LÊ HƯNG VKD: TRIẾT LUẬN TÂM LÝ PHÚ QUÍ

16195339_173118549839851_100424741622449777_n


Sau 1975, đất nước thống nhất với nhiều thay đổi trong cuộc sống, tôi có dịp được tiếp xúc với nhiều giới người ở các tỉnh thành từ bắc đến nam (nhà giáo, thầy thuốc, nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà báo...) do các quan hệ nghề nghiệp hay do giao lưu thân thuộc dòng họ, hoặc cũng do mối thâm tình thầy trò (mà tôi đã tạo được từ 1960, khi tốt nghiệp trường sư phạm...); nhờ vậy, tôi đã phân lập được bản chất tâm lý người đời theo mục tiêu PHÚ & QUÍ (mà ai ai cũng mong muốn....?) nhờ vào thống kê nghiệm lý cả ngàn lá linh khu đồ (LKĐ= schéma vital) của bạn bè/ thân tộc nội ngoại/ học trò/ thân chủ của nghề thầy thuốc cổ truyền....hơn 40 năm nay (1975 – 2016).

1/ Giới thiệu về nội hàm chữ PHÚ:

Khi cuộc sống thường ngày của ta không đòi hỏi (thúc bách) phải có thêm tiện nghi này/ mong ước nọ, nghĩa là ta không còn cảm thấy thiếu thốn điều gì nữa, vậy là ta đã sống có chữ PHÚ rồi, hà tất phải là có "nhà lầu xe hơi"? Trong khoa linh khu thời lý học cổ truyền VN, chữ PHÚ chính là dữ kiện LỘC TỒN (thuộc chùm dữ kiện luận bàn về khả năng tích lũy tài sản) cư trú ở khung an mệnh (nhất là khung an thân, càng rõ nét hơn !).

2/ Giới thiệu về nội hàm chữ QUÍ:

Nơi cuộc sống thường ngày, ta đã làm việc và cống hiến cho đời như thế nào, khiến mọi người cảm thấy cần ta/ mến yêu ta..., vậy mới là sống có chữ QUÍ, hà tất phải đòi hỏi có "bằng cấp cao hay quan to chức trọng"? Trong khoa linh khu thời lý học, chữ QUÍ chính là dữ kiện THÁI TUẾ (thuộc chùm dữ kiện luận bàn về nhân cách cá thể) cư trú ở khung an mệnh (hoặc ở khung an thân).

3/ Giầu có/sang trọng, chưa phải là chính danh của PHÚ/QUÍ:

Tâm lý thế tục: khi người ta "ăn nên làm ra" tích lũy được nhiều của cải, nhưng hiếm khi có tâm lý cho là "đã đủ, đã đầy rồi" ? Thái độ không biết dừng (=  như vẫn còn thiếu thốn) để có nhiều hơn nữa...., chỉ là trạng thái vật chất phồn thực "giầu có" về tài sản, chứ không phải là PHÚ đúng với nghĩa tư duy  "năng luợng sống tri túc" của người trí thức xưa (= kẻ sĩ): biết đủ (và không ham muốn gì hơn) để thanh thản sống an nhiên, tự tại...

Cũng theo tâm lý thế tục: cứ khi có chức vụ to, có học vị cao, nhiều người cho là đã đạt chuẩn "QUÍ " chăng? Kẻ sĩ VN xưa không quan niệm giản đơn như vậy, QUÍ trong ngôn ngữ cổ là "năng lượng sống gương mẫu" của một cá thể, được đông đảo nhiều cá thể khác ngưỡng mộ, yêu mến...

Tóm tắt hơn:

PHÚ là biết sống đủ, không bon chen hoặc bắt chước...

QUÍ là sống được người đời trân trọng...

4/ PHÚ & QUÍ trong linh khu đồ cổ truyền (LKĐ):

4,1- Cá thể có nội hàm PHÚ: khi khung an mệnh hay khung an thân có dữ kiện Lộc Tồn, cộng hưởng thêm vài dữ kiện đẹp khác, như Thiên phủ, Vũ khúc, Hóa khoa, Hóa lộc (khung nhị hạp với khung Lộc tồn), Thiên tướng, Tràng sinh...

4.2- Cá thể có nội hàm QUÍ: khi khung an mệnh (hoặc khung an thân) có dữ kiện Thái Tuế, cộng hưởng với vài dữ kiện cát tường khác: Hóa khoa, Hóa quyền, Thiên Lương, Thiên cơ, Quốc ấn, Lưu niên văn tinh...

4.3- Cá thể có nội hàm cả PHÚ lẫn QUÍ : khi khung an mệnh/ an thân có đủ trùng phùng cả 3 chùm dk,Thái tuế - Lộc tồn - Tràng sinh (= đắc tam luân (1), nhi PHÚ QUÍ khả kỳ).

Thay lời kết:

Cụ UY VIỄN TƯỚNG CÔNG/Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) năm xưa dạy rằng:

- Tri túc tiện túc: đãi túc hà thời túc?

(Biết đủ thì được đủ; còn chờ cho đủ thì biết đến khi nào mới đủ đây?).


Và trong hàng ngàn lá LKĐ, thực tế khảo sát kỹ, cũng chỉ có rất ít cá thể hội đủ "năng luợng sống" của PHÚ - QUÍ đúng nghĩa, hiếm thay (2).

Tiết lập Xuân Đinh Dậu 2017

LHVKD

Chú thích (1):

Trong lý học lưỡng phân Âm Dương (= biện chứng mối quan hệ NHẬN & CHO trong tất cả sự việc dù là nhỏ nhất hay lớn nhất), gọi là Linh Khu thời mệnh lý (khảo sát quá trình sống các mặt của một cá thể), có 3 vòng quay (tam luân) rải đều dữ kiện trên 12 khung, đó là 3 chùm dữ kiện:

- Chùm phản ánh sức khỏe: vòng Trường sinh 12 dữ kiện.

- Chùm phản ánh tài sản: vòng Lộc tồn 12 dữ kiện.

- Chùm phản ánh nhân cách: vòng Thái tuế 12 dữ kiện.

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com