Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang

ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE

Nguyễn Thanh Tuấn *

Là xã hội coi “Học tập suốt đời” là phương châm phát triển nhân lực, Singapore chú trọng rất sớm vào việc tìm hiểu và thúc đẩy văn hóa đọc/ kỹ năng đọc trong hệ thống giáo dục. Từ 1983, Bộ Giáo dục Singapore đã có dự án nghiên cứu chi tiết về kỹ năng đọc - hoàn tất bởi nhà nghiên cứu Ng Seok Moi vào năm 1987. Kết quả của nghiên cứu này dần được áp dụng vào chương trình dạy đọc REAP cho các lớp cấp I từ 1985.

Tới giữa những năm 2000, Singapore tiếp tục có những chương trình nghiên cứu về việc cải thiện kỹ năng đọc cũng như xây dựng tình yêu với sách từ sớm cho trẻ. Vào năm 2010, Chương trình Chiến lược về dạy và đọc tiếng Anh (Stellar) dạy về ngữ pháp, từ vựng cho trẻ chủ yếu trên các cuốn truyện và câu chữ viết của trẻ thay vì dựa vào sách giáo khoa như trước. Đây được coi là một trong những thay đổi lớn trong việc dạy kỹ năng đọc ở Singapore.

Nghiên cứu của tổ chức IEA về Tiến bộ đọc quốc tế (PIRLS) năm 2001 đánh giá học sinh Singapore nhìn chung có kỹ năng đọc tốt hơn các nước có điều kiện tương đương và không có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Với những học sinh Singapore nói tiếng Anh ở nhà, nhờ rèn việc đọc, kỹ năng tiếng Anh của học sinh Singapore thậm chí tốt hơn cả những nước nói tiếng Anh như Canada hay New Zealand. Năm 2016, Singapore đứng thứ nhì thế giới trong cuộc kiểm tra của PIRL (sau Nga, trên Phần Lan) về kỹ năng đọc.

Giờ đọc sách của trẻ trong trường cấp 1 ở Singapore. Ảnh: Straitstimes. “Silent reading” trước giờ học, đọc sách mỗi lúc rảnh

Mấu chốt của văn hóa đọc thành công ở Singapore tôi nghĩ xuất phát nhiều từ trường học – đặc biệt là từ việc dạy rất sớm kỹ năng đọc và tình yêu với sách cho trẻ.

*Thư ký tòa soạn báo Zing.vn

Ở hầu hết các trường cấp 1, giờ học hàng ngày các trẻ luôn bắt đầu bằng việc tập trung vào hội trường để “silent reading” (đọc trong im lặng) trong 15 phút trước khi chào cờ và vào lớp. Các bé từ lớp 3, lớp 4 thì bắt đầu được hướng dẫn đọc báo để tiếp cận tin tức hàng ngày. Nhiều trẻ vào lớp 1, lớp 2 đã đọc được Harry Porter bản chữ (đây là cuốn khó, không phải dễ đọc – NV). Có những bé lớp 2 đã bắt đầu nghiền ngẫm về Explore Mummy (khám phá về xácướp) hay các cuộc phiêu lưu “The Complete Adventures of Charlie and Mr. Willy Wonka” của Roald Dahl. Có bé mới học lớp 3 mà đã bắt đầu đọc kịch Shakespeare, vốn khó ngay kể cả với sinh viên đại học.

Các phụ huynh mà tôi trao đổi ở Singapore cho biết việc bé thích đọc sách hay không một phần lớn là do cha mẹ nữa – cha mẹ biết cách tạo niềm vui cho trẻ trong việc đọc rất quan trọng (hoặc dành thời gian hàng ngày đọc với trẻ, tạo không gian nhiều sách ngay tại gia đình,...).

Các thầy cô ở trường hàng tuần dẫn các bé vào thư viện để hướng dẫn lựa sách để đọc, hướng dẫn các bạn tìm sách thích hợp. Các bé đọc xong thì khuyến khích các bé viết cảm nhận, suy nghĩ về các câu chuyện đó.

TS. Lê Hồng Hiệp làm tại Singapore nói con anh lên lớp 3 không còn silent reading nhưng trường yêu cầu bé ngày nào cũng phải mang một cuốn sách theo đểbất cứ lúc nào cần tập trung hoặc không có việc gì làm thì lôi sách ra đọc. Kỹ năng đọc của bé rất tốt nên dù chỉ mới lớp 3, bé chỉ cần 1-2 ngày là đọc xong một cuốn sách dày cộp. Việc học đọc của các bạn trẻ bắt đầu rất sớm. Phần lớn 4-5 tuổi đã thuộc bảng chữ và có thể đọc được. Đương nhiên trong xã hội Singapore thì anh Hiệp sẽ phàn nàn là quá cạnh tranh và con anh ít thời gian để chơi.

Với từng độ tuổi, trường sẽ đưa ra danh sách sách đọc hàng năm cho các cháu - nhưng rất khuyến khích đọc sách mà các cháu thích. Các trường hàng tháng thường có các hội chợ sách nhỏ để phụ huynh có thể dẫn học sinh tới coi và mua sách.

Trong trường cũng có thư viện, các bé có thể đăng ký mượn hoặc mua sách. Một điểm nữa là thư viện và hiệu sách ở Singapore thường rất thân thiện với trẻ em và những người tới tiệm nên phần lớn cha mẹ cuối tuần đều dẫn con đi tiệm sách.

Một số trường thường cắt những tin tức quan trọng dán lên tường cho các em đọc nên nhiều bé thích xem tin tức và đọc báo từ nhỏ. Sau khi đọc xong các bé lên lớp có thể thảo luận được với thầy cô và bạn bè. Ở trường cũng hướng dẫn các em rất nhiều về các nhân vật lịch sử.

Lúc lớp mẫu giáo và lớp 1 sẽ có giờ story time để: (1) cô và các bé cùng đọc sách; (2) một bạn/cô đọc truyện to trước cả lớp. Lớn lên chút thì các bé sẽ đọc và tới giờ học thì sẽ kể lại câu chuyện. Và giờ Story time của bé ngày nào cũng có khi lớp mẫu giáo và lớp 1. Lớn lên, các bé sẽ tự đọc sách.

Tại các trường, các giáo viên thường xuyên tìm các cách mới để thúc đẩy trẻ yêu thích môn đọc. Các bé lớp 1 mà học yếu có thể sẽ được một bạn lớp lớn hơn kèm/hướng dẫn và giải thích câu chữ để giúp bé tiến bộ. Phong trào “Read More, Read Widely”

Gần đây nhất, phong trào đọc toàn quốc của Singapore (National Reading Movement) được bắt đầu từ 2016 và sẽ thực hiện trong 5 năm với mục tiêu giúp người

(nguồn: BỘ PHẬN SỰ KIỆN ĐƯỜNG SÁCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019)

Chia sẻ liên kết này...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com