LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 1.8.2013


Có lẽ trong tập sách Đắc nhân tâm thì phải, ông Nguyễn Hiến Lê có viết một câu, đại khái, muốn tạo được tình cảm của người khác, cách tốt nhất là phải nhớ tên người đó. Với con người ta, cái tên của họ là quan trọng nhất. Nhớ đến tên họ, khi ta gọi thì lập tức họ dành ngay cho ta sự thiện cảm. Đúng quá. Có lần, thấy ông Bùi Giáng múa may quay cuồng ngoài phố, bất cần đời, đố ai có thể hạ hỏa được cơn điên mộng du trầm phù bi đát của trung niên thi sĩ?. Chỉ có cách duy nhất, gọi đúng tên “Bùi Giáng”. Quả nhiên, ông đột ngột  bừng tỉnh, cười khà khà: “Sao nhà ngươi biết trẫm?”. Trả lời xong, nghe lọt tai là ổng nhảy luôn lên xe và bảo phóng đi đến nơi nào đó.

 

leminhquoc

Thiệp mừng của em Lê Vũ Quỳnh Phương, học sinh lớp 11 trường PTTH Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)


Sáng nay, mở máy có hàng loạt tin chúc mừng sinh nhật. Do sử dụng máy mới, sim cũ đã hư nên không còn lưu danh sách cũ. Thấy tin nhắn mừng quá, bèn hỏi lại “bạn/ em/ anh tên gì để Q lưu vào máy”. Tưởng rằng, mọi chuyện đơn giản. Không ngờ, phía bên kia lại giận dỗi “ủa, lâu nay vẫn liên lạc mà không lưu lại tên à? Tệ quá xá tệ”.

Giải thích lần nữa. Vẫn giận.

Lại thêm kiểu giận, “cho địa chỉ để Q gửi sách mới đến tặng em/ anh”. Lập tức, “ủa nhà em / anh thì Q đã đến rồi, chơi với nhau bao nhiêu năm mà không nhớ à? Tệ quá xá tệ”.

Giải thích lần nữa. Vẫn giận.

Lại thêm kiểu giận, “cho cái email để Q gửi cho nhanh nha?”. Lập tức, “trời, chỉ có mỗi cái email mà cũng không nhớ? Tệ quá xá tệ”. Trời, máy hư hoài, mỗi lần cài đặt lại các dữ liệu bị xóa sạch, có còn lưu giữ gì đâu.

Giải thích lần nữa. Vẫn giận.

Khổ thật. Đời sống này con người ngày càng khó tính chăng? Hiểu nhầm nhau cũng là cái khổ. Không thông cảm được cho nhau cũng là cái khổ. Thế thì, ba ngàn thế giới này nhìn vào đâu cũng thấy khổ. Khổ nhất là con người ta tự làm khổ nhau. Dằn vặt nhau. Đay nghiến nhau. Dù vẫn thương nhau. Cái khổ này mới ghê gớm. Còn hơn cả thủy, họa, đạo, tặc. Biết làm sao bây giờ?

Lại thêm một tuổi. Sáng nay, trên facebook tràn ngập những lời chúc mừng sinh nhật. Có comment kèm theo hình hoa thắm. Nhìn thấy vui. Hình hoa đẹp nhất, ấn tượng nhất vẫn là của cháu Quỳnh Phương, Ban phunuonline… Hoa này bền hơn hoa thật, bởi giữ lâu hơn, bởi tự tay người chúc mừng thực hiện.

Lại thêm một tuổi, là lúc ấy, con người bước đến gần hơn với sự tàn lụi của kiếp người. Biết thế sao vẫn mừng? Mừng vì đã đi trọn một chặng đường của kiếp bẽ bàng nhân sinh, rồi chỉ giây phút sau, lại tiếp tục lên đường. Vâng, lại phải lên đường. Dù hân hoan. Dù mệt mỏi. Dù hào hứng. Dù chán nản. Cũng phải lên đường. Lại tiếp tục đi về phía của ngày sẽ tắt ngúm một ngọn lửa. Phía tro tàn của Lãng quên. Phía của gió sẽ tắt thở giữa một triền núi. Phía của hoa sẽ rũa trên cánh đồng thời gian đang tràn trề sự sống. Cái chết đến. Lại bắt đầu một Nguồn sống mới.

Ngày hôm nay làm gì? Liệu có thể bắt tay vào viết đề tài cho Hội thảo khoa học không? Thư mời của       PGS.TS. Võ Văn Sen như sau: “Bùi Giáng là nhà thơ thiên tài, nhà nghiên cứu uyên bác, dịch giả tài hoa của nước ta nửa sau TK.XX. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Bùi Giáng, để tưởng nhớ một tài năng văn học nhiều mặt của nước ta, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức Tọa đàm khoa học về nhà thơ Bùi Giáng. Nội dung: Sưu tầm, xác minh tư liệu về Bùi Giáng;  Đánh giá giá trị sự nghiệp nghiên cứu, dịch thuật, sáng tác của Bùi Giáng Hồi ức, kỷ niệm, giai thoại về nhà thơ Bùi Giáng”. Hội thảo tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG TP.HCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM) vào giữa tháng 9.2013”.

Phải viết thôi. Ngôi trường này y đã học và có nhiều kỷ niệm khó quên. Ngày ấy, do quan hệ tốt với chị Châu - thủ thư nên y được nhiều ưu tiên hơn. Nếu các bạn sinh viên chỉ đọc tại phòng đọc của thư viện, y có thể vào lục lọi tận trong kho sách, được đọc và mượn nhiều loại sách báo kể cả loại phải có “giấy giới thiệu của nhà trường hoặc của khoa”. Nhờ thế, từ năm thứ ba, y đã ngốn hết Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực văn đoàn; Tiểu thuyết thứ bảy của ông Vũ Đình Long chủ nhiệm, Vũ Bằng chủ bút v.v... Từ kho sách này, y đã viết một loạt bài báo có tính chất nghiên cứu văn học, in báo Văn Nghệ TP.HCM, kiếm cơm của thời sinh viên khốn khó. Thời ấy chỉ mơ mỗi bữa ăn có được miếng thịt sườn. Vì thế, sau này mới ký bút danh Huyền Sương là vậy. Nhiều người tưởng y hoài niệm, tơ tưởng một nhan sắc hoa khôi nào đó, không, y thực dụng lắm, chỉ mê miếng thịt sườn! Tongue out

Có một lần, do mải mê đọc sách trong kho sách, tầng lầu 2, lúc ngẩng đầu lên đã tối. Phải về thôi. Y bước ra ngoài, trời đất ơi, cửa đã khóa. Thời đó chưa có điện thoại di động, cũng không thể kêu ầm ĩ, người khác biết là chị thủ thư bị kỷ luật như chơi, bởi đã tùy tiện cho người không có trách nhiệm vào kho sách. Vậy phải làm sao? Thế là đêm ấy, y đã ngủ lại trong kho sách. Một kỷ niệm đáng nhớ, thỉnh thoảng nhớ lại, y sung sướng lắm bởi chưa một sinh viên nào có “may mắn” ấy . Lại nhớ, cũng tại nơi này, đang học năm thứ tư, với chùm thơ Hát với đất y đoạt Giải nhất cuộc thi thơ kỷ niệm 10 năm TNXP, tiền giải thưởng 100 ngàn đồng. Nào ngờ, vừa nhận xong, chỉ mấy ngay sau đổi tiền, chỉ còn 10 ngàn. Tưởng đâu có thể vi vu thơ mộng, cuối cùng lại trở về với những ngày đìu hiu phòng trọ ở Cầu Sơn (Bình Thạnh):

Ôi, những ngày lang thang ngựa sắt

đất thành đô méo mặt theo tiền

Ngày hôm nay làm vì? Sáng sớm, chỉ vì mấy cái tin nhắn, bị giận; đang viết bài, đột nhiên cúp điện; đi ký nhuận bút, không nhận được tiền vì thủ quỹ đi vắng.

Tiền xung hậu kiết.

Thật cảm động khi anh chị N.Đ.T có ý định tổ chức một cuộc nhậu cho ngày 1.8. Cũng vài gương mặt cũ. Có điều, lần này và như những lần trước, gần đây đã vắng mặt bà cụ - nhà văn Bà Tùng Long, người cũng sinh vào 1.8. Rưng rưng nhớ lại bà cụ như thuở sinh thời, cũng đông đủ anh em thế này, vào dịp này. Thoáng có một chút bùi ngùi. Có thơ gì cho ngày sinh nhật như mọi năm không? Trả lời ra sao? Bèn ngẫu hứng lật trang Truyện Kiều:

Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau!


L.M.Q


Thiệp hoa của bạn bè

 

*Đỗ Ngọc & Ban Phunuonline:

do-ngoc

*Đạo diễn Mỹ Khanh:

my-khanhRR-1

*Bê Lê

Bele-RR

*Nguyễn Thị Xuân Hòa:

nguyen-thi-xuan-hoaRR

*Chi Tống:

chitongR

Chuồn Chuồn Ngọc:

chuonchuon-ngoc

Mai Tuyết:

Mai-Tuyet

*Nhà văn Đinh Lê Vũ:

dinh-levuR

* Minh


baee190ca7eeba226dd8e818da031d38


Chia sẻ liên kết này...

Add comment