Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang


DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON

Nguyễn Thị Ngọc Diệp*

Qua nhiều năm trong nghề dạy học ở bộ môn Ngữ văn, cũng là hành trình của một người mẹ nuôi con khôn lớn, tôi thấu hiểu vai trò của sách trong sự trưởng thành và định hình nhân cách của mỗi đứa trẻ.

Con trẻ khi được cha mẹ, ông bà cho tiếp xúc sớm với sách sẽ phát triển ngôn ngữ và nhận thức thế giới xung quanh tốt hơn. Khi đến trường học, trẻ đọc lưu loát, viết văn không phạm lỗi sai chính tả, ngữ pháp, ngôn từ phong phú và sớm hiểu biết so với bạn bè cùng trang lứa. Sách gieo giấc mơ đẹp cho tuổi thơ. Thực tế chứng minh, nhiều bạn trẻ lớn khôn tìm ra con đường mình đi trong tương lai từ những trang sách các em đã đọc. Sách góp phần cùng cha mẹ, thầy cô trong hành trình đó.

Tôi đồng tình câu nói của nguyên tổng thống Brack Obama trong ngày hội sách ở nước Mỹ: “Trong thời kỳ bình minh của thế kỷ 21, thời kỳ tri thức thực sự là sức mạnh mở ra những cánh cửa dẫn đến cơ hôi và sự thành đạt, trách nhiệm của chúng ta dưới vai trò các bậc cha mẹ, các thủ thư, các nhà giáo, các chính khách và các công dân là gầy dựng cho con cháu chúng ta tình yêu đọc sách để chúng có cơ hội thực hiện giấc mơ của mình”. I. Thực trạng của văn hóa đọc hiện nay

Thế mà, một thực trạng khiến những ai quan tâm đến giáo dục đều phải trăn trở. Văn hóa đọc của học sinh chưa được quan tâm đúng mức từ gia đình đến trường học và cả xã hội.

Trong gia đình: vì bận rộn mưu sinh và nếp quen của cả xã hội, hiếm có bậc cha mẹ nào gầy dựng thói quen đọc sách cho con trẻ. Tivi, phim ảnh và các phương tiện công nghệ là người bạn hữu hiệu nhất tuổi ấu thơ đã hình thành trong trẻ thói quen nghe nhìn và ngại ngùng trước việc mở trang sách để đọc.

Trong trường học: nhà quản lý giáo dục các cấp học phổ thông chỉ chú trọng tỷ lệ lên lớp, kết quả của các kỳ thi... Thầy cô giáo tập trung mọi nguồn lực cho việc hoàn thành chương trình và kế hoạch năm học. Học sinh chỉ thuần túy học, đọc sách giáo khoa, thuộc lòng đề cương của thầy cô... và mất quá nhiều thời gian đi học thêm cho cuộc đua điểm số. Điểm số để vượt qua các kỳ thi cuối cấp, thi đại học đã vắt kiệt sức con trẻ khiến chúng không còn thời gian đến với sách. Riêng đề thi môn Văn và các môn học ở trường phổ thông chỉ ở cấp độ tái hiện kiến thức sách giáo khoa nên cả thầy cô và học sinh bỏ trống ý thức mở rộng muôn mặt kiến thức từ sách. Một sự thật trong trường học là ngay cả thầy cô giáo cũng rất ít người có thói quen đọc sách.

Trong đời sống: xã hội thời kỳ đổi mới vội vã với xa lộ thông tin và nhan nhản tin xấu có tác dụng ngược với tuổi trẻ. Chưa kể sách là món hàng với giá bán khá cao cũng là một cản trở.

*Tổ trưởng tổ tiếng Việt trường Song ngữ Quốc tế Horizon


Đó là một vấn nạn trong thời đại bùng nổ công nghệ. Nếu chúng ta không kịp thời gieo trồng, gầy dựng thói quen đọc sách cho lớp trẻ sẽ tác động đến một thế hệ và ảnh hửởng nhiều đến sự vững bền văn hóa dân tộc.

Một số thông tin rất đáng tham khảo từ ông Lý Trường Chiến – Giám Đốc phía Nam của báo Dân trí trong bài “Giải pháp nâng cao văn hóa đọc”. Một “khảo sát bỏ túi” nhanh về thói quen đọc và nội dung đọc.

Với nhân viên và sinh viên (lứa tuổi 20 – 30)

▪ 70% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo

▪ 12% cho biết có đọc các sách ngoài chuyên môn

▪ 80% không đọc sách 1 năm qua

▪ 98% không đọc sách tuần qua

▪ 100% nói gần như chẳng để ý đến thơ

▪ Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản biện, thiếu tư duy, tiếp nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ thấy anh này yêu chị kia, chị kia yêu anh nọ, các câu chuyện tình tay ba, tay tư,... mà không hề nhận được tính logic của cuộc sống qua nhân cách, thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý, các kết cuộc của nhân vật”...

II. Dự án lớn lên cùng sách ở trường Song ngữ Quốc tế HORIZON

Chúng tôi luôn trăn trở và mong muốn lan tỏa văn hóa đọc trong đời sống học đường, tìm mọi cách gầy dựng. Hưởng ứng cuộc thi “Lớn lên cùng sách” do Sở Giáo dục đề ra từ năm học 2015- 2016, với tư cách là tổ trưởng tổ Tiếng Việt ở trường Song ngữ Quốc tế HORIZON, tôi và các giáo viên được sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu đã thực hiện dự án cùng tên.

Mô tả: DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH - Sứ mệnh của dự án là giúp học sinh

• Hình thành thói quen đọc sách

• Tự tin, thân thiện, có kiến thức, biết cách trình bày quan điểm

• Vốn từ ngữ phong phú, sử dụng từ ngữ linh hoạt trong hoạt động giao tiếp

• Nâng cao khả năng tưởng tượng, sáng tạo

• Góp phần tích lũy kiến thức xã hôi phong phú

• Chung tay với xã hôi lan tỏa văn hóa đọc - Tầm nhìn của dự án

• Đây là dự án thực hiện xuyên suốt các bậc học của trường từ lớp 1 đến lớp 12

• Dự án là hoạt động đổi mới giảng dạy môn Văn ở trường Song Ngữ Quốc Tế Horizon

• Tổ chức hiệu quả hoạt động đọc sách tại trường nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến gia đình và xã hội - Giá trị cốt lõi của dự án

• Dự án là tâm huyết của đội ngũ giáo viên tiếng Việt ở trường Song Ngữ Quốc Tế Horizon mong muốn trẻ lớn khôn từ văn hóa đọc.

• Hướng đến xây dựng một lớp trẻ tự tin, độc lập, tự chủ, bao dung, công bằng, lương thiện làm người và đón nhận thách thức. - Các hoạt động của dự án

• Đọc sách: xây kế hoạch đọc sách hàng tuần và trong suốt năm học. Đọc trong giờ học, ở thư viện, ở nhà và thường xuyên. Đồng hành cùng phần mềm MyOn- đọc sách Anh ngữ do trường cung cấp nhằm gieo thói quen đọc sách cho học sinh.

• Học Văn: giúp học sinh nâng cao kỹ năng đọc, nghe, nói, viết, góp phần học tốt môn Văn, tự tin thể hiện bản thân trong hành trình học tập trưởng thành.

• Trải nghiệm: hoạt động trải nghiệm từ các chương trình ngoại khóa trong và ngoài trường học. - Nội dung thực hiện * KHỐI TIỂU HỌC (Một vài gợi ý) – Tùy vào đối tượng từng lớp học để có lựa chọn thích hợp:

- Lớp 1: Sách - Kỹ năng đời sống và thế giới quanh em. - Lớp 2: Sách - Những điều em yêu thích. - Lớp 3: Sách - Những thông điệp kỳ diệu. - Lớp 4: Sách - Những khám phá kỳ thú. - Lớp 5: Sách - Hành trình từ đọc đến viết văn. * KHỐI THCS VÀ THPT

- Đọc, thu nhỏ và phóng to câu chuyện. - Hành trình khám phá nhận vật, ghi nhận lời văn hay, đẹp, sáng tạo. - Tìm hiểu thông điệp nhà văn. - Thuyết trình sách. - Kết nối sách với đời sống. - Nhật ký đọc sách và tập san những bài viết hay.

III. CÁCH THỨC THỰC HIỆN & KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

• KHỐI TIỂU HỌC: - Làm quen với sách, nghe và đọc sách cùng cô - Nhập vai kể chuyện sáng tạo. - Vẽ tranh sáng tạo từ sách. - Khám phá thế giới theo chủ đề sách. - Tiệc vui đọc sách

• KHỐI THCS & THPT - Sắp xếp chương trình Ngữ văn của bộ giáo dục bằng cách hoán đổi tiết luyện

tập nói và viết, tiết đọc thêm để có 1 tuần/1 tiết đọc sách suốt năm học. - Giáo viên dạy Văn kết hợp với thư viện và phụ huynh giới thiệu sách. Học

sinh đọc sách trên lớp, trong thư viện, ở nhà...có nhật ký đọc sách - Thuyết trình sách bằng nhiều hình thức: hóa thân kể lại truyện sách, thuyết trình bằng PowerPoint, diễn kịch, vẽ tranh, sáng tác truyện, thơ... Bài thuyết


trình được ghi điểm. Tùy theo mức độ để được tính điểm hệ số 1 hoặc 2 theo quy định. - Tổ chức Hội thi thuyết trình sách hàng năm với nhiều hoạt động như thi

Thuyết trình, thi viết chữ đẹp, vẽ bìa sách, giao lưu sách v.v...

2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Học sinh hứng thú đến giờ đọc sách trong thư viện hoặc ngay trong lớp học. - Học sinh thay đổi thói quen đọc - từ đọc truyện tranh hoặc các loại tạp chí sang truyện chữ, từ không đọc đến dần hình thành thói quen đọc. Học sinh đã biết dành tiền mua sách, đến hội sách, nhà sách và chuyền tay nhau đọc những cuốn sách hay như: Chiến binh cầu vồng, Chuyện nhỏ trong thế giới lớn, Không gia đình, Tuổi thơ dữ dội, Cánh buồm đỏ thắm, Tuyển tập kính vạn hoa và nhiều đầu sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh... Nhà giả kim, Con mèo dạy hải âu bay, Một lít nước mắt... Tôi, Tương lai & Thế giới, Bạn tài giỏi tôi cũng thế, Tư duy cá mập, Ai đã lấy miếng phomat của tôi... và nhiều thể loại sách của nhiều nền văn hóa khác nhau...

Sách tiếng Việt, sách tiếng Anh, học sinh đọc sách tiếng Việt nhưng thuyết trình bằng tiếng Anh... - Học sinh tự tin thể hiện, nói và viết lưu loát, nhiều em có những chuyển biến trong nhận thức. Nhân vật trong nhiều cuốn sách là tấm gương để các em có ước mơ và cố gắng theo đuổi. - Đặc biệt ở trường Quốc Tế một số em có vấn đề về ngôn ngữ và thể chất nhưng đọc sách đã giúp các em tự tin, biết khám phá bản thân để hội nhập tốt môi trường học tập. - Phụ huynh đã đồng hành cùng con và rất vui khi con đã đọc sách, ít chơi Game và vui hơn khi đến với con trong “Ngày hội đọc sách” của học sinh Tiểu học và “Cuộc thi thuyết trình sách” của khối THCS & THPT... IV. LỜI KẾT: Tất cả những việc chúng tôi đã làm rất khiêm tốn giữa mênh mông biển cả của văn hóa đọc, xin được chia sẻ để góp phần cùng mọi người lan tỏa văn hóa đọc trong trường học, rộng hơn trong cộng đồng. Bởi như nguyên tổng thống Barack Obama cũng đã từng nhắc nhở thầy cô giáo ở nước Mỹ: “Nếu bạn dẫn dụ được đứa trẻ đến với bậc thềm mầu nhiệm ấy, bậc thềm dẫn vào thư viện, bạn sẽ làm thay đổi nó theo một hướng tích cực. Mãi mãi!”




Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com