LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 30.12.2015

Array In Array

ISfI4g9-768x512(ảnh:Internet)

 

Sắp hết một năm. Năm 2015. Chỉ một ngày nữa. Một năm đi qua, những gì còn đọng lại? Những gì sẽ mất đi. “Cái đất nước mình nó thế”. Hóa ra ông Hoàng Ngọc Hiến, chẳng nhớ nổi ông đã viết, đã nghiên cứu những gì, nhưng rõ ràng câu nói ấy hết sức ấn tượng. Khó quên. Còn “thời sự” dài dài. Năm tháng đã sống cơn cớ làm sao lại tréo ngoe, kỳ cục, quái đản đến thế. Mỗi ngày, đôi khi để có thể vui sống, con người ta phải chọn cách tốt nhất là thanh lọc chính mình, tự làm một cái rào cản để không phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin ô nhiễm. Ngộ độc như chơi.

Tìm lấy niềm vui cũng chẳng dễ dàng gì.

Thật đáng kính nể nhiều đồng nghiệp, trong cái mớ bùng nhùng, rối rắm của cái đời này, họ vẫn có thể tìm được những lối thoát tích cực. Có người trao hạnh phúc, niềm vui cho kẻ nghèo đói, bất hạnh bằng những suất cơm giá rẻ, bằng những chuyến đi trao học bổng, bằng tình cảm nhường cơm xẻ áo; lại có người tiếp tục với những trang viết tươi sáng, hướng thiện như một cách thắp lên niềm tin, che gió độc để giữ lấy ánh sáng của lòng thiện… Vẫn còn đó những con người lặng lẽ đi qua cuộc đời này bằng cái nhìn nhẹ nhàng, an lạc. Phải thế. Phải tin thế. Đôi khi đó cũng cần một thư doping, một thứ ảo giác để đánh thừa cảm giác đã nhìn thấy từ hiện thực. Đã ngấu. Đã buồn nôn. Nếu không, trong những năm tháng xáo trộn, bùng nhùng, nhốn nháo, láo nháo, lếu láo này những con người bình thường - chỉ muốn sống lương thiện, tay làm hàm nhai biết tựa vào đâu, dựa vào đâu để đi qua một kiếp người? Cũng là người nhưng đôi lúc nhìn quanh, nhìn lên, nhìn xuống thấy rặt là người nhưng tại sao lại xa lạ đến thế. Cái sự xa lạ ấy, đừng nhìn đâu xa, cứ nhìn vào những phát ngôn của họ, có thể thấy sự hổn độn, dối trá khinh khiếp đến dường nào.

Thử đọc, Năm 2015: Những phát ngôn ấn tượng và thì… tương lai trên báo điện tử VietNamnet ngày 29.12.2015. Y lượt ghi:

Ông P.Đ.L, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Thành ủy HN: “Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó”; “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...(VietNamNet, ngày 17/3). Phó GS.Ts. N.H.T (Học viện Hành chính Quốc gia): “Đã là kinh tế thị trường thì chạy là tất nhiên, luật hóa cho tiền chạy nổi lên, dễ kiểm soát. Và trên thế giới ai cũng chạy chức chạy quyền, kể cả Obama (Tuần Việt Nam, ngày 28/1). Đại biểu Quốc Hội L.N kiến nghị đổi mới cách trừng phạt những kẻ tham nhũng: “Không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà vợ nuôi cho đủ… xấu hổ”. Ông H.T.A - Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao- Du lịch: “Trách nhiệm của tôi là sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp, chứ hết thời gian rồi thì làm sao bây giờ?”; “Tôi trả lời chất vấn như vậy là để giảm stress cho các đại biểu Quốc Hội”. TS N.V.T - Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề XH của Quốc Hội khi đề cập về việc tăng giá dịch vụ y tế cũng như bảo hiểm y tế trong năm 2016: “Giá bảo hiểm y tế dù tăng cũng chỉ bằng 2-3 bữa nhậu (VTV, ngày 19/12)” v.v..

Còn có thể trích dẫn thêm. Mà thôi. Hãy để công việc tổng kết đó cho cho các tờ báo cười. À, nếu có ai chịu khó một chút, thu thập lại các câu nói "bất hủ" của quan chức nước nhà, chỉ từ 1975 trở lại đây thôi ắt sẽ có một công trình giá trị, đời sau cần dùng đến. Chắc chắn nó tồn tại bền hơn gấp vạn lần các bài diễn văn mà hiện nay các báo phải đưa tin từ trang 1, in toàn văn ở trang trong. Y là người yếu bóng vía, không dám bàn đến nữa.

Hãy xem chiều qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bình chọn bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2015 như thế nào? Kết quả 10 sự kiện được công bố như sau:

1. Chương trình Diễu hành Nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Quốc khánh với chủ đề "Việt Nam - Khát vọng hòa bình" tôn vinh sự đa dạng văn hóa và khát vọng hòa bình của các dân tộc Việt Nam.

2. Triển lãm 70 năm thành tựu kinh tế - xã hội với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.

3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) lần thứ hai được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Đây là di sản đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận tiêu chí về đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu.

4. UNESCO ghi danh Di sản đa quốc gia "Nghi lễ và trò chơi Kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia xây dựng thành công hồ sơ di sản đa quốc gia.

5. Lần đầu tiên Nhà nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, vinh danh các báu vật nhân văn sống trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

6. "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" trở thành bộ phim đầu tiên của mô hình Nhà nước đầu tư, tư nhân sản xuất, tạo được tiếng vang về chất lượng nghệ thuật và hiệu quả kinh tế.

7. Chính phủ ban hành các Nghị quyết miễn thị thực có thời hạn cho công dân 6 nước châu Âu vào Việt Nam, tạo bước đột phá cho ngành du lịch.

8. ABC News - Kênh truyền hình Mỹ thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp từ hang Sơn Đoòng và hang Én (Quảng Bình), thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế.

9. SEA Games 28 là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam, khi lần đầu tiên các môn Olympic đóng góp tới 87% tỉ lệ các môn đoạt Huy chương Vàng.

10. Ánh Viên vào top 5 nữ kình ngư xuất sắc nhất châu Á, được báo chí quốc tế mệnh danh "Cô gái thép".

Nghĩ thế nào? Chẳng nghĩ thế nào. Chỉ tự hỏi, có một sự kiện về văn hóa, cơ quan Thông tấn xã Việt Nam bình chọn, nhưng Bộ này thì không? Đó là “Chuỗi sự kiện Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015): Đây là hoạt động văn hóa lớn của quốc gia được tổ chức thành chuỗi các sự kiện sôi nổi trên toàn quốc mà đỉnh cao là chương trình đại lễ diễn ra vào tối 5/12 tại Hà Tĩnh. Cùng với đó là các hoạt động hưởng ứng trên bình diện quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết UNESCO về việc vinh danh đại thi hào Nguyễn Du. Các hoạt động này, một lần nữa, đã làm nổi bật thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm “Truyện Kiều” - được đánh giá là "một trong những tác phẩm văn hóa trứ danh nhất của thế giới", đề cao chủ nghĩa nhân đạo, khát vọng hòa bình, giá trị gia đình, truyền thống văn hóa...”.

Vị trí nào, tầng lớp nào, quan điểm nào ắt kết quả bình chọn đó.  Mà thôi. Y là người yếu bóng vía, không dám bàn đến. Trước cái hiện thực xã hội, trước thông tin thời sự mỗi ngày, việc gì phải đọc, phải tò mò rồi đâm ra lại thở dài mà nhớ đến câu thơ của Tản Đà thi sĩ thứ thiệt:

Người đời thử ngẫm mà hay

Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!

Còn ai ai tỉnh, ai mê,

Những ai thiên cổ đi về những đâu?

Đời đáng chán hay không đáng chán?

Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm

Y không có bạn tri âm. Thật đấy. Thật không ? Thế hỏi ai? Chẳng lẽ hỏi lấy chính mình? Ngớ ngẩn. Thôi thì, tìm lấy sự chia sẻ từ những tinh hoa đã vùi sau ba tấc đất, tìm ở đó một chút lòng thành đặng an ủi lấy chính mình. Cuộc sống của mỗi người, tự họ, đã là một sự lựa chọn, dù muốn hoặc không. Phần phúc, số mệnh mỗi người ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã định hình là thế. Có phải không? “Hỡi ôi khi ở trong lòng mẹ/ Ta muốn đi cho trọn kiếp người”. Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc. Sáng nay, dậy sớm. Không gì khác mọi ngày. Khác mỗi ngày để làm gì? Chẳng biết. Giống hệt mỗi ngày làm gì? Chẳng biết nữa. Cứ lầm lũi đi qua ngày tháng theo lựa chọn của riêng mình. Vậy thôi. Nhìn quanh bốn phía, tám hướng mặt đời, có gì vui, có gì buồn? Thôi thì, hãy ngẫm lại nhân sinh quan của nhà văn hóa Nguyễn Hiến Lê: “Một xã hội văn minh thì nhà cầm quyền không đàn áp đối lập, cùng lắm chỉ có thể ngăn cản họ để họ đừng gây rối thôi; tuyệt nhiên không được tra tấn họ. Phải tuyệt đối tôn trọng chính kiến của một người. Một xã hội mà nghề cầm bút, nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không gọi là xã hội tự do được”.

Đọc Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, nếu đọc bản in lần thứ nhất năm 1992 (NXB Văn Học) là thiếu sót. Nghe đâu bản in ở nước ngoài mới đầy đủ hơn cả. Đã lâu, vẫn quan tâm đến hồi ký của người bạn văn, vai đàn anh, có chia sẻ rằng: “Vẫn biết, nếu in trọn vẹn thì khó. Người ta biên tập, cắt xén cả. Vấn đề là khi viết, tự mình có “biên tập” hay không?”. Câu hỏi ấy, tưởng dễ nhưng lại khó. Khó ở chỗ, sống và viết dưới một cái nếp suy nghĩ, một guồng máy xã hội đã vận hành như thế, đã là thế, không rõ tự bao giờ, nỗi sợ hãi, sự cẩn trọng quá mức đã thâm nhập vào máu, vài cái óc tự bao giờ rồi. Muốn thoát ra, khó lắm. Bản thân y đó thôi.

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà