TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định TÔI VẼ MẶT TÔI - 9. Tôi vẽ mặt tôi

TÔI VẼ MẶT TÔI - 9. Tôi vẽ mặt tôi

Mục lục
TÔI VẼ MẶT TÔI
1. Thơ là như thế này sao?
2. Về bài “thơ là như thế này sao”?
2 bis. Về bài “thơ là như thế này sao”?
4. Về bài “thơ là như thế này sao”?
5. Tôi vẽ mặt tôi
6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
8. Quanh tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi”
9. Tôi vẽ mặt tôi
10. Công văn số 05 của NXB Văn hóa Thông tin
11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt
12. Mưa dầm ướt văn
13. Nhà thơ trẻ Lê Minh Quốc đã rút vào làm thơ bí mật?
Tất cả các trang


Tôi vẽ mặt tôi

“Tôi vẽ mặt tôi” tập thơ mới của Lê Minh Quốc, là một thứ ngôn ngữ lạ. Thơ ca, với anh, ở đây có nghĩa là một bản phác họa về con người của chính mình. Dĩ nhiên con người đó không phải là một ý niệm, mà là một thực thể bị lôi ra trước ánh sáng cuộc đời. Nó có tiếng nói tự do, đúng hơn, nó sống hừng hực, nó gào thét, la lối, xỉa xói, yêu thương, ân ái… với tất cả tiếng nói tự đáy lòng mình. Nó không sống khắp mọi thời mà chỉ sống ở lúc này. Nó là sản phẩm của một thời, đó là thời hậu chiến với bao ray rứt cũng như với bao hạnh phúc.

Một khía cạnh khác, chất trữ tình đôi khi dường như đối lập với giọng điệu tàn nhẫn trên. Đó là giây phút của ký ức tình yêu, hoài vọng quê hương thời thơ ấu: Mai chia xa chỉ một lời nhắn lại da diết yêu em nên tôi cũng yêu đời... Xin trả lại tôi thuở sao khuya còn chìm trong mắt, ngoài hiên còn vàng vạt nắng ngây ngô… Tuy vậy đó vẫn chưa phải là yếu tố trội vượt, có nghĩa là phong cách của anh vẫn rõ nét, đó là giọng điệu của một con người trần trụi trước cuộc sống có thể làm lay động con tim chúng ta.

Trân Châu

(nguồn: báo Vũng Tàu chủ nhậtsố 13.3.1994)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com