THƠ Suy nghĩ về Thơ

Lê Minh Quốc - Đọc thơ TRỊNH CÔNG SƠN

tcs

 

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: TRẦN HOÀNG THIÊN KIM - một ấn tượng mới

Ngày đăng:  28/03/2012 5:00:00 SA

(Đọc tập thơ Mưa tượng hình - Nxb  Văn học-2011)

Tran_hoang_thien_kim

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: QUÁCH TẤN - Sứ Giả "Mùa Cổ Điển"

quach-tan

Bài viết của Lê Minh Quốc về bài thơ của nhà thơ Quách Tấn (Báo Nhi Đồng số 4.8.1995)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC viết Tựa tập thơ VÕ THỊ NHƯ MAI

vothinhumai

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Về cuộc thi THƠ THỜI TÔI SỐNG

toi-tu-duyGọi là cuộc thi của tập san Áo Trắng, nhưng thật ra đây là sự tiếp nối của sân chơi Bút mới của báo Tuổi Trẻ đã có từ nhiều năm trước. Vẫn là mục tiêu tìm kiếm những gương mặt thơ mới. Trong thời đại này, dẫu vội vã đến cỡ nào đi nữa thì sáng tác văn học, cụ thể là thơ, vẫn có chỗ đứng trong tâm trí của bạn đọc. Những con chữ lặng lẽ trên hành trình tìm đến với người yêu thơ vẫn bất biến. Không thay đổi. Nếu có khác chăng là “hồn vía” của câu chữ trong từng bài thơ nhằm phản ánh tâm trạng, khát vọng của người sáng tác.

Thử hỏi, thơ đứng ở đâu trong cái cõi nhân sinh này. Nó đứng trên trời chăng? Nó thấp lè tè dưới đất chăng? Cũng đúng mà cũng chưa đúng. Nếu đứng trên trời thì nó xa rời thực tế, không cảm nhận được sức sống của Đời. Nếu đứng dưới đất, thì nó lại thiếu đi sự bay bỗng đặc trưng của một thể loại nghệ thuật. Vậy phải kết hợp cả hai. Đó cũng là điều “khổ tâm” của ban giám khảo khi “nhăn mặt nhíu mày” một cách nghiêm túc nhằm tìm ra những bài thơ hay nhất để trao giải. Có bài thơ hay về tứ, nhưng diễn đạt câu chữ thô ráp. Có bài thơ hay về vần điệu, nhưng ý tứ trong thơ lại không phản ánh được chủ đề của cuộc thi lần này. Khó thật. Vâng, khó thật đấy chứ!

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC bình thơ ÁO TRẮNG

Đón gió lấy trầm

          Đây là chuyên mục mới của tập Áo Trắng, được mở ra theo yêu cầu bạn đọc. Quanhận xét của các nhà thơ đi trước hoặc cùng thế hệ có thể giúp cho các bạn thơ nhìn lại sáng tác của mình. Tại sao các sáng tác thơ của bạn chưa thể xuất hiện trên AT? Vì chất lượng chưa thuộc“hàng Việt Nam chất lượng cao”? Vì nội dung không phù hợp với tiêu chí của AT? v.v… Hàng loạt câu hỏi “tại sao” ấy sẽ được giải đáp trong chuyên mục này. Chúng tôi tin rằng sau khi đọc xong, các bạn sẽ tìm ra một kinh nghiệm cần thiết cho riêng mình trong công việc làm thơ.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC viết Tựa tập nhạc TÂM KHANH

Lời tựa

    Một sáng mai thức dậy, ngoài vườn một đóa hồng lẻ loi vừa nở, thấp thoáng một làn hương mỏng. Ai cảm nhận? Đêm thấp xuống. Trên nền trời xa xăm, một ngôi sao đã mọc. Ai đã thấy?

bia-1

Bìa 1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC viết Tựa tập thơ PHAN BÍCH THIỆN

THƠ PHAN BÍCH THIỆN


1.
     “Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói bến mộng là nói bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo”. Thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng cho rằng, làm thơ là một sự phi thường. Khi người phụ nữ làm thơ, sự phi thường ấy tăng lên gấp bội lần. Bởi khi thả hồn theo những cảm xúc dạt dào như sóng biển, như gió núi, họ phải ngoảnh lại phía sau với bao hệ lụy của cõi nhân sinh. Mà cũng phải thôi. Thiên chức làm vợ, làm mẹ không cho phép họ có thể đánh đu tót vời cùng bể dâu của những câu thơ.
    Cầm trên tay tập thơ Cánh chim Lạc Việt của nhà thơ nữ Phan Bích Thiện, đôi lần tôi cũng ngoảnh lại phía sau. Để làm gì? Để quan sát một chân dung thơ trong đời thật này. Chị đã có hai tập thơ đã in và hiện nay đang sống ở một nơi tôi chưa hề đặt chân đến: Hunggảy. Tuy thế, thơ chị đến với tôi gần. Gần lắm bởi tình cảm của người làm thơ vẫn dành cho quê nhà đau đáu một nỗi niềm:
Về cây bàng mỗi mùa thay áo
Đỏ rực khoảng trời trước cửa nhà em
Tiếng tàu điện leng keng trong đêm
Sáng sớm mặt hồ sương giăng mờ phủ
      Câu thơ nhiều hình ảnh như vẽ lên trong mắt ta một Hà Nội xa và gần. Xa như một tầm tay và gần như ký ức chưa phai nhòa kỷ niệm cũ. “Bàng nhớ ai đỏ lá khi mùa đông đến?”. Một câu hỏi tưởng chừng như bâng quơ, nhưng sẽ không là câu hỏi ấy nếu trong lòng không gợn sóng một niềm yêu dấu...

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc viết Bạt tập thơ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

Bạt

tari-cam-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc viết Tựa tập thơ NGUYỄN NGỌC MAI


   MỘT HỒN THƠ NHÂN HẬU

iotSuongMatTroi
   Cách đây chừng dăm năm, trong Ngày Thơ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhìn thấy một cô bé xinh xắn ngồi chăm chú theo dõi các nhà thơ bước lên sân khấu giao lưu cùng công chúng. Sáng hôm sau, cô bé ấy đến tòa soạn báo Phụ Nữ và đưa cho tôi xem những bài thơ mới viết. Đó là nhà thơ trẻ Nguyễn Ngọc Mai. Tưởng là nữ sinh. Nhưng không phải. Mai đã có công ăn việc làm ổn định và nhất là công việc ấy không liên quan gì đến... thơ. Vậy đó, cái trò chơi đánh đu với thơ thật oái oăm. Có người những tưởng có thể dan díu với thơ suốt cả đời nhưng nửa chừng xuân lại “gãy cành thiên hương”. Có người nghĩ mình không thể mất ngủ vì thơ nhưng rồi số phận lại khác hẳn. Mai là mẫu người thứ hai.
   Có lần Mai tâm sự: “Ngay từ nhỏ em đã thích thơ T.T.Kh, những câu thơ não ruột của Hai sắc hoa ti gôn là ám ảnh trong một thời gian dài...”. Thầy Thích Nhất Hạnh kể, thuở nhỏ khi đọc đến câu thơ Kiều “Phận sao phận bạc như vôi” thì bao giờ bà nội của thầy cũng bảo đổi “phận” thành “phấn”. Đọc trớ đi vì sợ câu thơ ấy “vận” vào mình. Tôi giật mình. Nếu làm thơ là một sự dự báo cho chính mình, thì đọc thơ cũng thế. Nó “vận” vào người chứ không đùa. Nghĩ mà sợ.
    Nói như thế để thấy Mai đến với thơ như một căn duyên đã có. Có thể “hạt giống thơ” đã tiềm tàng đâu đó trong tâm hồn trong trẻo và độ lượng của Mai, đến một ngày, nẩy mầm xanh. Thơ ra đời. Giọt sương mặt trời là tập thơ đầu tay của Mai. Những bài thơ trong tập thơ này không chạy theo mode thời thời thượng của anh em viết trẻ. Mai vẫn trung thành với cấu tứ truyền thống. Nhưng không vì thế mà không mới mẻ, không đóng góp thêm một tiếng nói cho nền thơ đương đại. Nói về tính cách của người phụ nữ, mấy ai dám thổ lộ một cách quyết liệt và chân thành như:
   Em rất muốn giã từ thời con gái
   Muốn là người tri kỷ của anh thôi
   Người đàn bà anh thường mơ ân ái
   Sống bên anh cho đến cuối cuộc đời
   (Người đàn bà của anh)
   Thì ra, tính cách người phụ nữ thời đại computer này, ít ra ở Mai cũng rất dữ dội, quyết đoán. Nhìn về cỏ, Mai đã nhìn bằng một “cái nhìn khác” láu lỉnh và tinh nghịch:
   Tơ mềm
   như cỏ
   trên da
   Sợi dài sợi ngắn mượt mà như nhung

   Điểm tô
   đôi mảnh
   trơn hồng
   Quanh năm gò biếc dù không nắng trời
Đọc lại lần nữa, ta không thể ghìm được một tiếng cười sảng khoái sắp bật ra trên môi. Tương tự, khi diễn tả về cảnh Leo núi, Mai đã thành công trong sự vận dụng “nội công” để tạo sự đa nghĩa:
   Mõm đá toen hoen cỏ phún đầy
   Sương chiều ươn ướt lá nhòe cây
   Tiều phu vác củi leo triền dốc
   Rớt xuống khe sâu một khúc dài

  Đu đưa mõm đá mình vặn vẹo
  Ngất ngưỡng đầu trần lỏng lẻo vai
  Trèo lên tuột xuống đôi ba bận
  Tê hết hai chân, mỏi cả tay !
  Sự đa nghĩa của bài thơ này ẩn náu trong tâm hồn rất đỗi nhẹ nhàng và bao dung lạ thường. Ít ai biết rằng, một trong những niềm vui của Mai là được làm từ thiện, làm mọi điều nhỏ nhặt để đem lại niềm vui cho trẻ thơ bất hạnh:
   Đêm rét lạnh chiếc áo em mỏng quá
   Tôi mong thầm trời ấm lại đừng mưa
   Bàn tay non chai sần theo tiếng gõ
   Bút xanh em chưa chấm mực bao giờ
  Chính lòng nhân ai đã đem lại cảm xúc cho hồn thơ của Mai. Trong tập thơ này, Mai đã dành nhiều trang viết về mẹ, về cha. Trong đó, có những vần thơ xao xuyến lòng người mà Mai đã nói hộ cho nhiều người:
   Như cánh chim lạc loài miền đất lạ   
   Chốn thị thành lòng khắc khoải nhớ quê
   Mẹ có biết sau mỗi lần vấp ngã
   Con mong về bên Mẹ để nương che
   Ai trong đời mà không một lần thốt lên như thế? Những bài thơ tự sự của Mai cũng là những bài thơ hay, cấu tứ chắc, gọn và có sức khái quát. Nhìn Mưa cõi nhân gian, Mai viết:
  Mưa hay nước mắt của trời
   Khóc cho sáng mạnh hồn người bóng râm
   Sợ mưa -vốn tính người phàm
  Thế nên nhân loại mãi làm khổ nhau
   Ẩn giấu trong trong nhìn tâm sự, nhiều nỗi niềm đấy chứ? Và cũng có lần Mai đã Tự hỏi:
  Tóc thề rũ xuống bờ vai
   Ướp hương trời đất làm say lòng người
   Phải chăng kiếp trước vong lời
   Kiếp này đành chịu mồ côi… ái tình ?
   Nghe mà ứa nước mắt. Những bài thơ trong tập Giọt sương mặt trời sẽ dẫn ta đi vào trong một tâm hồn nhiều xúc cảm. Từ đó ta hiểu hơn một hồn thơ nhân hậu có tên là Nguyễn Ngọc Mai.

LÊ MINH QUỐC
Sài Gòn, tháng 5. 2008

(Nguồn: tập thơ  Giọt  sương mặt trời của Nguyễn Ngọc Mai)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 7 trong tổng số 8

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com