LÊ MINH QUỐC giao lưu trực tuyến Vợ chồng: không chỉ bằng lời nói

Array In Array

PN - Hãy coi giao tiếp là nhu cầu sống như ăn, uống, hít thở…Đây là điều được đúc kết từ buổi giao lưu trực tuyến "Giao tiếp vợ chồng: không chỉ bằng lời nói" trên PNO ngày 21/06/2012 vào lúc 14 giờ, với sự có mặt của nhà báo Hoàng Mai, chị Hạnh Dung, Tiến sĩ Võ Văn Nam, Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng và nhà thơ-nhà báo Lê Minh Quốc.

(Sau đây là phần trả lời của Lê Minh Quốc):


Anh đã viết: "Sung sướng gì hơn được nghe giọng nói em", "Tâm linh anh áo rách tả tơi/ Chỉ giọng nói em mới mang về lửa ấm"... Hơn 5 năm chung sống, giờ "em" của tôi ít nói hẳn hoặc giọng nói lạnh băng, nhà thơ có cách nào?

mây-đau khổ - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc

1

Đây cũng là tâm lý chung của những người phụ nữ đã lạnh nhạt với đời sống tình ái. Họ không còn hứng thú để chia sẻ buồn vui với người bạn đời. Điều này, nếu có, là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chính "người trong cuộc" là bạn mới có thể tìm ra nguyên nhân. Trường hợp của bạn, có thể do gánh nặng đời sống cơm, áo, gạo, tiền khiến "em" của bạn không còn hào hứng để dành cho bạn những lời lẽ ngọt ngào như xưa chăng? Hoặc có thể do bạn đã có những thay đổi nào đó khiến "em" hụt hẫng và thất vọng? Dù vì lý do gì nữa, theo tôi, bạn nên có sự quan tâm và dành thời gian nhiều hơn nữa cho "em". Hãy quan tâm chân thành như vốn có, chứ không phải "đóng kịch" để qua truông. Với sự chân thành của bạn, tôi tin "em" của bạn sẽ "rã băng" và "mang về lửa ấm" trong một ngày gần nhất.


Trong đời sống đời sống vợ chồng có những chuyện liên quan đến tình dục, công việc, các mối quan hệ trong gia đình... nhưng bị người bạn đời hiểu nhầm nên dễ gây ra tress. Vậy theo nhà thơ, lúc đó ta phải làm gì?

phương anh huệ - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ-nhà báo Lê Minh Quốc:

Theo tôi, cách tốt nhất ngay tức thì trong lúc ấy, im lặng vẫn là cách trả lời tốt nhất. Thường giận mất khôn. Nhất là lúc cả hai cùng nổi giận đùng đùng vì sự hiểu nhầm nào đó. Ngôn từ dẫu có bay bướm như thơ Tagor, trầm mặc như ca từ của Trịnh Công Sơn cũng được tiếp nhận theo chiều hướng tích cực. Hãy im lặng. Chuyện ấy chỉ có thể giải quyết khi cả hai cùng có nhu cầu tìm hiểu lại sự việc. Sự giải bày lúc này mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.


Ngoài lời nói, vợ chồng có thể giao tiếp hiệu quả với nhau bằng cách nào khác?

Thuỳ - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ-nhà báo Lê Minh Quốc:

Tôi đồng ý với ý kiến của TS Võ Văn Nam. Trong đời sống, vợ chồng sẽ tự tìm ra cách biểu lộ tình cảm không bằng lời nói. Và, những hành động tưởng chừng như đơn giản của người này đối với người kia lại tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt. Sự quy ước ngầm của hai người đã góp phần không nhỏ để họ thấy tình yêu được thăng hoa nhiều hơn. Chẳng hạn khi người vợ bị ốm, người chồng lặng lẽ vuốt cánh tay hoặc bóp chặt bàn tay vợ, thì hành động đó nhiều khi lại có tác dụng như những liều thuốc bổ.

Cần phải lưu ý những điều cơ bản gì trong giao tiếp vợ chồng?

Huy - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


Nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc:

Theo tôi, thứ nhất, điều quan trọng nhất trong giao tiếp vợ chồng là  tránh dùng những ngôn từ dễ gây hiểu nhầm. Sự hiểu nhầm đáng tiếc nhất, chết người nhất nếu ngôn từ đó xúc phạm đến người bạn đời. Khi bị xúc phạm thì họ rất khó tha thứ. Thứ hai, trong đời sống hôn nhân bao giờ cũng có sự gây gổ, "cơm không lành canh không ngọt", trong những tình huống đó, xử lý như thế nào cũng là một nghệ thuật. Theo tôi cách tốt nhất là chọn một thời điểm thích hợp để giải quyết mâu thuẫn đó. Cũng lời nói đó, cũng ngữ điệu đó, cũng âm thanh đó, nếu nói trong một bối cảnh khác, lúc khác thì sẽ đem lại hiệu quả và ngược lại... Tôi khuyên các đấng mày râu, khi có lỗi hãy mạnh dạn nói với vợ một cách chân tình: "Anh xin lỗi em!".


Làm sao để có thể cảm nhận được ngôn ngữ tình yêu của bạn đời?

Thuý - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Khi hỏi như vậy, có thể bạn chưa thật sự hết lòng dành tình cảm cho người bạn đời của mình chăng? Trong tình yêu, đôi khi chỉ một ánh mắt, một tiếng thở dài, một cái cau mày... ta có thể cảm nhận được biết bao thông tin cần thiết. Khi đã yêu, tự bản thân  người này sẽ có cách biểu lộ "ngôn ngữ tình yêu" của riêng mình và người kia cũng sẽ có cách cảm nhận lại... Sự cảm nhận ấy, người ngoài có thể không "phát hiện" ra. Và cứ như thế, tự trái tim của mỗi người sẽ phát ra tín hiệu để bắt được tần số của của nhau. Tôi thích câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Ai hãy lặng yên chớ nói nhiều

Để nghe dưới nước đáy hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để nghe trời giảng nghĩa yêu

Tôi mường tượng lúc ấy, đôi tình nhân ấy không nói gì cả, cùng im lặng ngắm trời, mây, nước nhưng "ngôn ngữ tình yêu" lúc ấy kỳ diệu biết bao nhiêu. Bởi, họ đang yêu và tự tìm ra một cách tỏ tình của riêng mình.

2

 

Ngày yêu nhau, chỉ cần tôi “thở” là anh ấy biết tôi nghĩ gì, muốn gì. Vậy mà, khi trở thành vợ chồng, anh ấy thay đổi 180 độ. Dù tôi nhiều lần giải thích, nhắc nhở, anh ấy vẫn cố tình không hiểu và không quan tâm đến những cảm xúc của tôi. Tôi thật sự thất vọng về chồng.

Hương Giang - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc:

Thất vọng về chồng, tôi nghĩ rằng, bất kỳ người đàn bà nào cũng từng... có tâm trạng y chang như thế. Sự thất vọng ấy thường được biểu lộ qua những lời cằn nhằn, đay nghiến... Ban đầu người chồng cũng "khớp" nhưng rồi dần dà lại "lờn thuốc". Ta thử đặt vấn đề rằng, có thể anh ấy không hề thay đổi, vẫn sống như phong cách ngày mới yêu nhau,   nhưng lúc ấy do đắm đuối trong tình yêu nên bạn không nhận ra? Hoặc bạn thử đặt ngược câu hỏi, anh ấy cũng than phiền như vậy về bạn thì sao? Hiểu cặn kẽ thì ta mới có cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

3


Cách tốt nhất trong trường hợp này, theo tôi, bạn và anh ấy hãy dành thời gian cho nhau nhiều hơn nữa; hãy đến lại những nơi mà ngày trước hai người đã có những tình cảm nông nàn. Kỷ niệm êm đềm ngày cũ cũng là liều thuốc hâm nóng lại hương vị của đời sống hôn nhân. Đừng bao giờ để hai từ "thất vọng" chen vào trong tự điển vợ chồng. Bởi chỉ mới là suy nghĩ, hai từ ấy cũng đủ sức bào mòn hết cảm hứng từ phái bạn và từ phía người bạn đời.

Với chồng, hoặc vợ nếu tránh được những từ có tính chất mệnh lệnh và hành chánh như "giải thích, nhắc nhở"  (mà bạn đang dùng) - thì bạn sẽ tự tìm ra cách giải quyết tình huống này. Bởi nếu còn yêu, còn thương, còn nhung, còn nhớ thì hẳn bạn có cách tiếp cận với chồng trìu mến hơn, chẳng hạn "tâm sự, chia sẻ, thủ thỉ"... Đàn ông mà "nói ngọt thì lọt đến xương" thôi! Chúc bạn thành công. 


Trong cuộc sống thường nhật, đàn ông thích được nghe vợ nói về những nội dung gì? Sao mỗi lần em nói chuyện, ông xã em toàn bảo em “nhiều chuyện”, làm em cụt hứng luôn…

Bằng Lăng Tím - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc:


Tùy mỗi gia đình, nhưng tựu trung người chồng nào cũng muốn được nghe vợ kể về con cái, chuyện nhà chuyện cửa. Khi bước ra đường, có quá nhiều chuyện để người đàn ông phải quan tâm và họ cũng có vô số đối tượng để chia sẻ. Vì thế, khi về đến nhà họ không còn muốn nghe vợ “xía” vào những chuyện đó nữa. Nghĩa là họ không muốn nghe vợ bàn tán, bình luận về chuyện “quốc gia đại sự” nữa mà họ cần biết mái ấm của họ trong ngày như thế nào? Ai có thể trả lời đúng nhất về sự quan tâm số một đó, nếu không là người vợ?


• Người ta hay nói đến cụm từ “ngôn ngữ cơ thể”, điều đó nên hiểu như thế nào và ứng dụng như thế nào trong giao tiếp vợ-chồng với nhau?

Anh - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


Theo tôi, khi người người bạn đời sử dụng “ngôn ngữ cơ thể” là lúc ấy, họ biết phát huy thế mạnh mà tạo hóa đã dành cho loài người. Đôi khi chỉ một cái chu môi của nàng, còn ép phê hơn hàng ngàn lời “gọi dạ bảo thưa”; đôi khi chỉ một cái liếc mắt, cái nguýt dài mà người đàn ông có cảm giác như đất lún dưới chân v.v và v.v… Trong đời sống vợ chồng khi có những điều khó nói, tại sao ta lại không phát huy thế mạnh của “ngôn ngữ cơ thể”?


Phụ nữ thích nói chuyện với đàn ông hài hước, ai cũng biết vậy. Nhưng đâu phải trời sinh ra ai cũng hài hước. Tôi không được trời ban cho khả năng đó, phải làm sao? Vợ tôi hầu như chưa bao giờ muốn nghe hoặc đủ kiên nhẫn để nghe tôi kể hết một câu chuyện. Đôi khi tôi cũng tự ái, nghĩ “đã vậy thì đây không cần nói chuyện nữa”. Nói chuyện với vợ còn khó hơn nói chuyện với người ngoài, lạ thật. Vậy là sao hở nhà thơ? ...

Toàn - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc

-Vâng, yếu tố hài hước ở người đàn ông chính là một trong những lợi thế để chinh phục người phụ nữ. Ngay cả người vợ cũng thế, họ cần người chồng biết hài hước để “vui cửa vui nhà” và nhất là khi đối đầu với nghịch cảnh vẫn cứ lạc quan như ai. Nhưng không phải đàn ông nào cũng có yếu tố đó, chẳng hạn như bạn và tôi đây. Vậy ta đành “bó tay” ư? Chẳng phải đâu, với người phụ nữ dẫu ta hài hước, dẫu hoạt ngôn và dẫu gì đi nữa thì điều mà họ cần nhất là sự chân thành. Vậy trong trường hợp của bạn, cách tốt nhất là ta cứ trò chuyện một cách chân thành là đủ.

Nếu ai cũng lãng mạn, làm thơ hay như nhà thơ, chắc các bà vợ thích ngồi trò chuyện cùng mãi mà không biết chán, phải không ạ?

Quân - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc:

 

4


Nhiều người cho rằng, đối với người phụ nữ, hôn nhân là lúc tình yêu mới thật sự bắt đầu; ngược lại, với đàn ông là lúc… kết thúc. Chính vì thế, sau khi đã về ăn chung một mâm và nằm chung một gối, ở người đàn ông lại nhen nhúm những thay đổi về tâm sinh lý. Quái lạ, những lời tán tỉnh du dương như thơ của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” nay hầu như trở nên xa lạ. Họ ít dành cho vợ những lời “có cánh” như trước nữa. Tại sao? Bao nhiêu cơm áo gạo tiền đang đè nặng trên vai, phải toan tính nên người đàn ông phải thực tế hơn. Ngay cả người vợ cũng thế, họ cũng thực tế hơn, cần cái vật chất cụ thể hơn là những lời nói suông - dẫu bay bổng như âm nhạc, dạt dào như thơ. Nói như thế, vậy hóa ra hôn nhân đã giết đi sự thơ mộng của tình yêu đôi lứa? Không phải, nhà văn Mỹ Somerset Maugham đã chỉ ra điều này: “Bi kịch tình yêu chính là sự lãng quên”. Nếu cả hai vẫn nhớ và sống như thời mới yêu nhau thì quá tuyệt, phải không?


Chào anh Quốc, em thấy nhà thơ thường hay đa tình, anh có như thế không, anh nghĩ gì nếu vợ chồng không hợp khẩu

ThuNga - Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhà thơ Lê Minh Quốc:

Nói chung, không riêng gì nhà thơ mà bất kỳ người đàn ông nào có mặt trên trái đất này cũng đều... đa tình. Đàn ông thích chiêm ngưỡng phái nữ bằng con mắt để được no nê nhan sắc của họ. Vấn đề là chỉ dừng lại ở đó hay trong óc đã nhen lên sự chiếm hữu? Tôi cũng vậy thôi. Tôi đa tình. Thích phụ nữ đẹp. Nhưng tự dặn chính mình, hãy lấy đó làm nguồn cảm hứng để viết một cái gì đó. Nói như thế, nhân vật "cô" , "nàng" , "em" trong một tác phẩn văn chương không hẳn là mẫu người cụ thể, có thật mà có thể là tổng hợp của nhiều nguồn khác nhau... Mà khi yêu thì người ta nhìn sự việc đầy độ lượng và vị tha, nhưng khi về chung sống thì lại... khác! Oái oăm là chỗ đó. Mà oái oăm "chết người" nhất vẫn là khắc khẩu! Chồng nói một đàng mà vợ hiểu một nẻo, thế là đâm ra cãi nhau chí chóe! Mệt thật. Vậy cách tốt nhất là khi nói, bạn hãy lựa thời điểm thích hợp để "người ấy" tiếp thu trong tâm thế nhẹ nhàng - thì sẽ hiệu quả hơn.

(nguồn:

http://phunuonline.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/to-am/giao-luu-truc-tuyen-giao-tiep-vo-chong-khong-chi-bang-loi-noi/a66276.html

Chia sẻ liên kết này...


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà