THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc Tập sách VE VÃN SÀI GÒN của CHỊ ĐẸP đã phát hành - * Ve vãn Sài Gòn (báo Phụ Nữ TP.HCM)

Tập sách VE VÃN SÀI GÒN của CHỊ ĐẸP đã phát hành - * Ve vãn Sài Gòn (báo Phụ Nữ TP.HCM)

Mục lục
Tập sách VE VÃN SÀI GÒN của CHỊ ĐẸP đã phát hành
* VE VÃN SÀI GÒN: LỜI GIỚI THIỆU
* TỰ BẠCH CỦA TÁC GIẢ CHỊ ĐẸP
* Thông tin giao lưu ra mắt VE VÃN SÀI GÒN
* Ve vãn Sài Gòn (báo Phụ Nữ TP.HCM)
* Người Sài Gòn “Ve vãn Sài Gòn” (báo Người Lao Động)
* Ve vãn Sài Gòn (báo Thể thao TP.HCM)
* Cùng Chị Đẹp Ve vãn Sài Gòn (báo Đất Việt)
* Chị Đẹp - Ve vãn Sài Gòn (vietwebradio.net)
* 'Ve vãn Sài Gòn' - cuốn sách có… 'comment' (Thể thao & văn hóa)
* Có gì ở Sài Gòn để mà ve vãn...? (Lao động cuối tuần)
* Ngút ngàn mắt nhớ (dtphorum.com)
“Tác giả Chị Đẹp: Sách tái bản mà mình không có
* VÀI HÌNH ẢNH RA MẮT SÁCH Ve vãn Sài Gòn
Tất cả các trang

 

VE VÃN SÀI GÒN

Ve vãn Sài Gòn (NXB Trẻ & Tủ sách Tuổi Trẻ) của tác giả Chị Đẹp là một hàng ngàn trang sách góp phần lý giải sự quyến rũ của Sài Gòn.

Ở tập tùy bút này, tác giả chỉ nhìn Sài Gòn từ không gian của trung tâm: “Nếu lấy một cái compass và dùng Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố làm một cái tâm, xoay một vòng trong bán kính độ chừng 1 cây số, đó có lẽ là Saigon trong suy nghĩ của rất nhiều người...”. Chỉ trong phạm vi ấy mà đã có biết bao chuyện để nói, để bàn từ Nhớ Sài Gòn, Vẽ Sài Gòn, Sài Gòn ở, Tiếng Sài Gòn, Xuống phố, Sài Gòn ăn, Đêm Sài Gòn, Noel Sài Gòn đến Đàn ông Sài Gòn…

ve-van-1

 

Thú thật, tôi đã tìm thấy trong tập sách này có nhiều chi tiết về Sài Gòn mà tôi chưa được biết, “Trên đường Hai Bà Trưng, đối diện Khách sạn Park Hyatt có một ngõ nhỏ, bề ngang độ bốn mét”, vào đó, ở dãy nhà hàng phía bên tay trái “thực chất trước đây là một nhà máy chế biến thuốc phiện từ thời Pháp” (tr.114); Thông tin này, đọc Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển ta không tìm thấy. Trong phần comment, nhà văn Nguyễn Đông Thức cho biết thêm: “Khu này ngày xưa là cư xá của dân quan thuế (Hải quan)”.

La cà đến các quán ăn, quán cà phê, những đường phố quanh quẩn ở quận 1, tất nhiên không thể thiếu con đường Nguyễn Thiệp “là con đường ngắn và hẹp nhất Sài Gòn, tôi nghĩ thế” (tr.60). Hầu như nơi nào chị cũng có cái nhìn “soi mói” để tìm kiếm những điều còn ẩn khuất đâu đó. Chẳng hạn, khi nhận xét về đàn ông Sài Gòn, chị viết: “Đàn ông Sài Gòn cũng thích cứu vớt những số phận, những bóng hồng lạc loài hay lận dận. Đôi khi vào nhũng quán bia ôm nghe chuyện đời trôi nổi của các cô gai ở đây, lòng hào hiệp bổi lên, móc tiền ra cho và sau đấy thu xếp cho cô ta quay về đời sống lương thiện sạch sẽ. Hỏi vì sao, có khi đàn ông đấy chỉ nói ngắn gọn là “tôi có con gái, làm như vậy để phúc cho con mình:” (tr.177)

Lang thang qua từng con chữ trong Ve vãn Sài Gòn hẳn những ai yêu Sài Gòn sẽ có cảm giác song hành về một Sài Gòn hôm nay và Sài Gòn của thập niên 1960 thế kỷ trước. Sài Gòn của hiện tại và Sài Gòn của ký ức. Và có lẽ, người đọc cũng muốn được gặp tác giả để tranh cãi thêm chuyện này, chuyện nọ cho đỡ ấm ức hoặc cho rõ thêm những điều tác giả bàn chưa rõ. Nhưng dù thế nào thì hẳn người đọc cũng hài lòng vì cò người viết về Sài Gòn chạm đến những gì mình nghĩ.

Tác giả sẽ tiếp tục “bà Tám” về chuyện Sài Gòn trong cuộc giao lưu với bạn đọc vào lúc 9 giờ ngày thứ Bảy (22.6.2013) tại cà phê Trung Nguyên (6A Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM) do NXB Trẻ tổ chức.

LÊ VĂN NGHỆ

(nguồn: báo Phụ Nữ TP.HCM 21.6.2013)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com