong chặng đường gần 3 thập kỷ làm báo.

anh-voi-NMTriet.RRjpg

Nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Bằng khen 15 năm đổi mới cho nhà báo Lưu Đình Triều (năm 2000).

Các nhân vật trong “Bật một que diêm” của Lưu Đình Triều phần nhiều là những người có hoàn cảnh éo le, số phận nghiệt ngã, nhưng họ đã biết cách “bật một que diêm” để tìm đường vươn lên, chiến thắng số phận, hoàn cảnh. Nhưng có một điều ít người biết, để có được những trang viết thấm đẫm tính nhân văn ấy, tác giả đã tự “Bật một que diêm” cho chính mình hơn 30 năm trước. Và cho đến nay, ánh lửa ấy vẫn bền bỉ cháy và toả rạng...

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Hiệu quả từ một bài báo

Một bài báo có thể ám sát một con người.

Cũng có thể cứu rỗi một số phận con người.

Tập sách Bật một que diêm http://www.leminhquoc.vn/lmq/bao-chi/thu-muc-luu-dinh-trieu/944-nhan-dinh-ve-sach-cua-luu-dinh-trieu.html?start=6 của nhà báo Lưu Đình Triều đã viết về những gương mặt vượt qua chính mình. Một cuộc "vượt cạn" được xác tín bằng chính nghị lực và niềm tin của họ.

Và từ đó, những trang viết của Lưu Đình Triều đã có tác động thay đổi nhiều số phận.

nhan_vat_LDT

Nhân vật của nhà báo Lưu Đình Triều năm 1989

Nhân kỷ niệm 30 năm của báo Tuổi Trẻ, một trong những nhân vật do Lưu Đình Triều phát hiện và viết   đã kể lại cuộc "lột xác" ấy.

Một trong những hạnh phúc của nhà báo, khi trang viết của mình đã tạo một hiệu quả, một tác động tích cực từ phía bạn đọc và dư luận.

Để khách quan, ở đây, tôi post lại bài báo do đồng nghiệp nhà báo Lưu Đình Triều ghi lại.

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Nghệ sĩ... "cái bang"

1_ImageView.aspx

 

Đọc bài viết: http://www.leminhquoc.vn/lmq/bao-chi/thu-muc-luu-dinh-trieu/1034-luu-dinh-trieu-but-ky-du-lich.html?start=1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 8 trong tổng số 9

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com