LÊ MINH QUỐC: Mùa thu đứng trước cổng trường

Array In Array

TH: Anh nghĩ như thế nào về thời tuổi hồng của mình?

Lê Minh Quốc: Tôi nghĩ rằng bất cứ thời tuổi hồng của bất cứ ai cũng đẹp, vì nó đã trở thành kỷ niệm và sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Thời tuổi hồng của tôi là một cậu học trò nhút nhát. Thường hay bị bạn bè bắt nạt, ăn hiếp. Thời đó, tôi rất thích đọc những tờ báo như Thằng Bờm, Thiếu Nhi với nội dung tương tự như tờ Tuổi Hồng bây giờ. Và thỉnh thoảng tôi cũng có được một vài bài thơ, đoản văn được chọn đăng trên báo đó. http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tho-truoc-1975/739-thuo-mo-lam-thi-si.html Không giống như các bạn Tuổi Hồng bây giờ, hồi đó tôi không được nhuận bút, không được báo biếu gì cả.

pham-chu-sa

 

TH: Đã qua tuổi đến trường rồi, tại sao anh còn viết về lứa tuổi này?

Lê Minh Quốc: Có nhiều cách để trả lời, nhưng có lẽ không có gì hạnh phúc hơn khi ngồi trước trang giấy anh kể lại tuổi đến trường, đến lớp thuở mười lăm mười bảy. Anh kể một cách hồn nhiên. Và biết đâu có người sẽ chia sẻ những buồn vui đó. Há đó không phải là một thú vui hay sao?

TH: Với quyển “Mùa thu đứng trước cổng trường” cũng nằm trong tâm trạng đó chứ?

Lê Minh Quốc: Vâng, khi NXB Trẻ mở tủ sách Áo Trắng thì sau khi phát hành xong quyển Sân trường kỷ niệm http://www.leminhquoc.vn/lmq/van-xuoi/truyen-dai/649-san-truong-ky-niem.html thì tôi bắt đầu viết quyển sách đó. Viết vào mỗi chiều tại tòa soạn báo Phụ Nữ TP.HCM mà tôi đang công tác. Thú thật, quyển truyện dài đó dường như (?) bán không chạy lắm. Nếu viết lại thì tôi sẽ cắt sửa lại một vài đoạn cho bớt lan man. Không rõ bạn đọc Tuổi Hồng có nhận xét giống như tôi không. Dù sao, đó đã là một kỷ niệm. Đứng trước cổng trường vào mùa tựu trường, có lẽ, sẽ còn nhiều người quay lại với đề tài này chăng?

TH: Trong những bài thơ mà anh đã làm, anh thích nhất bài thơ nào viết về mùa tựu trường?

Lê Minh Quốc: Tôi thích nhiều bài thơ, truyện ngắn của nhiều tác giả khác viết về mùa tựu trường. Với tôi, bài thơ về chủ đề này làm tôi nhớ hoài là bài thơ tôi viết khi từ bộ đội về học Khoa Văn của trường ĐHTH TPHCM. Từ một chàng bộ đội, quê ở tỉnh, bất chợt một buổi sáng mặc quần áo mới, tâm hồn tinh khôi, đứng trước cổng trường Đại học. Thử hỏi làm sao mà anh ta không xúc động chứ? Bài thơ này cũng có tựa “Mùa thu đứng trước cổng trường”. Các bạn có thể đọc lại trong tập thơ Trong cõi chiêm bao http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/670-trong-coi-chiem-bao.html (NXB VN TPHCM, 1989) của tôi đã in.

TH: Mùa tựu trường này anh có tặng các bạn độc giả Tuổi Hồng?

Lê Minh Quốc: Bài thơ sau xin thân tặng các bạn độc giả Tuổi Hồng:

Gần mười sáu tuổi là em

Một búp măng đã mọc lên giữa trời

Có tà áo trắng tinh khôi

Tung tăng tiếng hát sân chơi tựu trường

 

Cỏ xanh mở mắt - hạt sương

Long lanh chào đón bên đường xôn xao

Em sắp lớn tự lúc nào

Mà giọng nói lại ngọt ngào líu lo?

 

Tựu trường phấn trắng thơm tho

Bạn bè gặp lại tặng cho nụ cười

Một cánh phượng đỏ vừa rơi

Là khi trống giục một hồi ngân vang

 

Em đi qua dãy hành lang

Cớ sao nhịp guốc rộn ràng… cớ sao?

Em sắp lớn tự thuở nào

Biết ngồi ngoan ngoãn nhìn vào bảng xanh

 

Có con chim nhỏ hiền lành

Đứng ngoài cửa lớp một mình nhìn em

Để rơi chuỗi ngọc rất mềm

Vỡ thành tiếng hót mừng em tựu trường

 

TH: Hiện nay, anh đã có ba tập thơ, sáu quyển tiểu thuyết đã được xuất bản. Nếu tự chọn lấy một “nhà”, anh chọn “nhà văn” hay “nhà thơ”?

Lê Minh Quốc: Tôi thấy câu hỏi này có lẽ “lên gân” đối với tôi. Tôi đã có “nhà riêng” để cư ngụ chấm dứt những năm tháng ở trọ. Và hiện nay tôi đang kiếm sống bằng nghề nhà báo.

TH: Là một người cộng tác với Tuổi Hồng từ đầu, anh nghĩ sao về các bạn trẻ đã có thơ văn in trên TH?

Lê Minh Quốc: Nhận xét về những cây bút này thì có lẽ nên trở lại vào dịp khác, vì không thể nói ngắn gọn trong đôi điều phỏng vấn như thế này được. Nhưng có thể nói rằng, các anh trong BBT đã chọn thơ chu đáo. Có những bài thơ rất tuyệt. Tôi đặc biệt chú ý đến cây bút có thơ, văn in thường xuyên trên TH là Lê Minh Vũ ở Sông Bé. Có lẽ vì cùng họ hàng với tôi (cười).

TH: Cám ơn nhà thơ.

Phạm Chu Sa (thực hiện)

(nguồn: tập san Tuổi Hồng số tháng 9.1994)

Chia sẻ liên kết này...


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

may tinh bang-dien thoai vo go-sửa nhà

máy tính bảng-vỏ gỗ-sửa chữa nhà