LÊ VŨ QUỲNH PHƯƠNG: How to Live Alone Without Being Lonely

 

How to Live Alone Without Being Lonely

By Philip Moeller

They are known as singles, singletons, the never-married, the divorced, and the widowed. What they share is that they are part of the country's fastest-growing living unit - more than 31 million one-person households in 2010, according to the U.S. Census.

Traditionally, relationship researchers have found that people living alone are on the bottom rung of the wellness ladder. They lack the emotional, financial, and daily help of a committed partner, which are major reasons why people in successful marriages and other strong two-person relationships fare better in measures of health, happiness, and longevity.


DOC-THAN

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ HẠ DU

 

Cây bút trẻ Nguyễn Duy Minh, khi làm thơ ký bút danh Hạ Du, sinh ngày 9.5.1990 tại Thanh Hóa, hiện sống và làm việc tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Hạ Du vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn chùm thơ tự chọn, trân trọng giới thiệu cùng các bạn yêu thơ/

L.M.Q

IX.2013

HDuRRRR

Cây bút trẻ HẠ DU

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tọa đàm khoa học về thi sĩ BÙI GIÁNG

 

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Bùi Giáng, để tưởng nhớ một tài năng văn học nhiều mặt của nước ta, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng.
Thời gian: 8 giờ sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013
Địa điểm: Hội trường D, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM).

Hiệu trưởng / Trưởng Ban Tổ chức

PGS.TS VÕ VĂN SEN

 

KẾ HOẠCH  TỌA ĐÀM KHOA HỌC VỀ THI SĨ BÙI GIÁNG

1. BAN TỔ CHỨC
Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM, Khoa Văn học và ngôn ngữ
Gia tộc học Bùi Vĩnh Trinh Quảng Nam
1.        PGS, TS Võ Văn Sen  -  Trưởng ban, chịu trách nhiệm chung
2.        TS Nguyễn Khắc Cảnh  -  Phó trưởng ban, chỉ đạo thực hiện
3.        PGS.TS Lê Giang  -  UV, chịu trách nhiệm thực hiện
4.        TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh  -  UV, thay mặt Khoa VH - NN tổ chức thực hiện
5.        TS. Võ Văn Nhơn  -  UV, chịu trách nhiệm về tham luận
6.        GS, TS Huỳnh Như Phương  -  UV, phối hợp về nội dung
7.        TS Nguyễn Ngọc Thơ  -  UV, quản lý khoa học tọa đàm

 

buigiang

Bùi Giáng thời trẻ

 

2. CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM

8:00-8:15    Văn nghệ (3 tiết mục của Khoa VH-NN)  -  Nguyễn Thùy Nương
8: 15-8:20    Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu    MC. Diễm Trang
8:20-8:30    PGS, TS Võ Văn Sen phát biểu khai mạc    
8:30-8:40    Video clip về Bùi Giáng  -  BP kỹ thuật
8:40-8:50    Nghệ sĩ Kim Cương phát biểu và phát học bổng cho HV, NCS nghiên cứu về Bùi Giang   
8:50-9:00    Phát quà cho HV, NCS nghiên cứu về Bùi Giáng  -  Nghệ sĩ Kim Cương tộc họ Bùi


TỌA ĐÀM I    
9: 00    Mời chủ tọa đoàn: PGS Võ Văn Sen, TS  Bùi Văn Nam Sơn,  PGS Lê Giang    Diễm Trang mời
9:00 – 9:15    GS. Huỳnh Như Phương đọc tham luận
9:15 – 9:30    Nhà văn Nhật Chiêu đọc tham luận   
9:30-9:45    PGS.TS. Hồ Thế Hà đọc tham luận   
9:45 –10:00    Phát biểu thảo luận: 2 diễn giả phát biểu tự do: nhà thơ Lê Minh Quốc, ThS. Huỳnh Thu Hậu    
10:00 – 10:25    Giải lao, cà phê và xem triển lãm    


TỌA ĐÀM 2    
10:30 – 10:50    Ngâm thơ và hát các bài của Bùi Giáng  (4 bài)  -  SV VH-NN
10:50    Chủ tọa lên bàn làm việc:     
10:50 – 11:05    NNC Bùi Văn Nam Sơn đọc tham luận    
11:05-11:20    PGS, TS Nguyễn Thị Thanh Xuân đọc tham luận.     
11:20-11:40    Phát biểu thảo luận: Mời TS. Trần Hoài Anh, PGS. Nguyễn Công Lý, Trần Nữ Phượng Nhi    
11:40-11:50    Gia tộc họ Bùi kể chuyện hồi ức và cám ơn  -   Gia tộc họ Bùi

11:50-12:00    Tổng kết và kết thúc Tọa đàm   - Đoàn  Lê Giang

* Học bổng cho người NC về Bùi Giáng: Quà 5.000.000 đ ThS; 3.000.000 đ CN
-    ThS. Trần Nữ Phượng Nhi (văn học)
-    ThS. Nguyễn Đức Chính (ngôn ngữ)
-    Và một vài người nữa

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HUỲNH VĂN HOA: CHÓE VÀ NỖI SỢ


Mới đó mà đã 10 năm, Chóe từ biệt thế gian này. Chóe là họa sĩ tên tuổi của Việt Nam trong thế kỷ XX, tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11-11-1943 tại Chợ Mới, An Giang và mất 12-3-2003 tại Mỹ, đưa về an táng tại Định Quán, Đồng Nai.

Những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, làng báo miền Nam có hai cây cọ biếm nổi tiếng. Đó là Huỳnh Bá Thành - Họa sĩ Ớt và Nguyễn Hải Chí - Họa sĩ Chóe. Tên tuổi của họ gắn liền với những hoạt động chính trị, những biến động của đất nước, thấm đẫm những cung bậc của yêu thương, căm phẫn, bi tráng, dằng xé...của một thế hệ lớn lên trong bão táp chiến tranh.

 

8-Choe---Nghe-cuoio-R-1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TƯ LIỆU MỚI VỀ NHÀ THƠ YẾN LAN

 

Con gái nhà thơ Yến Lan là Lâm Bích Thủy vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn một vài tư liệu mới của thân phụ. Đó là Hoạt cảnh bằng thơ Quanh một chồi cây đổ, nhà thơ Yến Lan viết tháng 12.1979, chưa công bố. Ngoài ra, còn là hai tùy bút văn chương đã in trên Tiểu thuyết thứ năm mới tìm được.

 

nha_tho_yen1_lanmages

Nhà thơ YẾN LAN thời trẻ

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Nhà thơ YẾN LAN và Cách mạng tháng Tám ở quê tôi


Quê tôi là cái thị trấn nghèo bên thành cổ Đồ Bàn. Nơi đó chất chứa bao nhiêu kỷ niệm với không chỉ những nhà thơ trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu, mà với rất nhiều văn nghệ sĩ Liên Khu V kháng chiến, những người đã cùng  nhà thơ Yến Lan - ba tôi hòa chung với dòng thác Cách mạng mùa Thu năm 1945.

Cuộc sống nơi đây đơn điệu và nghèo nàn. Gánh nặng mưu sinh oằn lên đôi vai người dân mỗi ngày. Nói đâu xa, như gia đình chú Nguyễn Văn Khánh (cha của NSND Trà Giang), quê ở Quảng Nam tản cư vào; vợ là người Phan Thiết. Nhà chú có hiệu ảnh Thái An nằm giữa thị trấn mà chẳng đủ sống. Anh con cả Ấn Sơn phải xuống tận ga Diêu Trì mua bắp về luộc, rồi ra ngã tư huyện bán. Ngày chợ phiên, chị Trà Giang xách ấm chè tươi "đổ" quanh chợ kiếm sống…

 

ong-ba-RR2

Vợ chồng nhà thơ YẾN LAN và con gái nuôi Nguyễn Thị Hảo, người dân tộc Nùng (con gái Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng), học cùng khóa 10 Trường ĐHNN Châu Quỳ với Lâm Bích Thuỷ niên khoá 1965-1969.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

PHẠM QUỐC TOÀN: Nhớ anh LÂM QUỐC TRUNG

 

Mấy tháng trước, nhận lời mời của Trưởng khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tôi xuống Cà Mau giảng bài cho lớp đại học báo chí tại chức. Giờ giải lao, hỏi thăm nhà báo Nam Phong, một học viên đang làm việc tại báo Đất Mũi tôi được biết anh Lâm Quốc Trung (Bút danh Song Mộc) lâm bệnh nặng - bị ung thư phổi. Tôi  gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe anh. Anh nói việc chữa bệnh đang tiến triển tốt, các bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tận tình chữa trị. Chị Dương Thúy Phượng, người bạn đời của anh cùng các con: Lâm Thúy Anh Thư, Lâm Quốc Bảo Duy, Lâm Thúy Anh Thy chăm sóc anh chu đáo.

 

lamquoc-trung

Nhà báo Lâm Quốc Trung (1947 - 2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

N.V.M: Tạ lỗi

55254692-1253949644-ly-hon-2

(nguồn: Internet)

 

Anh cảm thấy mình như người có lỗi

Không chỉ với em mà cả các con

Ba mươi năm đâu dễ gì thay đổi?

Kỷ niệm vui buồn - tình nghĩa sắt son

 

Vợ chồng mình là những người rất tốt,

Chưa giận hờn hay cãi cọ bao giờ.

Con cái chăm ngoan - gia đình mơ ước

Anh ra đi - lòng cứ mãi thẩn thờ!

 

Em vốn sống nội tâm tinh tế,

Anh ồn ào nhưng hời hợt giản đơn!

Cứ tưởng sẽ bổ sung nhau mạnh mẽ,

Chứ đâu ngờ mâu thuẫn cứ lớn thêm.

 

Anh và em - từng yêu nhau mãnh liệt,

Những tháng năm như cổ tích đời nay

Ngoài tình yêu, mình quá nhiều khác biệt,

Nên cứ xa dần - gió thổi mây bay !

 

Đặt bút ký vào ly hôn thỏa thuận,

Anh nén lòng không khóc trước mặt em.

Thôi đành vậy - chia tay nhau em nhé,

Dẫu tình yêu ngày xưa vẫn vững  bền!

 

"Mình xa nhau sẽ tốt hơn anh ạ !"

Sự Hy sinh đâu có dễ dàng gì ?

Em vẫn vậy - lặng thầm cao cả

Anh cúi đầu - xin tạ lỗi - ra đi

 

Trước Vợ Chồng nay Bạn Bè tri kỷ

Vẫn yêu nhau dù khác buổi ban đầu

Chúc cuộc sống mỗi người thêm thú vị

Đến hết đời cả nhà vẫn Thương Nhau.

 

N.V.M

(Tháng 3.2011)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ HƯNG VKD: Nhớ bạn, nhớ thầy

 

 Nhớ thầy tôi


(Kính nhớ cụ GS. Ngô Gia Hy)

images439118_1


Vóc dáng thần tiên cõi thế này

Một đời nhân thuật sáng trời mây

Hạo nhiên khí đẹp, THẦY vun xới

Y đức soi đường cất cánh bay!

 

Vóc dáng thần tiên cõi thế này

Khí công phổ cập bấy lâu nay

Đông y nước Việt lưu truyền mãi

Khoa học chan hòa truyền thống đây

 


Nhớ bạn tôi

 
(Luôn nhớ BS. Trương Thìn)

9-CD

 

Một chút cương mà đậm chất mơ

Cọ hoa đẹp dựng nét hoang sơ

Đầy thêm sinh khí nguồn y - dược

Để thấy vô thường lý - nhạc - thơ!

 

Một chút cương mà đậm chất mơ

Tầm cao thông tuệ sách nghìn pho

Bàn tay phong nhã đàn y Dịch

Tôi thấy xuân rồi, Anh đó ư?

 

Lê Hưng VKD
(Bình Dương)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Có gì ở Sài Gòn để mà ve vãn...?

 

Quái quỷ internet, dù ngồi nhà nhưng con người ta vẫn có thể chu du khắp thế giới, từ Đông sang Tây chỉ bằng một cú click chuột. Nhanh chóng. Thuận tiện. Đã lâu ít thường xuyên đọc tờ Lao động cuối tuần, tình cờ sáng nay vào mạng lại gặp bài viết của người bạn: Nhà báo Đỗ Quang Hạnh, bút danh Y Trang - cây bút kỳ cựu của báo Lao Động. Đã quen nhau, cùng bù khú chừng mươi năm trước, từ Hà Nội đến Sài Gòn. Thân tình. Vui vẻ. Nào ngờ anh đã viết giới thiệu chu đáo tập sách VE VÃN SÀI GÒN của Chị Đẹp. Riêng chi tiết về tập sách Nhớ... Sài Gòn, in năm 1998 của nhà văn Minh Hương, anh Y Trang có nhắc đến chứng tỏ anh đã có sự quan tâm đến các sách viết về Sài Gòn.

Nhân đây, tôi past lại thông tin của nhà văn Đoàn Thạch Biền lúc ông bạn già của chúng ta vừa quá cố: "Còn đó, Nhớ Sài Gòn.../  Nhà văn Minh Hương sinh năm 1924 tại Hội An (Quảng Nam). Năm 1943, ông theo gia đình vào Nam lập nghiệp và mưu sinh bằng nghề dạy học tư, y tá và viết báo. Nhờ vậy, ông đã đi khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn để viết những bài bút ký về đời sống của người lao động, những bài tản văn về các món ăn, các thú vui chơi của người dân Sài Gòn trước năm 1975. Những bài bút ký, tản văn đó đã được ông tuyển chọn in thành hai tập Nhớ Sài Gòn 1 và 2 (NXB TPHCM). Sống ở Sài Gòn nhưng ông vẫn thương nhớ quê hương miền Trung, nỗi niềm đó đã được thổ lộ trong tập tùy bút Hội An quê tôi (NXB Văn học-1995).

Trong một lần chúng tôi đến thăm ông, nhà văn cho biết dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông đã chuẩn bị xong bản thảo Nhớ Sài Gòn tập 3, Hội An quê tôi tập 2 và đang tìm nhà xuất bản để in. Bất ngờ sáng 28-10, chúng tôi nghe tin ông mất. Không biết đến bao giờ những tác phẩm kia mới ra mắt bạn đọc, để người ta thêm nhớ Sài Gòn, thêm thương Hội An vì những nét đáng yêu mà chỉ những người tinh tế và mang nặng lòng yêu quê hương như ông mới khám phá ra. Được biết, linh cữu nhà văn đang quàn tại Nhà Tang lễ (49 Tú Xương, Q. 3-TPHCM). Lễ động quan lúc 7 giờ 30 ngày 31-10.2002. Xin vĩnh biệt ông...". (nguồn: http://maivang.nld.com.vn/55428p0c1020/con-do-nho-sai-gon.htm).

Ve-van-SaigonRR

Nay tôi post lại bài viết của anh Y Trang như lời cám ơn đến đồng nghiệp, như một thêm một lời chúc mừng đến Ve vãn Sài Gòn vừa tái bản lần thứ nhất. Ngoài ra, tôi cũng post luôn cảm nhận nho nhỏ của một bạn đọc đang ở nước ngoài trên một blog cá nhân.

 

Xin cám ơn sự quan tâm đến Sài Gòn, dành cho một tập sách đã viết về Sài Gòn.

L.M.Q

(VIII.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 77 trong tổng số 92

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com