THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Giá của sự lựa chọn

 

 

Thời buổi nào cũng vậy, con gái trong nhà đến tuổi đôi mươi là các bậc phụ huynh đã lo sót vót. Cứ như trong nhà có… bom nổ chậm. Chi bằng, nó yêu đứa nào, gả phắt cho xong. Nói thì nói vậy, vì thương con, cha mẹ mình “nhỏ to tâm sự” vậy thôi, chứ nó đã “quyết” thì có ông trời có xuống đây cũng thua! Mà phải như thế thôi, còn hơn là vào một ngày đẹp trời, nó vác về nhà cái bụng lặc lè thì giấu cái mặt vào đâu?

 

gia-cua-su-lua-chon

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tình vui trong phút giây thôi

 

Phải đầy kinh nghiệm “trường đời”, người xưa mới có thể viết được câu thơ “trúng chóc”: “Thiên lý tha hương ngộ cố tri”. Nhiều du học sinh đã sống và học tập ở nước ngoài, cảm nhận điều này rõ hơn ai hết. Mới mười tám đôi mươi, ăn chưa no lo chưa tới nhưng vì nhiều lý do mà có những cô cậu phải bước lên máy bay đến nơi quê người đất khách. Lúc ấy, câu văn trong Quốc văn giáo khoa thư hiện lên rõ mồn một: “Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!”. Buồn thì buồn nhưng cũng phải nhớ lời dặn dò của bố mẹ: “Sang đó, cố gắng mà học nghen con. Đừng có bồ bịch lăng nhăng, ăn chơi đàn đúm mà xao nhãng học hành”.

 

tinhvuitrongphutgiaythoi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đàn ông ở rể: Có thực là chính mình?

 

Do nhiều lý do khác nhau, sau tiệc cưới đầy ắp câu chúc “trăm năm hạnh phúc”, người đàn ông phải tá túc ở nhà vợ. Lúc ấy, trong đêm “động phòng hoa chúc”, câu đầu tiên mà cô dâu thỏ thẻ với chú rể: “Anh đừng ngại, nhà em cũng như nhà anh”. Nói một cách văn hoa bay bướm hơn:  “Nhà của em nhưng trái tim em đã đập trong lồng ngực anh”. Lúc ấy, cả hai nhìn thấy cuộc đời chỉ rặt màu xanh của sự tin yêu và phơi phới hy vọng.

Có thể lúc thời gian đầu xuôi chèo mát mái. không có gì đáng phàn nàn, nhưng sau đó, sự việc trở nên rối tung, rối mù vì những lý do cỏn con, những va chạm vặt vãnh…

 

dan-ong-o-re-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: "Ở bển" mới về


Hồi sang Mỹ, thăm hỏi nhiều gia đình người Việt, nhiều phụ nữ cho biết, họ sợ nhất là thời gian chồng về Việt Nam. Nghe thật lạChị bạn tôi thẳng thừng: “Mấy ổng về nước chỉ thời gian ngắn, sang đây là thay đổi tính cách cái xoạch. Những gì đã được “giáo dục” thì nay quên béng hết. Cái thói gia trưởng đùng đùng nổi dậy như cuồng phong bão táp!”.

 

o-ben-moi-ve

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: GÁNH VÁC GIANG SAN NHÀ CHỒNG? XƯA RỒI DIỄM!

 

Thật kinh ngạc, chỉ có thể tặc lưỡi mà thốt lên: “Quái dị”. Lướt trên các mạng xã hội và trao đổi với nhiều người, tôi luôn gặp ý kiến quả quyết rằng, khi người phụ nữ lên xe hoa là mặc nhiên họ có một sứ mệnh rất vẻ vang là phải gánh vác giang san nhà chồng! Nhằm bảo vệ quan niệm kỳ cục này, họ lấy “chuyện nọ xọ chuyện kia” với một loạt tiêu chí, đại loại như tam tòng tứ đức; công, dung ngôn hạnh; gọi dạ bảo vâng, thuyền theo lái gái theo chồng… Tóm lại, họ khẳng định đó là đức tính ngàn đời tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam! Một sự mặc định hiển nhiên không thể thay đổi, cho dù sông cạn đá mòn! Thú thật, tôi cứ liên tục cắn vào môi để tự nhủ đang thức hay mơ, đang sống thời đại “thế giới phẳng” hay đã sử dụng bửu bối của chú mèo Đô-rê-môn lội ngược thời gian về thế kỷ trước.

 

trang-DDVN-1

Tranh sơn dầu Lê Minh Quốc minh họa cho bài viết "Gánh vác giang san nhà chồng? Xưa rồi Diễm!

 

Quan niệm đó, quái dị hết chịu nổi.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ QUỐC PHƯƠNG: A lô! À lố!

 

1.

Trước đây chừng hai mươi năm, ai sở hữu được “con dế” cũng đều có thể hất mặt lên trời: “Em ơi đừng chê anh nghèo, điện thoại di động nó reo trong quần”! Oách lắm đấy nhé! Bây giờ mọi việc đã khác. Từ hoa hậu quý bà, chân dài siêu mẫu một bước lên ngựa xuống xe cho đến bà bán chuối chiên, chị hột vịt lộn, cô thu mua ve chai... cũng đều có “dế” cưng! Thậm chí, đứa nhóc còn nằm nôi cũng được mẹ sắm cho một chiếc để khi khát sữa có thể réo ầm ĩ hoặc lập tức nhắn tin ngay cho oshin. Cụ già mắt mũi kèm nhèm dẫu gần đất xa trời cũng lận lưng một chiếc, lúc nào yêu đời phơi phới cũng có thể “a lô” người “cõi trên” hỏi han chuyện “hậu sự” lúc viễn du về đến Suối vàng.

Tóm lại, từ khi có điện thoại, rõ ràng con người ta thuận lợi vô cùng trong giao tế, trao đổi thông tin. Chỉ trong nháy mắt là đã có thể connect, bất kể thời gian lẫn không gian. Thế nhưng nó cũng gây ra rất nhiều phiền toái...

viet-chung-voi-mai-phuong

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Mất ngôi số 1

 

Ở “cái thuở ban đầu lưu luyến mấy ai quên”, bao giờ người ta cũng nhớ đến nhau bằng hình ảnh tươi đẹp nhất. “Trai ham sắc, gái ham tài”? Đúng quá, nhưng trong cái sự “ham” rất đời rất và cũng rất phổ biến kia còn có cả sự cảm phục, nể nang nữa. Đó mới chính là nền tảng cần thiết để sau này vợ chồng ăn ở với nhau.


mat-ngoi-so-1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: "Tập 1", "tập 2" và...

 

Có người chỉ một lần se duyên là xong. Cũng có người lên xuống xe hoa đôi ba bận. Dẫu một hay vài lần thì điều mà mọi người hướng tới đều là có được hạnh phúc đích thực. Vậy hạnh phúc là thứ gì đó quá khó kiếm tìm.

 

TAP-1-TAP-2

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: "Thân này ví đổi làm trai được"

 

Không phải ngẫu nhiên mà William Shakespeare - nhà viết kịch vĩ đại nhất của nhân loại đã phán một câu chắc như bắp rang: “Đàn bà là con mèo nhưng giấu trong lồng ngực trái tim con hổ”. Bạn đã thấy hổ chưa? Nếu chưa, xin mời đọc lại bài thơ Nhớ rừng của thi sĩ Thế Lữ. Đấy! Khiếp quá phải không? Tôi chỉ mới tưởng tượng mà đã đầm đìa mồ hôi và lạnh cả sóng lưng!

Do đó, đừng ai ngạc nhiên khi nghe vợ/ người tình lúc giận dữ: “Thân này ví đổi làm trai được”. Nàng thốt lên chẳng khác gì Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương khi qua đền Sầm Nghi Đống, dù chỉ mới ghé mắt trông ngang! Đừng quên, nữ tiến sĩ đầu tiên của lịch sử khoa bảng nước ta là gái giả trai đấy: bà Nguyễn Thị Duệ. Dưới triều Mạc,năm 1616m lúc đi thi, bà cải trang thành nam nhi và có tên trên bảng vàng chói lọi. Ai dám nói nữ nhi không thể làm được những việc phi thường?

 

than-nay-vi-doi-lam-trai-dc

Vậy, thử tưởng tượng rằng một ngày kia, tất cả đàn bà già trẻ lớn bé đều được trở thành đàn ông, chuyện gì sẽ xẩy ra?

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: NẾU TÔI... ĐẺ ĐƯỢC

 

Trong thời đại ngày nay, người đàn bà đã ý thức được “quyền lực” của họ mà bất kỳ người đàn ông nào cũng phải “lép vế”: Quyền đẻ con. Chỉ có họ mới có thể làm được nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý này. Chính từ đó, không ít Roméo, Xuân Tóc Đỏ, Kim Trọng… phải “quay như chong chóng” trước đòi hỏi của vợ/ người tình. Động một chút là các nàng la toáng lên: “Anh không quan tâm, chăm sóc vợ con à?”. Vợ, có thể ta bỏ bê một chút đàn dúm theo chân ngắn, chân dài nhưng với con thì không thể.

 

NEUTOI-DE-DUOC

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 56 trong tổng số 59

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com