NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE - III. “TIẾNG CHUÔNG RÈ” VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH.

Mục lục
NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE
I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ “LA CLOCHE FÊLÉE”
II. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LE CLOCHE FÊLÉE:
III. “TIẾNG CHUÔNG RÈ” VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH.
Tất cả các trang


III.  “TIẾNG CHUÔNG RÈ” VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH


Theo quan điểm của Nguyễn An Ninh: “ La Cloche Fêlée”là:
    Cơ quan tuyên truyền cho những tư tưởng Pháp, tức là cơ quan chuẩn bị cho tương lai một nước An Nam “ Tự  - Do – Bình Đẳng – Bác Aùi”.
    Cơ quan tuyên truyền dân chủ tức là chuẩn bị cho một nước An Nam dân chủ.
Dân chủ theo xu hướng chính trị nào? Xu hướng “ Dân chủ – Xã Hội Chủ Nghĩa Mác – Xít” mà nước Nga Xô Viết là tấm gương sáng đầu tiên.
Với quan điểm như vậy, Nguyễn An Ninh  đã thật sự coi  “La Cloche Fêlée” là một vũ khí lợi hại, và từ đây với vũ khí này Nguyễn An Ninh – người thanh niên tri thức giàu lòng yêu nước đã dùng để đấu tranh không ngừng nghỉ cho tự do và độc lập dân tộc.
“La Cloche Fêlée”: cái chuông nứt ra đời, một tờ báo Pháp văn, do người Việt chủ trương tự viết, do một thanh niên thấm nhuần tư tưởng tự do, dân chủ như nhà ái quốc Nguyễn An Ninh, tự nhiên dám ăn bám dám nói, dám phản đối, cái gì cần phản đối, dám phê bình chỉ trích những cái bất công bóc lột của chính quyền thời đó.
Báo kịch liệt công kích chế độ thực dân tàn bạo, gây lòng căm thù sâu sắc của dân ta đối với bọn thực dân Pháp. Chúng áp bứt bóc lột hết sức dã man nhân dân ta, chỉ tiêu phung phí của cải, mồ hôi, xương máu của nhân dân ta “tên kẻ cắp lớn nhất của thời đại” ở đây là kẻ có tư thế lớn nhất trên công đường “ tức là thống đốc cô nhắc”. Kẻ đại diện xứng đáng nhất của chủ nghĩa  thực dân Pháp ở Nam Kì, chúng dùng một khoản tiền lớn để chi cho an ninh chính trị, tổ chức theo dõi chặt chẽ và đối phó kịp thời với mọi hoạt động chống đối của người yêu nước Việt Nam đối với nền thống trị thực dân” ( số 1 ngày 10 – 12 – 1923, bài “tiếng chuông đầu tiên” và “ở xứ sở của hạnh phúc”.
Nguyễn An Ninh còn lên án các công ty tư bản nắm độc quyền thương cảng Sài Gòn, độc quyền nấu rượu đầu độc nhân dân ta, xây dựng các cơ sở công nghiệp để khai thác tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động của nước thuộc địa khốn khổ này.
Đồng thời  với đã kích chế độ  thực dân, Nguyễn An Ninh đã lên án nhà vua bù nhìn ở Huế, phê phán quan niệm sai lầm của những người tư tưởng rằng uy quyền của Hoàng đế mất đi thì nòi giống Việt Nam cũng tan rã “sự thật nhân dân làm vua, không phải vua làm ra nhân dân, sự sống còn của một nòi giống không tùy thuộc vào sự thử thách của mấy khúc gỗ sơn son thiếp vàng ghép thành chiết ngai vua  để chịu đựng được nạn mối mọt “( số 14 ngày 21 – 4 – 1924 ).  “Phải chăng bạo động khởi nghĩa chỉ xuất hiện như một nghĩa vụ đối với những ai còn mang trong mình dũng khí” ( số 15 ngày – 19 – 5 –1924)
Báo kêu gọi lòng yêu nước, đề cao ý thức độc lập tự chủ của dân tộc ta, “bắt nguồn từ truyền thống lịch sử kết hợp với tinh thần đương đại, phấn đấu cho một tương lai tươi đẹp hơn “(số 3 ngày 24 – 12 – 1923), NAN đã kích một cách kịch liệt chủ nghĩa “ Pháp – Việt đề huề”, con đẻ của Axaro được phái lập hiến hết lời ca ngợi nhằm phá hoại các phong trào yêu nước chống đế quốc của nhân dân ta “khi mà có kẻ thắng người thua kẻ áp bức và người bị áp bức, chủ và tớ thì không có sự hợp tác  trong những hạn người như vậy”( số 15 ngày 19 – 5 – 1924). Tác giả phân biệt rất đúng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa bại ngoại. Oâng đã thẳng thắng vạch mặt tên toàn quyền Varen trong chiêu bài mị dân của hắn.” Vậy dây chỉ là sự hợp tác mơ hồ trong tưởng tượng mà thôi, không có sự tác giữa kẻ đi bảo hộ và người bị bảo hộ. Bỏa hộ trong trường hợp nay chỉ là môt sự bảo hộ bắt buộc với võ lực nếu tình trạng này không thay đổi tận gốc rễ thì khó bề thuyết phục được bỗn xứ nên duy trì “ sự giúp đỡ quí báu của công nhân  Varenne đã khoe khoang”.
Với tiêu chí “cơ quan tuyền truyền là cơ quan chuẩn bị cho tương lai…” trong bài “gửi đồng bào” đăng trên số 2 ngày 17 – 12 – 1923 Nan đã viết “ để có hiệu quả chắc chắn, công tác tuyên truyền của chúng tôi phải có thể tác động lên càng nhiều người,càng tốt, chúng tôi sẽ có một cơ quan tờ báo bằng chữ quốc ngữ. Chúng tôi không phải những người vì học nói tiếng pháp xoàng mà bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Cái kiến thức mà nhà nước pháp cho chúng tôi, thay vì làm chúng tôi xa rời, thì càng làm chúng tôi trở về với chúng tôi.
Chính trong khi dạy chúng tôi yêu mến dân tộc đã sinh ra chúng tôi mà nhà nước Pháp đã nuôi dưỡng và củng cố tình yêu của chúng tôi  đối với nước Pháp
Chính trong khi dạy chúng tôi làm việc có hiệu quả cho nòi giống đã sinh ra chúng tôi mà nước Pháp có thể chắc chắn về sự thành tựa của các tư tưởng của họ về sự phát triển của sức mạnh tinh thần của họ trên thế giới.
Chúng ta thấy rõ tư tưởng yêu nước đã thấm nhuần trong người thanh niên trí thức này, người đã nhìn nhận sự Sống và Chết một cách đầy lí tưởng qua bài thơ “sống và chết”.
Sống và chết

Sống mà vô dụng, sống làm chi?
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người sống thêm tủi
Sống quên ơn nước, sống càng khi.


Sống tai như điếc, lòng đêm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kì
Sống sao cho phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sống tạc ghi


Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử, chết không phai


Chết đó rõ ràng danh tiếng mãi
Chết đây, chỉ là cái hình hài
Chết vì tổ quốc, đời khen mãi,
Chết do hậu thế, đẹp tươi lai.
N-A-N

Và một lần nữa qua bài thơ ta thấy được phẩm chất của một ngườiCM chân nhân cách cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của chiến sĩ Nguyễn An Ninh.
Xuyên suốt tư tưởng tiến bộ của NAN trên “La Cloche Fêlée” nổi bật lên ba nét mới:


1. Tuyên truyền tư tưởng Pháp (tư tưởng tự do – bình đẳng – bác ái, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc dân chủ và chủ nghĩa Mác – Angel:


“La Cloche Fêlée”, một cơ quan ngôn luận bằng tiếng Pháp, cơ quan bảo là tuyên truyền cho những tư tưởng Pháp để lớn dưới cái Manchetre chuông rạn những sự thật của Nguyễn An Ninh tuyên truyền tư tưởng toàn những tư tưởng cách mạng dân chúng với những bài dân chủ dân quyền từ thế kỉ nào đến thế kỉ nào để người Việt lấy đó soi chung, noi gương ái quốc của tiền nhân Pháp, mà vùng lên đòi hỏi, binh vực thằng dân nô lệ cho Pháp. Những tư tưởng chính trị cũng như xã hội Nguyễn An Ninh đã khỗ cứu tinh tường nhất là  về tư tưởng dân quyền dân chủ, lúc còn đi học nay truyền bá lại tất cả dân chúng trên tờ mặt báo, qua các cuộc diễn thuyết, tới in thành sách.
Trong bài “ lí tưởng của thanh niên Việt Nam” đăng trên “ tiếng chuông rè” số 5 – 6, Nguyễn An Ninh có viết:
“Thế người ta đòi hỏi cái tự do nào? Người ta sẽ làm gì với nó đây? Đứa trẻ vẫn còn chưa bước vững có cần chăng sự hỗ trợ của toàn thể thế giới để tập đi? Tự do không thể là cái có thể được truyên đạt, được cho hay được bán. Tự do có thể đến với mọi người kẻ nào sinh ra tự do, ngay cả trong vòng nô dịch, ngược lại kẻ sinh ra nô lệ thì sẽ mãi mãi là nô lệ  ngay cả lúc ngự trên ngai vàng. Ngày nay chỉ có vài đầu óc sáng suốt nghĩ đến việt chuẩn bị một nền tảng vững  chải cho tương lai đất nước.
Những kẻ khác,  nghĩa là tất cả các kẻ khác, nói nhiều về chính trị  cứ như rằng bởi chính đó và bởi chỉ đò lời ước hẹn lớn lao  từ lâu mong chờ mới trở thành hiện thực, tựa hồ như vấn đề sống còn của nòi giống ta là vấn đề chính trị chứ không phải là một vấn đề xã hội”.
“giới thanh niên hiện nay, trên hết nên tránh nói về “Tổ Quốc”và “Lòng Aùi Quốc”
họ cần tập trung mọi sức lực để tìm tòi chính bản thân. Ngày nào đã tìm được bản thân mình rồi thì ngày ấy những từ Tổ Quốc và lòng ái quốc, đối với giới thanh niên, sẽ là những danh từ bao quát hơn, siêu tuyệt hơn, cao thượng hơn rồi họ sẽ thấy xấu hổ là vì đã từng, do ngu dốt, trộn lẫn vào các từ tổ quốc và lòng ái quốc những tư tưởng kém cao thượng thậm chí thấp hèn”.
Qua đây ta nhận rõ rằng Nguyễn An Ninh rất sáng suốt và phân biệt rất rõ ràng đâu là chủ nghĩa yêu nước đâu là chủ nghĩa bài ngoại. Thể hiện:


THÊM MỘT LỜI KÊU GỌI ĐỒNG BÀO
Hỡi đồng bào, tôi tiếp kêu gọi đồng bào lần nữa. Ngày hôm nay tôi vẫn còn lập lại rằng: tương lai mà chúng ta muốn sẽ không đến với chúng ta trong giấc mơ, rằng khắc trên mặt tiền những tòa nhà công cộng của chúng ta những chữ vàng “ Tự Do – Bình Đẳng – Huynh Đệ” không đủ cho sự tự do, sự bình đẳng và tình huynh đệ ngự trị nơi chúng ta.
Hỡi dồng bào các bạn đòi hỏi yêu cầu điều này điều nọ với những người khác. Các bạn yêu cầu người ta những chuyện mà người ta không thể cho các bạn, những chuyện có lẽ nguy hiểm nếu cho các bạn khi các bạn đòi hỏi lần đầu tiên, những chuyện mà các bạn phải tự mình tạo lấy, tự mình chinh phục, để tỏ ra các bạn chín chắn trong việt hưởng đều mà các bạn muốn.
Các bạn biết rằng đang ở trong sự nô lệ, tinh thần cũng như vật chất. Các bạn muốn thoát ra như các bạn đã làm những cố gắng nào để thoát ra?
Các bạn có biết rằng chúng ta là một thế hệ phải chịu đựng hi sinh mà chúng ta phải nghĩ tới nghĩa vụ, chứ không phải ø hạnh phúc, để nếu vần, thì không phải ngần ngại hiến mạng sống chúng ta cho cái tương lai đó?
Người ta đã chỉ rõ cho chúng ta từ nhỏ rằng “những con chim sáo đã được quay sẵn không từ trên trời rơi xuống cho chúng ta “rằng” chúng ta phải gian khổ để thực hiện những ước muốn của chúng ta “ bởi vì chúng ta ước muốn những thực tế chứ không phải là những giấc mơ. A! ước gì chúng ta sống được bằng những giấc mơ nhỉ!.
Nhưng các bạn muốn thực tế. Các bạn muốn có một hạnh phúc sờ mó được, nhận thấy được và các bạn muốn để cho người khác phải lo mà nghĩ đến chuyện đó, phải nghĩ đến hạnh phúc của chính mình, các bạn cóthể, bạn có quyền tránh họ không nếu họ chẳng vội vàng gì trong việc hoàn thành nhiệm vụ mà các bạn đã đặt định cho họ. Các bạn  không thấy là họ quá dễ thương vì đã dành cho chúng ta một chút thời gian và một chút công lao của họ sao? Chỉ có người nào đòi hỏi ở mình nhiều mới đôi khi có quyền đòi hỏi ở người khác. Các bạn đòi hỏi ở mình những gì nào? ( chẳng có gì cả!)  thế thì các bạn đừng có đỏ mặt lên mỗi  khi các bạn yêu cầu người nào những điều mà người đó không muốn hoặc không thể vui lòng cho các bạn. Các bạn không thấy trong hành vi của mình sự ngây thơ của đứa trẻ đang ầm ĩ đòi cái bánh những người khác đang làm chủ sao?
Hỡi đồng bào ? một xã hội là một nhóm những con người. Giá trị các cá nhân cộng lại thành giá trị của nhóm: “ xã hội luôn luôn phản ánh hình ảnh của chúng ta và giống với chúng ta: chừng nào chúng ta còn xấu, xã hội cũng chẳng đẹp gì”. Mmôi trưòng xã hội có giá trị khi cá nhân có giá trị tạo nên môi trường đó.  Các bạn muốn có chỗ đứng dưới mặt trời, muốn có phần sống thoải mái giữa nhân loại, các bạn muốn sống và các bạn biết rằng sống là hành động. Các bạn muốn xã hội mà các bạn là thành viên phải năng động nhưng những xã hội khác để có được sự thoải mái mà các xã hội này đang hưởng. Hơn thế nữa, các bạn muốn có tự do. Nhất là các bạn muốn có sự công bằng.
Nhưng các bạn đang chuẩn bị để thực hiện đều đó tuy nhiên các bạn biết rằng một công việc sẽ chẳng bao giờ được làm nếu chẳng có ai bắt đầu cả.
Cho nên, hỡi đồng bào!các bạn đã đi vào một con đường mà nó không cho phép các bạn dễ dàng quay lui để nghĩ tới một công việc xã hội, nghĩ tới việc sửa soạn một tương lai ít nặng nề hơn hiện tại, sữa soạn cho một môi trường cho các xã hội mai sau nghĩa là con cái cháu chắt của các bạn sẽ có được hạnh phúc hơn các bạn, chắc chắn là chẳng bao giờ quá muộn nếu làm cho tốt. Trong khi đó, một gia đình đựơc tạo dựng, con cái phải được nuôi dưỡng, giáo dục và tương lai của chúng phụ thuuộc nhiệm vụ của các bạn. Các bạn không thể xa rời chúng, trừ phi tài sản của bạn không cho phép nhưthê – để chuốt lấy một công việc thường là bạc bẽo  và đặt chúng vào trước những nguy hiểm của các công việc định làm. Không chúng tôi không muốn con cái các bạn thiếu cái cần thiết để làm cho chúng thành những con người, các bạn có nghe rõ không? Ghĩa là những sinh linh hãnh diện hơn, độ lượng hơn, cao cả hơn những người kia, tất cả những người kia mà chúng ta đã quá biết, chúng tôi không muốn chúng bất hạnh vì cha chúng, người nuôi nấn chúng bỏ rơi.
Nhưng chúng tôi bó buộc các bạn điều này. Các bạn nói về tổ quốc, về lòng yêu nước, các bạn có biết yêu là gì không? Các bạn nói về sự đoàn kết, các bạn biết là mình sẽ giúp nhau để cùng nhau nắm giữ những việc lớn? Các bạn biết rằng sự đoàn kết thật sự không phải là sự đoàn kết được làm bằng những lời hứa, nhưng là làm bằng sự phối hợp tất cả các cố gắng.
Do đó chính sự đoàn kết này mà tôi yêu cầu các bạn ngày hôm nay. Các bạn phải đóng vào đó tùy theo sức lực  của các bạn.
Tờ LA CLOCHE FÊLÉE là một cơ quan tuyên truyền, nghĩa là chuẩn bị cho tương lai. Các bạn phải giúp cho nó sống. Nó không yêu cầu các bạn phải cho nó 1/2,1/3 hay 1/4 gia tài của các bạn. Nó không đòi hỏi các bạn cái phầnï thuộc về con cáivà vợ con các bạn.
Tờ báo đặt ra những câu hỏi này cho các bạn:
1)    Các bạn có quan tâm đến tờ báo này không?
2)    Các bạn có phải là những đọc giả thường xuyên của tờ báo để biết con  đường mà tờ báo vạch ra để dẫn các bạn hướng về một tương lai tốt đẹp hơn hay không ?
3)    Các bạn có tuyên truyền cho bờ báo này không?
4)    Các bạn có nói với tất cả đồng bào là tờ báo cần nhiều độc giả để sự tuyên truyền có hiệu quả hay không?
5)    Các bạn có nói cần nhiều độc giả trả tiền để tờ báo có thể sống được hay không? Hỡi đồng bào!cuộc sống của tờ báo tùy thuộc vào việc bạn trả lời các câu hỏi này, các biết rồi người ta không bó buộc các bạn nhiều, người ta chỉ yêu cầu  điều mà sức lực các bạn cho phép.
Tờ La Cloche Fêlée là cơ quan chuẩn bị cho tương lai của quốc gia, phải được tất cả các lực lượng lớn hay nhỏ của quốc gia ủng hộ.
Tơ øLa Cloche Fêlèe phải là một tờ báo của người An Nam để phục vụ lại cho người AnNam.
Đồng bào hãy đáp lại lời kêu gọicủa La Cloche Fêlée.
Các bạn lại lẽ nào giả điếc làm ngơ đối với lời kêu gọi của La Cloche Fêlée hay sao?
NGUYỄN AN NINH
( La Clo che Fêlée số 3
ngày 24 – 12 – 1923).


2. Thông qua “ La Cloche Fêlée” Nguyễn An Ninh đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột cách công khai, hợp pháp


Với ưu thế là giỏi Pháp văn – cú pháp dùng chữ Pháp còn độc đáo hơn nhiều người khác, thêm vào đó là tài hùng biện, Nguyễn An Ninh đã thổi vào cái bài báo của mình những sức sống mãnh liệt khiến người đọc căm cùng ông, giận cùng ông trước những bất công. Oâng thẳng thắn chỉ trích như bài “ Hòa Bình Thế Giới”, “Người ta không ăn mày tự do”. Những bài châm biếm làm nhức óc thực dân như “ Cái triết lý của con heo”. “Trước khi ra đi”, “Đừng trở nên người trí thức trong cái xã hội này”… dù là châm biếm hay công khai lên án. Nguyễn An Ninh cũng rất thành công. khi thì đấu tranh gây gắt, thẳng thắn, khi thì châm biếm đầy tình triết lý, sâu sắc mà hài hước, điều quan trọng ông làm cho độc giả của mình hiểu được bộ mặt thực của chủ nghĩa thực dân. Cái không thì bồng bột, è dè kín đáo của dân chúng từ đây biến mất. Họ dám nói chính trị, dám bàn chuyện đàn áp bất công, bóc lột…mà Nguyễn An Ninh dám nói ra trắng trợn của nhà cầm quyền trên nhật báo “chuông rè”. Đó chính là sự phản ánh trung thực lý tưởng tiểu tư sản, bần cố nông, như trí thức phẩn ần một chế độ, họ phẩn uất  căm hờn đè nén dưới đấy lòng, nay có người nói đến, đã phá nó họ vô cùng hồ hởi và hưởng ứng.
Lời văn mạnh mẽ, ý văn dồi dào thử hỏi bạn đạc không hoan nghêng sao được, thửơ đó, có mấy ai dám đối chọi thẳng với nhà cầm quyền Pháp, đối chọi từng cá nhân không dám, đằng này đối chọi, chỉ trích ngay trên mặt báo, là chổ cả muôn nghìn người đều thấy hết như : “ Hiệp ước mà ngày 6 – 11 – 1925 vừa qua giữa những người đại diện của chính phủ Phápp ở Đông Dương và cái mà người ta gọi là đại diện của chính phủ An Nam ở Huế là sự xuất phạm thô bỉ nhất mà người ta có thể làm cho người An Nam” và “chúng tôi khôngthể chấp nhận lâu hơn nữa sự nô dịch mà người ta áp đặt một sự nô dịch mà những người hiền nhất, cả đến những người đê tiện nhất cũng cảm thấy không chịu đựng thêm những nhục nhã được nữa” – người ta không ăn mày tự do (La Cloche Fêlée, số 21, ngày 30 – 4 – 1925)
Sự đấu tranh trực diện của Nguyễn An Ninh đã làm nức lòng quần chúng và tạo nên một làn sóng mới trong nhân dân, làn sóng đấu tranh, phản kháng.


VẾT MÁU MÀ NGƯỜI TA ĐANG XOÁ
Những người mà chúng ta đang viếng hôm nay rất cần cho chúng ta, và chính họ cũng có nhiều điều muốn nói với chúng ta
Trong lịch sử Việt Nam  thì đây là một thể loại rất mới về những người đã chết. Từ một vùng đất ở tận bên kia đại cầu, họ đã đến đây, mang sinh mạng của mình để đóng góp cho sự sống còn và vì danh dự của đất nước xã hội này. Aét hẳn là tấm lòng của họ phải rung động vì một tình thương to lớn đối với đất nước này.
Vì tấm lòng của họ đã phải rung cảm bởi một tình thương to tát quá, nên họ mới có thể dâng hiến cái gì quí nhất của mình, dâng hiến cả cuộc sống của mình, lìa xa gia đình mà không hề được một lời âu yếm sau cùng trước khi nhắm mắt của người thân.
Tấm bia đá dùng làm tượng đài hôm nay được dựng lên để chúng ta tưởng nhớ tới sự đầy ải anh hùng đó, và ghi nhớ sự hi sinh của họ.
Đây là bằng chứng không thể nào chối cải được, sống động của những đóng góp cao đẹp mà nòi giống An Nam đã cống hiến cho nước Pháp.
Núi non cao nặng như thế kia, nhưng trí óc của con người vẫn có htể dò ra được nó. Nhưng những hi sinh to lớn của con người thì không thể sờ nắm được. Thử hỏi có con người nào có thể đo được nó là bao! Vàng bạc châu báu cfòn mua được, chớ tấm lòng của con người thì chỉ có thể đổi bằng tấm lòng.
Để đáp lại tấm lòng của một chính trị xa xôi đã hưởng ứng lời kêu gọi, đến đây để cứu nguy và chấp nhận hi sinh cho nước Pháp. Thì nước Pháp chỉ có thể đền đáp lại bằng một cách duy nhất là bằng tấm lòng. Giờ đây mọi toan tính đã phải làm cho nước Pháp hổ thẹn, vì tấm lòng của nước Pháp đã Phải luôn luôn được nâng lên ngang bằng với một tâm hồn cao thượng của nước Pháp.
Người Việt Nam đã chứng minh được tấm lòng của họ, thế thì bây giờ họ phải được trả lại bằng những cái gì đâu. Công trình mà nước Pháp dựng lên với tấm lòng biết ơn của nước Pháp đối với họ là những gì?
Nếu không phải vì vận mệnh chính đất nước của họ, là sự tôn trọng dân tôïc họ, là tiền đồ của dân tộc họ.
Nước Pháp, luôn hãnh diện cho đến ngày hôm nay, phải làm gì để có thể đưa ra môt tương lai gần đây, để chỉ cho những con người Á Đông của họ những công trình vĩ đại mà họ xây dựng lên ở Đông Dương, để làm một bằng chứng khác về tám lòng và tình thương của họ, to đẹp hơn cả cá công trình khác, để nước Pháp có thể nói với họ rằng: “ hỡi các  con thân yêu, đây chính là công trình tình mẫu tử, để tặng thưởng cho tấm lòng âu yếm của các con.
Vì mọi lời nói, của những kẻ chỉ biết làm ngược lại những lời đã hứa, chưa thoát ra cửa miệng đã trở thành những lời phản trắc.
Phiến đá sừng sững đó nhưng nó vẫn sống, nó đang thổn thất vì bao sinh mạng của những người đã chết, và nếu chúng ta đến gần cạnh nó, kề tai vào sát chúng, chúng ta sẽ nghe thấy được trong lòng của nó đang xốn xang về một cái gì đó, bứt rứt, sốt ruột. Bỡi lẽ những người đã ngã xuống để cho những người khác được sống; cũng không kém phần sốt ruột như những người đang sống muốn nhìn thấy số phận của những thế hệ ngày nay được cải thiện hơn, tốt đẹp hơn.
Vậy mà hôm nay có một người An Nam, một người cùng nòi giống với tôi, cũng chính là một người anh em của những người đã hiến dâng cuộc đời mình vì tương lai đất nước mình dám viết rằng: “bằng những kiến nghị ồn ào, những ngưòi lính hôm qua đã làm cho các anh mất đi quyền lợi dành cho mọi người Việt Nam đều được nhận quốc tịch Pháp. Đây là một quyền lợi mà nhân dân Việt Nam được quyền đòi hỏi một cách chính đáng sau trận đại chiến thế giới, cùng một danh nghĩa như nhân dân cá nước Bắc Phi vậy. Họ đã làm phí hoài bao nhiêu xương máu đã đỗ, nhằm dành lại địa vị xứng đáng cho nòi giống ta cũngnhư sự hi sinh của 15000 người trong chúng ta đã tự nguyện đem thân mình làm vật hi sinh ngoài chiến địa, không ngoài mục tiêu vì dân tộc đó.
Oái! nước Pháp chắc là rất tự hào về con người công dan Pháp đó, con người mà bàn tay xấc láo đã làm ô danh công lí, làm nhục tinh thần cao cả, làm mất đi truyền thông độ lượng bao dung của nước Pháp. Có phải chăng vì cái lỗi của vài người, nếu quả như đó là lời thật, mà nước Pháp của Lê Quang Trinh và tên Dales, tác giả của bái báo tai hại kia đăng trên một tờ báo địa phương, đã vội vàng bôi xoá những vết máu mà hàng mếy ngàn người con của Đông Dương đã đổ.
Nầy, hỡi tên tác giả thật sự của bài báo tệ hại đó mày hãy nên có đủ can đảm để nói toạc cả ý đồ thật sự đã khiến cá người phủ nhận quyền lấy quốc tịch Pháp đối với người dân An Nam. Nhưng ta yêu cầu mi, ta van mi vì mi là người Pháp, đừng nên làm hoen ố vinh quang của một dân tộc, đừng làm người ta quyền rủi một dân tộc mà ta đã phải để một thời gian rất dài để tìm hiểu và yêu thương, ta đã có thể tránh được nhiều sai lầm, nhiều lần tranh đấu, nếu như trên đường ta đi, ta đã chẳng gặp những con người giống như mi, và cũng tự xưng là người Pháp. Mi đã không ngần ngại viết rằng:
“Những người đã đó đó đã làm hoài phí dòng máu đã đổ đưa dân tộc ta lên một địa vị xứng đáng, đã làm phí sự hi sinh của 15000 sinh mạng dân ta”
Nói như vậy có nghĩa là, đối với mi, những đau khổ chồng chất mà 15000 người dân tộc ta phải chịu đựng sẽ không còn mảy may ý nghĩa, trong khi họ đã bị đưa xuống tàu như những con  thú, chèn nhau trên boong tàu. Có ý nghĩa là trong trí nhớ của mi không có một chút kỉ niệm nào của những người anh em đã vì không gánh chịu nổi cuộc sống mệt mỏi khổ sai trên tàu, trên đường sang đây lắm người  đã phải chịu cái số phận đau thương, thân xát bị vút xuống đại dương, không gì bọc thay ngoài một mảnh chăn thô quấn quanh người như cá ma só. Có  nghĩa là đối với người đã đem dòng máu dân tôc Việt Nam hoà lẫn trong mảnh đất Pháp, khi họ ngã xuống để bảo vệ đất nước bảo hộ này sẽ không còn ý nghĩa gì hết. Có nghĩa là những hình ảnh các xát chết bị xé từng mảnh đã bị đạn xiên thủng tan nát, đã từng nằm thắm máu và lạnh ngắt trên mảnh đất không phải là quê hương của họ, cũng không còn ám ảnh đầu óc của người, và cũng còn có ý nghĩa khá nữa là còn phải đợi một cuộc chiến tranh khác nữa, kinh tởm hơn. Phải cầu mong có cuộc tàn sát khác nữa giưã con người để rồi phaỉ cống dân những con vật hi sinh, ít nhất cũng là 15000 sinh mạng khá của người dân Việt Nam, phải hi sinh tính mạng của hàng ngàn người khác thuộc anh em chúng ta. Màn đau thương tan óc đến với hàng ngàn người mẹ, người vợ goá con côi.
Oâi! Hẳn là ngươi cho rằng dòng máu ấy đã đổ thật là hoài phí, mi còn muốn đòi hỏi phần xương máu nhiều hơn nữa máu của anh em ta, của chúng ta.
Được rồi! Ta cũng ước cho những điều mong ước của mi sẽ trở thành sự thật nhưng đến chừng đó ta sẽ lo ngại cho ngươi, vì rằng đồng bào của chúng ta, phẩn uất sẽ phải đứng lên, và tìm đến mi, đến kẻ thủ phạm đã gây ra bao nhiêu hành vi bạo ngược, để đến phiên họ, đòi hỏi lại ngươi dòng máu mà chính ngươi đã đòi ở họ.
NGUYỄN AN NINH
(LA CLOCHE FÊLÉE, số 5
Ngày 7 – 1 – 1924)

CÁI TRIẾT LÍ CỦA CON HEO
Chúng ta đều biết cái con vật mà ai nấy đồng thanh gọi là con heo. Trong từ điển Larousse định nghĩa như vầy: “con gia súc thuôïc loài có vú, da dày, cho người ta thịt, mỡ, mỡ sáp… lại thêm: mọi bộ phận của con heo đều dùng được.”
Như vậy, ở Châu Á và Châu Aâu, con heo là một con vật dễ thương.
Thế mà có người trong chúng ta lại thô lỗ đến nỗi dùng nó để chửi rủi. Người Aán Độ biết điều hơn, đưa con heo lên hàng thần linh. Người Aán  hay cuồng tín trong mọi việc. Họ thái quá. Yêu dấu con heo là phải, nhưng không ăn thịt heo là điều dại dột vô cùng. Suy thoái của người Aán cũng vì nhịn nhục đó.
Vào thửo mà con người đề lấy lại sức phải nhai ngấu nghiến trong thịt sống của  các con thú họ giết được, chưa ai biết con heo. Thế giới phát hiện ra con vật dễ thương và ngon miệng này, từ khi có ánh sáng văn hoá. Hơn nữa, con heo còn đánh dấu những bước thăng trầm của cá dân tộc được thượng đế ban ơn, hưởng phước lâu dài. Vào thời văn minh La Mã hưng thịnh, không có đám tiệc nào là không có con heo là nhân vật quan trọng
Cho đến bây giờ, con vật béo bở này vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong khoa nấu ăn Trung Hoa, đủ biết nền văn minh nước Trung Hoa cổ là như thế nào rồi, ngày nay nước Trung Hoa đang chuẩn bị lật đổ ách thống trị Châu Aâu. Trong khi đó nhưng cố gắng của nước Aân Độ đang tan rã theo một chủ nghĩa Gandhi bất lực. Đó là vì người Trung Hoa ăn thịt heo mà người Aán Độ không dám đụng đến. Xin phù hộ cho con vật kỳ diệu của chúa có sứ mạng chuyển cám ra thành dồi, biến mỡ thành thịt nguội jambon, và biết chủ toạ tất cả cá buổi lễ lớn với một nụ cười khoan dung. Mỗi ngày khi gặp một đám ma, nhìn con heo quay đi qua, bóng loáng vì nước suối, đeo hoa kết tụi y như một cô dâu, nằm dài trên chiếc mâm nhiều người khiêng, với một nụ cười khôn tả; tôi bỗng thấy nơi con heo đó, một vẻ khôn ngoan mà cái khôn ngoan nơi con người không tài nào vượt qua nổi.
Mỗi lần đi qua một đền thần, nhìn lên bàn thờ, chiếc đầu heo với đôi mắt lim dim, sạch trơn như các cô trinh nữ mà người xưa mang ra tế thần, tôi tự nghĩ người ta không thể tìm ở đâu ra những tư tưởng sâu xa trong sáng hơn khác là trong chiếc đầu kia. Nếu ông trời không ngoan đã chia loài vật ra làm hai nhánh: loài ăn thịt và loài để cho loài người ăn thịt, thì con heo biểu tượng rõ ràng nhất của loài thứ hai, đã hoàn thành đến tột đỉnh cái sứ mạng mà ông trời đã giao phó.
Vì lẽ, con heo khi nó hiểu rằng không thể chống lại được ý trời, thì nó chấp nhận một cách hiền lành nhẫn nhục định mệnh của nó, giống như một vị thánh hiền. Không bao giờ nó nghĩ đến nổi loạn, chống lại con người nuôi lớn nó chỉ để cắt cổ nó khi thấy nó đủ cân. Chưa bao giờ nó đòi hỏi con người cái quyền bình đẳng hay phân chia lợi nhuận. Nó biết người ta sẽ không bao giờ để cho nó thiếu cám, do đó thay vì quấy phá vô ích cái yên vui của loài người, nó biết cam tâmnnhận lấy hạnh phúc nhỏ nhoi của con heo. Hay hơn nữa sâu sắc như một tư tưởng bất tận, tươi cười như một vẻ mặt đức Thích Ca, bình thản và khoan dung, nó long trọng chủ toạ mọi cuộc lễ, từ đám giỗ trong gia đình mà người dân phải lạy nó, đến lễ tế Nam Giao mà vua chúa cũng phải phủ phục trước nó. Phụ nữ ta ởthôn quê yêu thương và săn sóc nó. Anh hàng thịt quý nó. Vây quanh một con heo quay, mọi người cảm thấy bao tử như giãn nở ra, miệng tươm nước miếng, thế giới trở nên hạnh phúc và tươi đẹp hơn.
LUÂN LÝ: như con heo, khi chúng ta đã thuộc về phần người trong nhân loại để cho người khác ăn thịt, mà ta không đủ can đảm và sức lực d0ể vứt bỏ cái số mệnh đó đi, thì tốt nhất ta hãy biết cam tâm chấp nhận nó giống như con heo vậy.
Có câu chuyện cổ tích sau đây, được ông Tagore kể lại để khuyên răn những nạn nhân đừng nên tìm đến trước Chúa trời để ta thán, trách móc vì sao Chúa lại chia loài người làm thành hai nhóm: nhóm ăn thịt và nhóm ăn để cho người ta ăn thịt.
Người ta kể rằng: một ngày nọ, con cừu non tìm đến Chúa Brahma sa vào lòng ông mà khóc mà thưa rằng: “ Chúa ơi ! Tại sao tôi lại là món ăn cho muôn loài ?”
Và Đức Brahma trả lời: “ Thôi đi ! Con ơi ta còn làm gì được nữa ? Bản thân ta khi nhìn con, cũng thấy thèm thuồng và muốn nhai con ngấu nghiến”
Ai phủ nhận được đức Brahma có lý hơn, công bằng và quảng đại hơn, lại có thế lực hơn ông Varenne, người mà giới trí thức An nam, những con cừu non đã tìm đến để giao phó cho ông cái vận mệnh của dân An nam.        
Nguyễn An Ninh
LA CLOCHE FÊLÉE, số 20
Ngày 26 – 11 - 1925


NGƯỜI TA KHÔNG ĂN MÀY TỰ DO


Hiệp ước mà ngày 6 – 11 – 1925 vừa qua giữa những người đại diện của chính phủ Pháp ở Đông Dương và cái mà người ta gọi là những người đại diện của chánh phủ An Nam ở Huế là sự xúc phạm thô bỉ nhất mà người ta có thể làm cho người An Nam. Vào lúc mà sự nổi loạn của dân chúng nước An Nam có nguy cơ bùng nổ, lúc mà những sự cải tổ lớn lao ấn định cái trò đùa thay đổi này. chế độ quân chủ Lập hiến vừa được ban cho người An Nam miền Trung  đã làm lộ ra thâm ý của những người cai trị Đông Dương. Những người này cứ mỉa mai quần chúng người An Nam ngu tối và mỉa mai những người mà họ gọi là những ông Bộ trưởng của triều đình An Nam nữa đi ! Nhưng đó là nếu họ tưởng tượng ra rằng từ biên giới Trung Quốc cho đến mũi Cà Mau không còn những người An Nam có thể hiểu được cái trò đùa thô lỗ như thế, điều này cho tới nay vượt quá những sự xúc phạm ném vào mặt giống nòi của chúng tôi.
Vào thời điểm nghiêm trọng này, lúc mà dù chúng tôi nhẫn nhục đến độ nào đi nữa, chúng tôi cũng không thể chấp nhận lâu hơn nữa sự nô dịch mà người ta đặt, một sự nô dịch mà những người hiền nhất, cả đến những người đê tiện nhất cũng cảm thấy không thể chịu đựng thêm những sự nhục nhã được nữa; để xảy ra một trò đùa như thế, chính là làm cho các biến cố đến nhanh hơn.
Chúng tôi muốn loại bỏ tận gốc cái triều đình An Nam thối nát đang dùng làm bình phong cho những người có trách nhiệm của chế độ dã man mà người An Nam ở Trung kỳ đang phải chịu đau khổ. Và người ta ban cho chúng ta cái nền “ quân chủ lập hiến” đặc biệt này để duy trì tình trạng cũ dưới một cái tên láo khoét.
Đó là sự cải tổ đầu tiên đã được hứa hẹn, sự cải tổ này chỉ là một sự lừa dối. Đây là một sự xúc phạm ném vào mặt giống nòi yếu đuối, bị nhu nhược của chúng tôi. Hỡi dân tộc An Nam, người đã làm gì với sự hãnh diện và lòng can đảm của mình ?  Có cần Trưng Trắc và Trưng Nhị đến bơm vào dòng máu nghèo nàn của mình một dòng máu mạnh bạo hơn hay không ?
Hỡi đồng bào, các bạn đòi tôn trọng tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do giảng dạy, tự do đi lại, tự do làm việc; các bạn muốn dân tộc An Nam có những hội đồng là nơi mọi tầng lớp xã hội được đại diện để chăm lo cho lợi ích chung; các bạn muốn có hiến pháp để đảm bảo tự do và quyền lợi của các bạn. Nầy! Các bạn sẽ không được gì cả.
Toàn thể Đông Dương đang ở trong tay một nhóm tài phiệt. Những người cai trị các bạn đanh quỳ gối như trước những ông vua, chỉ là những tay sai của nhóm này. Chính ông Varenne, mặc dầu theo phe xã hội, lúc mà ông nhậm chức vụ Toàn quyền Đông Dương, cũng không còn làm chủ được những hành vi, những hoạt động của mình nữa. Ngay trong đảng của ông, người ta đã tuyên bố rằng ông chẳng thể làm gì được cho giống nòi An Nam, cho dù ý muốn cải tổ của ông như thế nào đi nữa. Nếu thật lòng muốn cải tổ, ông Varenne sẽ chỉ có thể làm được do sự bắt buộc của hoàn cảnh, hay nếu có một lực lượng xã hội giúp ông cân bằng thế lực tài chánh đang ngự trị xứ này.
Những người An Nam là một lực lượng không có tổ chức và bất lực trứơc lực lượng có tổ chức đang chinh phục họ. Những tham vọng cá nhân, những sự ti tiện, sự thiếu can đảm và không quan tâm tới lợi ích chung đanh chia rẽ giới người An Nam ưu tú bị Tây hoá, ngăn cản giới này đoàn kết lại thành một lực lượng xã hội có khả năng bắt những ông chủ của Đông Dương thực hiện những khát vọng của mình. Tự do được dành lấy, chứ tự do không được ban cho. Để giành lấy tự do từ một thế lực có tổ chức, phải đương đầu với nó bằng một sức mạnh có tổ chức. Khi chúng ta những sự cải tổ, chúng ta thừa nhận quyền lực của chế độ đã được thiết lập. Nhưng nếu người ta từ chối, chúng ta hãy biết tổ chức nhau lại.
Tại Nam Kỳ, chúng ta có một lãnh vực hợp pháp mà trong phạm vi đó, chúng ta có thể làm được nhiều việc.
Ơû đây, chúng ta có quyền tuyên bố lớn tiếng những nguyên tắc chính của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, từ điều khoản 1, nói rằng con người sinh ra, sống trong tự do và bình đẳng về quuyền lợi, cho tới điều khoản cuối cùng, buộc các công dân bị vi phạm quyền lợi có bổn phận chống lại bằng vũ khí sự đàn áp mà họ là nạn nhân.
Chúng ta đừng tin vào chính sách liên hiệp mà người ta nói nhiều trong thời gian này. Để liên hiệp với nhau, ít nhất phải có hai người, và chỉ có những người bình đẳng mới ngồi lại với nhau.
Chúng ta hãy nói với chính quyền chờ cho tới khi chúng ta có tự do và những quyền lợi như những người mà chính quyền muốn chúng ta liên hiệp.
Nguyễn An Ninh
LA CLOCHE FÉLÉE
Thứ hai, 30 – 11 - 1925

 

TRƯỚC KHI RA ĐI
Ngày mồng tám tháng giêng, một gia đình người Tàu gồm có một cặp vợ chồng và hai bà nhạc mẫu tự vẫn. Viên cò cảnh sát được báo tới điều tra hiện trường, nhận thấy cặp vợ chồng đã chết và cho chuyển tới bệnh viện một trong hai bà nhạc mẫu để cấp cứu, nhưng cũng chết vào ngày hôm sau.
Vẫn chưa hết chuyện! Trong cuộc điều tra, viên cò cảnh sát tìm thấy một tờ giấy dán ngay nơi dễ nhìn, dĩ nhiên được viết bằng chữ Tàu. Và dưới đây là bản dịch được đăng trên một tờ báo địa phương:
“ Bốn người chúng tôi thuộc nhà Văn Long mắc nợ nhà Quang Sanh Ích một số tiền là 337,08 đồng. Ngày đầu tháng 12, chúng tôi đã trả 298,44 đồng như thế còn lại 78,64 đồng. Nhưng Quanh Sanh Ích đã giao chúng tôi hoá đơn đòi chúng tôi phải trả thêm 100 đồng nữa, nghĩa là 178,64 đồng thay vì 78,64 đồng, chính vì sự gian lận này mà chúng tôi tự vẫn.”
Từ vụ tự vẫn này toát lên một bài học về phẩm hạnh gia đình và một bài học sự khôn ngoan phải được đề cập đến là:
1/ Đây là lần đầu tiên người ta thấy hai bà nhạc mẫu hoà hợp với con rể và con gái đến mức độ cùng nhau uống chén độc dược cùng định mệnh với họ.
2/ Đây là bài học về sự khôn ngoan, bởi vì chắc chắn đây không phải là do tinh thần đoàn kết liên đới trách nhiệm mà cả bốn người cùng nhau ra đi. Có lẽ cả bốn người đều tinh quái cho rằng ở trong mồ có thể bổn cợt khi thấy những người khác … buồn.
Còn bà nhạc mẫu tưởng rằng ở lại là khôn hơn, mặc dầu có 100 đồng bạc nợ đè nặng trên lưng bà chỉ có thể làm được 20 xu mỗi ngày. Thực ra là người đáng thương hại.
Điều bi đát không phải là việc bốn người cùng tự vẫn, mà là thái độ của bà nhạc mẫu còn sống sót cố bám vào cuộc sống.
Nếu cả bốnngười cùng ra đi thì người rầy rà nhất không phải là con nợ, mà là chủ nợ.
Và đây không phải là mánh khoé đáng ngạc nhiên để thoát ra trong những trường hợp rắc rối nhất. Mánh khoé không có gì là khó khăn cả, cái khó độc nhất đó là việc suy nghĩ việc đó.
Cuộc sống phải là một yến tiệc và nếu mỗi người torng chúng ta không tìm được chỗ của mình nơi bàn tròn, thì người đó chỉ còn có việc ra đi mà thôi. Những người điên nhất là những người ở lại để bò dưới gầm bàn và tranh giành những cái xương với chó. Và những người khác, thì bắt buộc chúng ta sanh ra trên trái đất này, nhưng không ai bắt buộc chúng ta phải ở lại trên đó. Số phận của bốn người tự vẫn không có khác gì với số phận chung của con người. Cuộc sống của mổi người trong chúng ta là một loạt những sự thúc ép do nhiều chủ nợ khác nhau. Những chủ nợ còn khó tính hơn Quang Sinh Ích nhiều.
Cái đói bắt buộc chúng ta mỗi ngày phải nghĩ tới cái bao tử và bầy con trẻ của chúng ta.
Bệnh tật rình rập chúng ta suốt bốn mùa.
Cái chết lúc nào cũng đe doạ cướp đi mất những người mà chúng ta dành  cho họ những tình cảm nhiều nhất.
Những người bạn thân của chúng ta rình rập vào chỗ yếu đuối của những người mà chúng ta thương mến.
Và chúng ta có nguy cơ bị xe cán mỗi khi ra khỏi nhà.
Và rồi candelier đến dòi tiền và chúng ta phải trả. Luật pháp và quyền lực ở phía ông ta đó.
Còn có tay Darles nguy hiểm là người có thể ép chúng ta uống rượu của hắn, hoặc chuẩn bị một Thái Nguyên khác và chính chúng ta sẽ phải trả giá cho sự lộn xộn.
Có những người độc tài ngăn cản chúng ta nhảy múa vòng tròn, ngăn cẳn chúng ta sống vui vẻ và hạnh phúc, và bó buộc chúng ta đi theo đoàn người bi đày ải, bị giám sát do cái roi da có gút sẵn sàng rơi xuống trên lưng chúng ta.
Trong cuộc sống xấu xa này, người ngu nhất là người cam chịu dãi dầu dưới nắng và trong bùn đất, là người khốn khổ lượm tàn thuốc trên những đại lộ Paris; chớ không phải những người mắc nợ hoặc ăn cắp để sống trong những đền đài, đi xe hơi, ngủ với những người đàn bà đẹp và nếu một ngày kia người đó thấy không còn thích sống nữa người đó sẽ chạy trốn và sẽ ra đi bằng một viên đạn. Và rồi ra đi không chỉ là khôn ngoan mà còn vui nữa. Người ta có thể để tiếng lại, một tiếng nhỏ thôi. Và thế là con người tốt bụng mà người ta không thích được nói ở trên bị cảnh sát quấy rầy và bị lương tâm cắn rứt.
Có lẽ một ngày nào đó, bắt chứơc gương của bốn người mắc nợ khôn ngoan, chúng tôi sẽ rời xa thế giới bất hạnh này và trên một tờ giấy được dán nơi mọi người dễ nhìn thấy, chúng tôi sẽ viết:
“ Chính Candelier đã làm cho chúng tôi phá sản. Chúng tôi tự vẫn.
“Chính tên Darles đã đầu độc chúng tôi với rượu do ông ta chế ra, thúc đẩy chúng tôi mau đến chỗ hấp hối.
“ Chính tên tiến sĩ Cognaq đã đe doạ chúng tôi với những điều dễ sợ mà chúng tôi ra đi.
Thế là chúng tôi được trả thù một cách dễ chịu.
NGUYỄN AN NINH
LA CLOCHE FÉLÉE, số 6
Ngày 14 – 1 – 1924

ĐỪNG TRỞ NÊN NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG CÁI XỨ SỞ NÀY


Đó là lệnh, đó là tư tưởng của một người có lương tri và có lý trí cao cả nhở ở tư tưởng của mình và ở giữa những người cao cả nhất và đó là mệnh lệng từ trên trời truyền xuống cho những người đứng đầu một nhóm vì hạnh phúc của nhóm người này. người ta gọi đó là quan Thống Đốc, là ngài Đại Lãnh Sự. Người ta so sánh ông ta với Thiên Hoàng. Tên vá chức vụ của ông ta không quan trọng đối với chúng ta, có nghĩa là sự khôn ngoan của chúng ta mới đáng làm cho chúng ta quan tâm đến.
“ Đừng trở nên người trí thức trong xứ sở này”. và do đó ông ta đã ngàn lần có lý trăm ngàn lần có lý hay sao ? Những khổ sở hiện tại của chúng ta đã chẳng đến từ tổ tiên của chúng ta là những người đụng chạm đến cái cây khôn ngoan hay rủa thay cái tên Prométhée đã ăn cắp một chút lữa của đời. Đáng nguyền rủa thay cho người đã phát minh sáng chế ra cái giàn thun tạo điều kiện cho đứa bé ốm yếu bắn trúng ngay trán tên khổng lồ ! Đáng nguyền rủa thay cái giống người giàu tưởng tượng là giống đầu tiên muốn con người vượt lên trên thân xác con vật! Tư tưởng ! Tư tưởng! Một người có chí khí ngày nay dám đặt tay lên Nữ thần từ lâu ngự trị trên bàn thờ của con người và gây ra những bất hạnh cho họ.
Ta nên ghét người đầu tiên gán cho vàng có một giá trị và tạo nên lòng tham lam trên trái đất này hay không?ta có nên ghét cái người tạo nên tình yêu và phá huỷ lòng dịu dàng và sự hoà hợp ở trên trái đất mà người ta còn thấy nơi chó cái và chó đực hay không? Những tư tưởng hoặc toàn bộ những tư tưởng về chủ nghĩa bảo hoàng, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa đế quốc có giá trị gì ? Biết bao nhiêu triệu người bị đâm hoặc bị nổ tung. Sau hai ngàn năm cần phải đọc biết bao nhiêu quyển tiểu thuyết, biết bao nhiêu quyển sách để tìm lại cùng những hành vi đó của con người. Người ta ăn, người ta uống, người ta ngủ, người ta sinh ra để chuốt lấy những rườm rà mới. Tệ hơn nữa nhờ có những khoa học tiến bộ, trẻ em khó chết hơn,  trái đất đầy dẫy con người và nhữngsự đâu khổ tăng lên.
Aâm nhạc, hội họa, văn chương với những âm thanh não ruột, nhữngmàu sắc hài hoà hoặc những câu thơ đẹp. Người ta làm để hâm nóng tư tưởng con người và làm lộn xộn cuộc sống ngắn ngủi của họ. Cho tới ngày nay trí khôn  con người đã có thể làm gì đựơc nếu đó không phải là chỉ có làm trầm trọng thêm sự bất hạnh của con cháu Adam mà thôi.
Trí khôn chính là điều ác. Trí khôn là con rắn quấn quanh cái cây, lá cái làm cho chúng ta mất thiên đàng mãi mãi. Trí khôn đó là Ivan Karamazov là người mãi miết suy luận và tuyên bố rằng: “tất cả đều được phép” và kết thúc trong sự điên rồ trí khôn,  đó là việc tạo nên một thế giới đầy sóng gió và dữ tợn hơn.
Tư tưởng đó là sự mất trật tự, vô chánh phủ, tự do không kiểm soát được, không có phanh, không có biên giới, đó là một sức mạnh tạo nên thế giới đầy ảo tưởng vĩnh cửu này nhưng sự đau khổ, những lời than vãn và những tiếng khóc để dẫn đến màn chót của cuộc chơi.
3. Kiểu gọi dẫn dắt lòng yêu nước, kích động lòng căm thù, chỉ dẫn những dẫn những quan điểm cách mạng, phương pháp cách mạng, sử dụng bạo lực tinh thần ngay lúc ban, nhằm xây dựng một tổ chức võ trang cách mạng.
Qua hàng loạt các bào thư “cho một Đông Dương thịnh vượng hơn”. “một nhân vật không đãng giá ông EDWAR MARQUIS”, Đại diện người bản xứ ở nghị viện”, “người ta không ăn mày tự do” .Bằng một ngòi bút sắc sảo, điêu luyện, và lập trường chính trị vững vàng, Nguyễn An Ninh bóc trần bộmặt thật của những kẻ dùng chiêu bài “ Tự do – bình đẳng – bác ái” để lừa bịp nhân dân. Oâng đã viết “những tham vọng cá nhân, những sự ti tiện, sự thiếu can đảm và không quan tâm đến lợi ích chung đang chia rẽ người An Nam ưu  tú bị Tây hoá, ngăn cản giới này đoàn kết thành một lực lượng xã hội có khả năng bắt những ông chủ của Đông Dương thực hiện những khát vọng của mình. Tự do được giành lấy, chủ tự do không được ban cho” – “ngườ ta không ăn mày tự do” (số 21, ngày 30-11-1925). Chỉ vài dòng ngắn ngủi nhưng tác động thì rất lớn, nó đánh thẳng vào độc giả và buộc mọi người hpải suy nghĩ để có  hành động trả lời cho nhận thức của mình. Oâng còn viết : “Hỡi đồng bào ! các bạn đòi tôn trọng tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do giảng dạy, tự do đi lại, tụ do làm việc. Các bạn muón dân tộc An Nam có những hội đồng là nơi vớ mị tầng lớp xã hội được đại diện chăm lo lợi ích chung ; các bạn muốn có hiến pháp để đảm bảo tự do và quyyền lợi của các bạn. Này ! các bạn sẽ không đựơc gì cả “bởi vì “toàn thể Đông Dương đang ở trong tay của một nhóm quân phiệt. Những người cai trị mà các bạn đang quỳ gối như trước những ông vua chỉ là tay sai của nhóm này.
Hưởng úng sự kêu gọi của Nguyễn An Ninh trên “La Cloche Fêleé” nhiều hoạt động yêu nước của quần chúng nhân dân diễn ra .

CHO MỘT ĐÔNG DƯƠNG THỊNH VƯỢNG HƠN
(làm sao cho thuộc địa có giá trị hơn)
Bởi vì chúng ta có những người cai trị có kha ûnăng xứng đáng vơiù những lời ca tụng tốt đẹp nhất. Bởi vì đất nước nâng niu cả một lực lượng những con người hoạt động. Bởi vì toàn bộ quốc gia, từ người cai trị đến những người nhà quê đều làm viecä cật lực. Người thì ở trong xe ơi sang trọng, kẻ thì ở đằng sau cái cày, suốt từ khi cái mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn,không mệt mỏi. Bởi vì cả đất nước đều làm việc với sự hoạt động sôi nổi. Vì “một tương lai tốt đẹp hơn”. Bổn phận của một người công dân là đưa vaò hoạt động của quốc gia mọi nghành công nghiệp nào có thể đóng góp vào sự phồn vinh sau này của Đông Dương. Những người Tàu được giao phó cho việc nắm nền công nghiệp và việc buôn bán thóc lúa; độc quyền về những chất lỏng vô hại được giao cho công ty Fontaine Candelier và công ty sắp khai thác cảng Sài Gòn, người An Nam phải có một nền công nghiệp mới mới có thể trong một tương lai gần đây trở nên quan trọng hơn hai nguồn mang lại lợi tức mang lại lợi tức nêu trên, một nền công nghiệp có một sự thịnh vượng chắc chắn, bảo đảm cho người An Nam làm chủ được vận mệïnh của mình. Những nhà cố vấn thực dân đã bỏ phiếu cho Candelier và công ty đã phải đưa ra ý kiến về một nền công nghiệp mới cótầm cỡ, làm nổi bật lên một lần nữa lòng tận tâm của họ đối với công việc chung. Sự liêm khiết, thái độ anh hùng của họ đối với những người được chọn là người bảo vệ một cách cao thượng những người đã bầu ra họ. Nhưng sức mạnh trong thái độ của họ đã làm họ mệt và trí óc của họ đang mệt mỏi. Mặc dầu không phải là cố vấn thuộc địa, chỉ nhờ vào danh hiệu công dân của nhà nước tự do, tôi tin rằng tôi có thể gợi ý một nền công nghiệp mới sẽ đóng góp cho một phần lớn cho sự thịnh vượng của đất nước.
Đây không phải là một ý nghĩ gì mới, bởi vì năm 1729 có người nào đó đã đề xuất cho nước Irlande khốn khổ rồi, cho nên tôi để cho tác giả nói về “ đề nghị đơn sơ để tránh cho trẻ em nghèo ở Irlande khỏi trở thành những gánh nặng cho cha mẹ hoặc đất nước của chúng, và để làm cho chúng có lợi ích cho lợi ích chung.  Nghĩa là SWIFT ?
“ Thật là một cảnh tượng đáng buồn đối với những ai đi dạo trong cái thành phố lớn  này, hoặc đi du ngoạn ở đồng quê khi thấy trên đường phố, trên đường đi và những cái chòi đầy rẫy những người ăn mày có ba bốn hoặc sáu đứa con đi theo. Tất cả đều ăn mặc rách rưới gặp khách bộ hành nào cũng quấy rầy xin bố thí… Trong hoàn cảnh đáng phàn nàn của vương quốc này, tôi nghĩ là tất cả các phe phái đều đồng ý rằng con số rất lớn những trẻ em ngày nay là một gánh nặng rất lớn. Do đó, kẻ nào đó khám phá ra được một “phương kế” vẻ vang, dễ dàng, ít chi tiêu để biến đổi những trẻ em này thành những phần tữ hữu ích cho xã hội, tạo nên được một lợi ích lớn lao như thế cho dân chúng, kẻ đó đáng được “ đặt tượng” như là “vị cứu tinh dân tộc”. Cho nên tôi khiêm nhường đưa ra ý tưởng của tôi và tôi hy vọng ý tưởng này không phải gặp lời bài xích nào cả”
“ Một người Mỹ mà tôi quen biết ở Lonđon, một người rất có nănglực, đã quả quyết rằng một đứa trẻ khoẻ mạnh được nuôi nấng tử tế thì khoảng một tuổi là một món thức ăn hết sức ngon, bổ dưỡng, tinh sạch, nếu được quay thành, ninh hơi hay đút lò và tôi cũng chắc chắn là có thể làm món “ragôut” được lắm chớ.
“ Cho nên tôi khiêm nhường yêu cầu công chúng tính xem trong số 120000 trẻ con, người ta có thể dành ra 20000 trẻ cho việc ssinh ssản giống nòi, trong đó ¼ là con trai và 10.000 trẻ khác khoảng một tuổi có thể dùng để bán cho những người danh giá và giàu có trong cả nước. Bà me 5được báo cho biết là cho chúng bú thật nhiều trong thánh cuối cùng để làm cho chúng mập béo để ăn cho ngon. Một đứa trẻ sẽ dọn được hai dĩa trong một bữa đãi bạn. Khi gia đình ăn tối một mình, phần trước hoặc phần sau sẽ là mộtmón ăn rất tuyệt ! Được thêm gia vị với một chút tiêu hoặc muối, được hầm tới ngày thứ tư đó sẽ là một món rất ngon, đặc biệt vào mùa đông.
Tôi tính là một đứa trẻ cân nặng trung bình 6 kg lúc mới sinh, nếu được nuôi nấng đầy đủ, sẽ cân nặng 14 kg trong vòng một năm.
Tôi tính toàn chi phí thức ăn cho một đứa trẻ ăn xin, và trong danh sách này tôi đưa vào tất cả những người ở quê, những người làm công nhật và 4% những người chủ trại là khoảng 2 bảng Anh mỗi năm, gồm cả quần áo rách, và tôitin rằng chẳng một người hoà hoa nào lại đi tiếc rẻ 10.000 bảng Anh để có được một đứa trẻ mập mạp có thể cho bốn đĩa thịt ngon tuyệt và bổ dưỡng. Những người tiết kiệm hơn (tôi thừa nhận là sau này sẽ bắt buộc phải như thế) sẽ có thể lột da đứa trẻ và da đó khi được chuẩn bị tốt sẽ được làm thành những đôi bao tay đẹp đẽ dành cho các bà và những đôi giầy bốt mùa hè dành cho các ông thanh lịch.
Còn đối với thành phố Dublin của chúng ta, chúng ta sẽ có thể đặt những lò mổ thịt ở những chỗ thích hợp nhất; chúng ta có thể chắc chắn rằng không thiếu gì những người đồ tể; tuy vậy tôi cũng khuyên nên mua những đứa trẻ còn sống và treo thịt lên ngay khi mổ xong, giống như chúng ta làm những con heo để quay vậy. “
“ Tôi nghĩ rằng dự án này có nhiều lợi ích rõ ràng và rất quan trọng. Trước tiên điều đó sẽ giảm bớt nhiều theo giáo hội La Mã mà năm nào chúng ta cũng có đầy rẫy, bởi vì họ là những người lao động chính của quốc gia. Thứ đến vì việc nuôi dưỡng 1000 trẻ em dưới và trên hai tuổi không thể ước lượng dưới 10 đồng bảng Anh mỗi năm, không kể lợi ích của một món ăn mới được đặt lên bàn những người hào hoa giàu có và sành ăn. Và tiền bạc sẽ làm luân chuyển giữa chúng ta cái sản phẩm này duy chỉ do việc chúng ta nghĩ ra vài chế biến”
“ thứ ba, đây sẽ là sự cổ vũ lớn lao cho hôn nhân, mà tất cả các quốc gia khôn ngoan đều khuyến khích bằng những phần thưởng hoặc đảm bảo bằng nhữn luật lệ hay bằng hình phạt. Điều đó sẽ gia tằng sự chăm sóc và lòng triều mến của các bà mẹ đối với con cái, khi họ được bảo đảm có một qui định mãi mãi đối với những đứa bé tốt nghiệp đựơc đặt do chính công chúng – ta có thể ra nhiều cái lợi khác, ví dụ như có thêm nhiều ngàn đồng nhở xuất khẩu thịt bò hộp xuất khẩu nhiều thịt heo hơn và có những cải tiến trong nghệ thuật làm jămbông cho ngon. Nhưng tôi cho qua chuyện này và nhiều chuyện khác nữa vì thích ngắn gọn
“ ngoài ra một số người có  tinh thần yếu đuối lo lắng về số đông những người nghèo già cả, bệnh hoạn hoặc tàn phế. Họ yêu cầu tôi suy nghĩ, tìm cách loại khỏi đất nước cái gánh nặng này.  nhưng tôi chẳng lo lắng gìvề vấn đề đó cả, bởi vì tôi biết rõ rằng ngày nào cũng có người chết rét,chết đói, chết vì dơ bẩn và chấy rận. Họ chết cũng nhanh theo con số ta tính toán.
“ về phần những ngươì làm công nhật trẻ tuổi, hoàn cảnh của họ cũng đem lại niềm hy vọng tương tự. Họ không thể kiếm được việc làm và do đó uể oải vì không cógì ăn,  đến nỗi trong một vài trường hợp nếu người ta tình cờ mướn họ làm việc, họ không có sức để hoàn thành công việc của họ. Theo cách đó, đất nước và chính họ sungsướng được giải thoát khỏi tất cả các tệ nạn trong tương lai
Tôi thành thật tuyên bố rằng tôi không hoàn toàn có chút vụ lợi nào trong việc thực hiện côngviệc có ích này, không có một lý do nào khác ngoài lợíich chng của đất nước tôi.tôi cũng không cócon để bằngcách này tôicó hy vọng kiếm được vài xu.  Đứa con út của tôi năm nay được 9 tuổi và vợ của tôi đã qua tuổi có thai”
“Bản dịch của TAINE”
Cho đến ngày nay tôi dề nghị một ý kiến hay của SWIFT.
Vì lợi ích chng, người ta sẽ không thể tố cáo tôi vì lợi ích cá nhân gì được. Yù kiến được thực hiện sẽ mang lại sự giàu có và hạnh phúc cho quốc gia. Chắc chắn các bà vợ của chúng ta sẽ xuống đường biểu tình để đón tiếp nghành công nghiệp mới bởi vì chúng ta đã chẳng để ý thấy họ bực bọi khi nuôi những đứa con của họ, trong khi họ nhảy cẫng lên vi 2vui mừng khi thấy những con heo của họ ăn “như điên” và mập lên sao ?
… Những kinh nghiệm, và nhữngcuộc nghiêncứu tỉ mỉ về bản chất và việc tăng trưởng của những đứa bé Annam chắc chắn sẽ cần thiết cho việc khai thác ngành công nghiệp mới một cách có phương pháp.
Nguyễn An Ninh
LE CLOCHE FÊLÉE – số 2,
ngày 17 – 12 – 1923


ĐẠI DIỆN NGƯỜI BẢN XỨ Ở NGHỊ VIỆN
Sao ! Những người bản xứ không được có đại diện ở Nghị viện, Nam Kỳ lại có một đại biểu. Nhưng đại biểu này chỉ được bầu do một phần của thuộc địa Pháp taịo đất nước này. tôi nói vị này được bầu do một phần, chớ không nói là vị này đại diện cho quyền lợi của một phần thuộc địa này. bởi vì, như trường hợp của ông OuTrey, thường thường ông đại biểu lo lắng đến những lợi lộc khác hơn là những lợíich của những người đã bầu ra ông ta, thí dụ như những lợi ích của chính ông ta.
Thật vậy, thỉnh thoảng nhớ lại mình giữ chữ tín đối vối nhóm người và nghĩ tới nhiệm lỳ của mình sắp bị chấm dứt anh ta yêu cầu cái này cái nọ cho những người đã uỷ qyền cho ông. Nhưng đó chỉ là những sắp xếp và những tính toán vừa tầm với trí óc của một đứa trẻ 7 tuổi mà thôi. Tôi không biếtvào giờ này ông OuTrey có nghĩ tới những công chức người Nam kỳ hay không – công chức người Pháp thì chắc chắn rồi. Câu tục ngữ người Annam: “ Thả con tépbắcontôm”cólướtquatâmhồnônghaykhông?.
Giờ đây có ai hỏi ông Outrey khi ngồi ghế điện Bourbon, ông ta có ngjĩ đến người Annam hay không?Người đó sẽ thấy ông ta mỉm cười mang danh hệiu là đại biểu ccủa Nam kỳ – điều này được những người bầu ông ấy tự hiểulấy. Có khoảng 350 cử tri người Annam, những người được nhập quốc tịch – đa số là người công chức. Người ta cứ gọi ông Outrey, là đại biểu của một xí nghiệp,  một nhóm  hoặc ngưo8ì giúp việc của … bất cứ cái gì đó; người ta cứ gọi lông ta danh hiệu đại biểu Nam kỳ !… Chẳng phải danh hệiu này kêu như một sự lừa dối hay sao ? Đó la sự lừa dối trên nguyên tắc và trên thực tế.
Đại biểu của Nam kỳ ! nhưng người thống kê nào đó đãnêu lên dân số của toàn Nam kỳ chỉ có vài ngàn người mà thôi ?
Người ta đã để ở đâu đó cái con số 3 triệu con người đangblàm việc cực khổ dưới ánhnắng và đang làm đầy nhữngcái rương của nàng công chúa đang ở Đông Dương, nơi đang nuôi họ mập, những kẻ ăn bám đầy quyền lực những con diều hâu có móng sắc nhọn,  những kẻ ăn xin với cánh tay dài thoòng những vị 5hừa sai mà phải trả cho họ những món tiền nghỉ mát vương giả và rượu sâm banh.
Khi chỉ có đa số được đại diện giống như tổng số sư 5thông minh của ba con bò thì gần với sự thông minh của thần linh hơn là sư 5hông minh của chỉ một con bò. Khi thiểu số bị hy sinh cho đa số, có những tâm hồn chánh trực để mà nổi dậy và La Cloche Fêlée lên để chống lại sự bất công và sự thiếu lô – gích. Nhưng khi 3 triệu người đã hy sinh bị tước đoạt quyền sống, trong khi những người có bộ mặt dễ ghét say sưa với tiền bạc của họ và bán cái quyền bỏ phiếu của họ, không có tiếng nói nào cất lên, không có người nào hiệp ngghĩa đứng lên để đánh đổ những tên xấu xí say rượu đang trốn dưới lớp áo dânchủ cả.
Oâi văn minh ! Oâi văn minh ! nếu thực sự nền văn minh là nền văn minh để cho những bản năng tràn ngập lộ ra ngoài. Thế thì phải bao lâu mà một nền văn minh như thế còn ngự trị trên trái đất, mặc những nguyên tắc đẹp đẽ mà nền văn minh đó chấp nhận, vẫn sẽ luôn luôn có những người sống vì mồ hôi và máu của người khác. Vẫn sẽ luôn luôn có những người sử dụng những nguyên tắc này để che dấu những bản năng lộ ra của họ, thế giới sẽ mãi mãi giống như một cái hoả ngục, là nơi những người xaảoquyệt ngự trị, và là nơi những người liêm khiết, phải luôn luôn ở dưới sự cảnh giác của người kia.
Nhưng chúng ta hãy cho qua. chúng ta sẽ có những dịp khác để triệt hạ những kẻ không tôn thờ thần Dân chủ vì những lợi lộc mà họ có được từ những vị thần này.
Hàng triệu con người thuộc về một quốc gia có chỗ đứng trên thế giới cómột nền văn minh hàng ngàn năm bị tước đoạt mất quyền sống, không có quyền tham gia vào những việc làm những luật lệ mà những người từ một nền văn minh rất xa làm cho họ. Hàng triệu người bị làmcho câm miệng, thậm chí nếu những kẻ tham lam và những kẻ tàn ác phá hoại đất nước thì chính những người da đen đại diện cho những người anh em ở Nghị viện lâu lâu có thể chế giễu ự sang trọng để bảo vệ những người da vàng của nước Pháp ở Châu Á.
Chẳng đúng hay sao ông Trời – đấng hài hoà biết bao trong việc sáng tạo, không thể đặt một linh hồn – nhất là một linh hồn tốt đẹp trong một thể xác tồi tệ ? Do đó, những người da vàng được đặt dưới sự bảo hộ của tạo hoá cóquyền có đại diện tại Nghị viện hơn là những người da đen anh em
Nhưng  cái ân huệ được ban cho những người da đen có lẽ xuất phát từ sự hay thay đổi của một số phu nhân say mê những cơ thể rám nắng, là những người đã tạo nên những vũ điệu dâm dật trong những khu rừng xích đạo như một cái mốt, sư phát hiện nghệ thuật da đen ở Đôhômey, đã nổi lên trên các đại lộ Paris.
Tuy nhiên những người da vàng tại những thuộc địa cũng có thêm một nét thu hút nào đó và không phải là khôngc ó sức thu hút chung mà ông Trời đaz4 ban cho tất cả mọi người. Nơi họ cũng có những người chế tạo ra những…
Từ rày về sau mẫu tượng  mớilính thuộc địa người Annam sẽ ngự trị trên bàn thờ tổ tiên, trong những đền đài dành cho Khổng Tử, và rồi anh và tôi, tất cả chúng ta sẽ là những người lao động, tất cả chúng ta sẽ trảai qua bốn năm trong trại lính để thanh luyện ngôn ngữ và tập quán của chúng ta. Tất cả, bạn có nghe không, nghiã là theo người ta nói sẽ không ai được miễn trừ nhiệm vụ mới – cả đến những người đại trí thức của đất nước, dường như chỉ là trừ những sĩ quan mà thôi. Những người có địa vị cáo trong xã hội Tây Ban Nha là giáo sĩ và chiến binh, những người có địa vị cao tromg xã hội Annam sẽ là những ngjười lính thuộc địa và công chức và điều này có thể hiểu đựơc là vì người lính thuộc địa và người công chức là hai diển hình đẹp đẽ của sự vâng lời mù quáng mà nền văn minh đã có thể sản sinh ra cho đến nay và sự vâng lời mù quáng chẳng [hải là đức tính của nhữngc ao cấp hay sao? Những người lính chính là những người văn minh nhất, biểu tượng cao cả nhất của sự văn minh, sự hoá thân của trí khôn và lý trí, lật trần tất cả những gì tô điểm va 2bảo vệ mình , lấy đi tất cả mọi sự ngượng ngùng, trứơc khi được nhận vào đền thờ thần Mars,người lính làm quen với cái nhìn khó chịu của chân lý được hoá thân do ông thiếu tá chủ toạHội đồng kiểm binh-và chính bai học bình đẳng xã hội đầu tiên dạy cho người lính biết rằngmột ông vua,một ông bộ trưởng hay một ông toàn quyền khi ông ta là người,ông ta cũng không đẹp hơn một con ngựa với tính lả lơi của nó.
Và rồi người man rợ nô đùa,làm việc vừa đủ để làm dịucơn đói và trải qua đa số thời gian để tắm sôngvà nhìn mây trôi!Trong lúc đó người lính làm việc khó nhọc như hai tên da đen chỉ để ăn được súp khoai tây,chỉ bước đi khi ông cai nói đi và chỉ dừng lại khi ông cai nói dừng,và người lính hạnh phúc vì người nàymiễn phải dùng đến trí thông minh và lý trí thay cho cả nhóm vá bạn biết rằng  ông cai thì không đần độn như một con bò con.
A!Người lính!Đó chính là sự hoá thân tuyệt vời nhất của lòng tốt và trí khôn của con người.Đó chính là ngẫu tượng sáng chói nhất của các quốc gia châu Aâu,ngẫu tượng sáng chói nhất của tình yêuđược phục vụ cho khoa học về tình yêu mà tượng trưng là viên đạn đi thẳng vào tim người khác,người lính chính là tội áckhông còn là tội ác nữa.
Xin chào sứ giả của châu Aâu!Và xin tôn kính người anh emĐông Dương của ngươi!Người lính thuộc địa.
Nguyễn An Ninh
LCF  - số13,
Ngày 7-4-1924

Chia sẻ liên kết này...



Add comment