VĂN XUÔI Truyện ngắn TÚ HỢI: Tuyệt đỉnh Kungfu

TÚ HỢI: Tuyệt đỉnh Kungfu



tuyet-dinh-Kongfu

Cùng một chủ đề:

BÀI HỌC VỀ HƯU

NGHỆ THUẬT THOÁT HIỂM

VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes

Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ

Dân tình tệ bạc quá đi mất

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

ĐỘNG CƠ LÀ ĐỘNG CƠ GÌ?

LỜI DẠY CỦA CỤ BÁ KIẾN

Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách

Ông trời của làng Vũ Đại

"NGHỆ THUẬT" NÓI

"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời

Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ

Chí Phèo tân truyện

Luật... mọc sừng

"Độc chiêu" của Xuân Tóc Đỏ

Phường chèo làng ta

Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố

Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ

Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ

Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"

Chúa Chổm và ông già Noel

Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ

Dân đen sướng lắm chứ

"BÍ KÍP" QUAN TRỌNG NHẤT

Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"

Cuội đời mới

Nỗi lòng cụ Ngáo

"KHÔNG SAO" -  NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?

LAI RAI NGẪM NGHĨ CHUYỆN ĐỜI

Tội trạng của con kiến

Sự linh nghiệm của một quẻ bói

KHÓ LẮM, KHÓ LẮM CƠ

KINH NGHIỆM NÓI DÓC

Sự đời, đơn giản vậy thôi

THẾ MIỆNG NHÀ MÀY CÓ GÌ?

Vì sao Don Juan ngủm củ tỏi?

SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"

Có tiền xúng xính sướng như tiên?

Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?

SỰ CỐ NÀY MỚI LÀ SỰ VINH HOA

XIN LỖI, ÔNG LÀ AI?

Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót

 

Rạng sáng, tiếng gà vừa gáy tẻ tè te, thầy giáo Thứ đã ngâm thơ sang sảng. Thơ rằng: “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài/ Bốn nhà cộng lại bằng hai... nhà nghèo”. Bất ngờ thay, lúc bấy giờ mụ Đốp cũng đi ngang qua, xắn váy lên tận bẹn rồi cắc cớ hỏi rằng: “Bẩm thầy, nghèo à? Cả làng ta nghèo, chứ nào riêng gì mấy thầy? Vậy mà cũng ca cẩm? Rối tai lắm”.

Nghe ra cũng chí lý, thầy bèn cười mà rằng: “Nghèo ra làm sao? Mụ nói thử coi?”. Vốn đã từng vác mõ đi rao các thông tư, thông báo, thông tri của làng, của xã nên trí tuệ mụ Đốp - dù học hành chữ nghĩa không đầy lá mít, nhưng cũng thông tuệ lắm. Bởi thế, mụ ngoác mồm ngay tắp lự: “Lương chồng, lương vợ, lương con/ Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm/ Lương tâm đem chặt ra hầm/ Với rau muống luộc khen thầm là ngon”.

Dù gật gù khen thơ hay không thua gì cỡ Lý Bạch, Đỗ Phủ nhưng thầy giáo Thứ cũng thòng thêm: “Xét ra đã lạc hậu rồi mụ Đốp ạ. Ngày nay, thiên hạ lấy nhớt tưới lên rau. Rau xanh um. Liệu có an toàn thực phẩm?”. Trúng chóc. Nào dám cãi lại, mụ Đốp cả thẹn: “Vâng ạ. Bẩm thầy, thế câu này có lạc hậu không?”. Không thèm đợi nghe câu trả lời, mụ đọc luôn: “Thầy giáo tháo giày đi chân đất/ Nhà trường nhường trà uống nước sôi”. Giáo Thứ bật cười khanh khách: “Ối dào, thơ với thẩn của cái thời bao cấp. Cũ mốc, cũ xì rồi”.

Mụ Đốp lại cả thẹn lần nữa, bèn nhăn mày nhíu trán suy nghĩ một lúc rồi hỏi: “Nhà em xin hỏi, vậy cái gì trong lãnh vực nhà thầy vừa diễn ra còn mới mẻ, mới toanh ạ?”. Dễ ẹt. Thầy giáo Thứ đáp ngay: “Là câu tuyên bố: Công cuộc đổi mới toàn diện, cơ bản giáo dục lần này là “trận đánh lớn”. Đúng chửa?”. Mụ Đốp khinh khỉnh: “Trận đánh lớn! Trận đánh lớn! Hứ, đánh nhau mấy chục năm giời rồi, chưa chán à? Mà thôi. Nhiệm kỳ trước. Cũ rồi”.

Vậy cái gì mới?

Bỗng đâu có tiếng chó sủa vang đầu ngõ, thì ra chính là Trạch Văn Đoành. Sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện, đúng như tên gọi không khác gì súng thần công bắn xuyên lỗ tai, hắn ta liền bắn liên thanh: “Phong giáo sư, phó giáo sư/ Xét trong quy chế tựa như phiên chợ Lường/ Quy trình nghìn kế trăm phương/ Thằng mù cũng biết tìm đường mà vô”. Nghe đụng chạm đến lãnh vực thiêng liêng, cao quý “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, giáo Thứ đỏ mặt tía tai: “Mù mắt hay mù chữ? Thế cậu có trong danh sách xét duyệt giáo sư lần này không? Láo! Láo đến thế là cùng”.

Với câu mắng đó, Trạch Văn Đoành sẽ líu quíu mà xin lỗi chăng? Vốn đã từng sang Tây vì nghĩa vụ “Rồng Nam phun Đức tặc” từ cái năm “min-nớp xăng cát-tó”, do đó, Đoành mới kiêu hãnh mà rằng: “Bẩm thầy, chẳng giấu gì thầy, sang mẫu quốc nhà cháu có tranh thủ nghiên cứu công trình khoa học đấy ạ”. Chà, ngạc nhiên quá, sao bây giờ mới biết, thế là cả giáo Thứ lẫn mụ Đốp đồng thanh nói lớn: “Công trình gì?”.

Đoành cả cười: “Xưa nay, “Ignoramus” theo tiếng La tinh là “Chúng tôi không biết”, vốn câu huấn thị dành cho các nhà khoa học còn tiếp tục học hỏi, khám phá về lãnh vực đang nghiên cứu. Thế nhưng đây ứ cần vì em đã biết tất tần tật. Biết gì? Biết rằng: “Con cóc chẳng phải con gà/ Quả ổi chẳng phải quả na, quả dừa/ Cái đục chẳng giống cái cưa/ Mùa xuân không thể có mưa mùa hè/ Đôi mắt không phải để nghe/ Đôi dép không phải để che trên đầu/ Đã nghèo thì không thể giàu/ Ngồi trên đỉnh núi không thể câu cá mè/ Mới đẻ sao biết đi xe/ Điếc tai sao có thể nghe nói thầm/ Đã đúng thì không thể nhầm/ Cục than đang nóng không cầm được đâu…”.

“Hé hé hé! Một công trình nghiên cứu tuyệt tác. Xứng đáng được phong học hàm giáo sư! Xin chúc mừng nền học thuật của nước Nam ta”. Câu nói rổn rảng ấy là xuất phát từ cái miệng của thầy lang Rận, người vừa được phong danh hiệu vẻ vang Lương y như từ mẫu. Trạch Văn Đoành cúi rạp người một cách sung sướng: “Cảm ơn thầy có lời khen”.

Thế thì thầy lang Rận đáp lại ra làm sao?

Thầy từ tốn mà rằng: “Anh biết như thế vẫn chưa đủ đâu. Vì sao đã được phong Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân nhưng tớ đây, thầy giáo Thứ đây mà còn phải... Còn phải gì? Biết không hử Đoành?”. Lúc Đoành đang ngắc ngứ suy tư, bất giác, hai dòng lệ nóng đột ngột lăn ra khỏi mí mắt, thầy giáo Thứ hét lớn: “Phải tuyệt đỉnh Kungfu!”. Mụ Đốp và Trạch Văn Đoành cùng ngạc nhiên: “Phải tuyệt đỉnh Kungfu?”. Lập tức thầy giáo Thứ xắn quần lên, chà, hai đầu gối sưng chù vù; thầy lang Rận kéo tay áo lên, chà, cánh tay đang băng bột!

Nguyên cớ tại làm sao?

Xem hồi sau sẽ rõ.

T.H

(Nguồn: TTC số 15.3.2018)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com