THƠ Tập thơ

Lê Minh Quốc - TRONG CÕI CHIÊM BAO

tap-tho-dau-tay-in-nam-1989

LỜI THƯA,

Tập thơ đầu tay Trong cõi chiêm bao (NXB Trẻ) in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 5.1989. Như một cách mừng sinh nhật. Tranh bìa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Điêu Quốc Việt trình bày, Đỗ Trung Quân ký họa tác giả và nhà thơ Nguyễn Thái Dương sửa bản in.

Ngay trang 3 là bài viết “Người nói giọng chim” của nhà thơ Đoàn Vị Thượng:

“Đúng ba mười tuổi, ra tập thơ đầu tay. Không sớm nhưng cũng không quá muộn. Lê Minh Quốc nói với tôi: Đây là món quà sinh nhật mình dành cho mình năm ba mươi tuổi! Độc giả có thể sẽ thích hay không thích tập thơ này. Nhưng đây, trước hết là món quà Quốc dành cho mình - hay nói cách khác, tập thơ này là sự đáp lễ đối với cuộc đời mà Quốc đã được sống trong ba mươi năm.

Ba mươi năm ấy… có những gì?

Bạn và tôi, nào ai biết được nếu không cùng lắng nghe Quốc kể.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - NGÀY MAI CÒN LẠI MỘT MÌNH TÔI

2

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc, Đoàn Tuấn - ĐẤT BÊN NGOÀI TỔ QUỐC

6

 

LỜI THƯA,

Tập thơ này được ra đời khi tôi ra Hà Nội gặp lại đồng đội cũ của một thời chiến tranh. Góp nhặt lại những gì đã viết còn rơi rớt trong sổ tay. Tập thơ in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 12.1997.

Toàn bộ tiền thưởng của tôi trong cuộc thi thơ về hình tượng con cọp do báo Văn nghệ TP.HCM tổ chức, chuyển ra Hà Nội để Đoàn Tuấn lo in ấn. Bìa là tượng điêu khắc của Điềm Phùng Thị. Sau này tập thơ được NXB Trẻ tái bản.

Đọc lại và còn thương lấy thời tuổi trẻ của mình. Một vết sọ đã hằn qua năm tháng...

Nay tôi post lại bài trả lời phóng vấn của báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 22.12.1999 như lời tự sự về năm tháng đó:

Lê Minh Quốc: Thời gian ở chiến trường là những ngày đẹp nhất

Năm mười tám tuổi, tôi đi bộ đội. Khoảng thời gian 6 năm ở chiến trường với tôi là những tháng ngày đẹp nhất không còn trở lại nữa của tuổi thanh xuân. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về kỷ niệm rất gian khổ. Lúc đó, chúng tôi đã làm thơ để chuyền tay nhau đọc. Tôi còn nhớ những bài thơ của Đoàn Minh Tuấn (giải A cuộc thi thơ của tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1986) cũng bắt đầu từ năm tháng đó. Có điều là một người từng cầm súng chiến đấu ở đất nước Ăng-ko - nhưng tôi nhận thấy: Chúng ta vẫn chưa có những tác phẩm thơ xứng đáng với tầm vóc của người chiến sĩ quân tình nguyện. Chắc chắn không phải vì tài năng của người cầm bút - mà vì một điều gì đó tôi không lý giải được. Những năm tháng ở Campuchia, Lào, ở biên giới Thái Lan - với tôi vẫn còn đậm tình đồng đội và sự hy sinh rất lớn… Chẳng bao giờ tôi quên được những buổi chiều vàng vọt ở các nghĩa trang Đức Cơ (đường 19B), An Lung Veng, Kulen… nơi an nghỉ của những đồng đội. Chẳng quên được những cánh rừng trong mùa khô, mùa mưa mà mìn KP2, K63, 65.2A, 45.2A,… rải đầy như lá. Đối đầu với biết bao sự gian khổ rất khắc nghiệt, chúng tôi sống và làm thơ. Những bài thơ của tôi sau này được in trên báo chí, trong những tập thơ - đã được ra đời như vậy. Bây giờ lùi vào quá khứ để nhìn lại cuộc chiến tranh, tôi thấy mình đã ít nhiều thi vị hóa, thậm chí đã tránh né khi viết về sự hy sinh mất mát. Liệu có nên như vậy không? Bây giờ đã rời đội ngũ, vật lộn với cơm áo đời thường làm tôi thấm thía những tháng năm tuổi trẻ cầm súng lúc đó, không ai đòi hỏi chúng tôi về chuyện… hộ khẩu bao giờ! Bây giờ trở về, trường đại học, rồi đi viết báo kiếm sống, với tôi hộ khẩu lại vẫn là chuyện canh cánh bên lòng. Có phải đây là một đòi hỏi quá lớn đối với một người lính trở về? Những đời thường như vậy thơ ca của tôi đành bất lực. Dù sao, xin ghi nhớ sự cưu mang của đơn vị C7, D8, F29 (307) đã nuôi dưỡng thơ tôi và tôi trưởng thành.


VI.2012

LÊ MINH QUỐC

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 2 trong tổng số 2

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com