NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE - II. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LE CLOCHE FÊLÉE:

Mục lục
NGUYỄN AN NINH & LA CLOCHE FÊLÉE
I. SƠ LƯỢC VỀ TỜ “LA CLOCHE FÊLÉE”
II. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LE CLOCHE FÊLÉE:
III. “TIẾNG CHUÔNG RÈ” VÀ TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN AN NINH.
Tất cả các trang


II. HAI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LE CLOCHE FÊLÉE:

Đây là hai giai đoạn được phân chia theo cách của Tiến sĩ huỳnh Văn Tòng trong cuốn “Lịch sứ báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1945”
1. GIAI ĐOẠN 1923 – 1924:
Đây là giai đoạn,  nhà yêu nước Nguyễn An Ninh giữ vai trò điều khiểu tờ báo, báo ra đời lúc đầu gồm 2 trang lớn, từ số 3, ra bốn trang.
Eugène Dejean de la Bâtie là chủ nhà in, đồng thời cũng là quản lý và Biên tập viên thường trực.
Nội dung chính của các bài viết trên Le Cloche lúc này là tập trung vào tình hình chính trị quốc gia với loạt bài:
- Những cuộc Hội nghị của hội đồng quản hạt Nam kỳ ( số 1, ngày 10 – 12 – 1923)
- Một buổi tiệc chống bọn tài phiệt thực dân ( số 3, ngày 24 – 12 – 1923)
-    Sự bảo vệ quyền lợi của đồng bào (số 8, ngày 28 – 1 – 1924)
-    Nguyện vọng của đồng bào ( số 8, ngày 28 –1 – 1924)
-    Những thành tích phi thường của bác sĩ Cognac (Thống đốc Nam Kỳ) (số 15, ngày 19 –5 – 1924)
-    Ý nghĩa của cuộc bầu cử theo Outrey (số15, ngày 19 – 5 – 1924)
Tờ báo đăng lại những tư tưởng danh nhân ở trang nhất, phía tay mặt tên tờ báo vẽ bằng chữ to, chiếm 8% trang 3
Trong giai đoạn này những người cộng tác viết bài cho tờ báo gồm có: Nguyễn An Ninh, Đố Biết, E. DeJean de la Bâtie, Nguyễn Tịnh, Octave Fêlée, Trung Kỳ…
Sau khi số ra ngày 14 – 7 – 1924, báo lại đình bản, toà soạn giải thích lý do: “ Trong 600 người mua báo dài hạn, có đến 400 người chưa đóng tiền,còn 200 độc giả đã đóng chút ít, chỉ non 100 người đã đóng xong trọn năm mà thôi.
Bổn báo chủ nhiệm không là nhà triệu phú, cũng không là kẻ thân tín được tay tổ trong nước nâng đỡ về tiền bạc.chánh phủ thuộc địa đã gây áp lực, hăm doạ các chủ nhà in ở Sài Gòn, vì vậy, chúng tôi buộc lòng phải sắm nhà in riêng. Ngoài ra, báo của chúng tôi không được nhà nứơc nâng đỡ bằng cách mướn đăng tải những cáo thị của nhà nước, hoặc mỗi kỳ nhà nước xuất tiền ra mua một mớ, như trường hợp những tờ báo “gia nô” khác”
Trong hoàn cảnh này, dầu bổn báo chủ nhiệm và nhữngcộng sự kiên nhẫn và gan lì đến mức nào, tờ báo cũng khó lòng sống dai, mặc dầu có đăng tải thêm quảng cáo thương mãi choán từ 8 đến 16% diện tích của các trang báo.


2. GIAI ĐOẠN 1924 – 1926:
Với sự xuất hiện của  luật sư Phan Văn Trường, Le CloFêlée được cứu sống.
Báo tục bản ngày 26 – 11 – 1925 với sinh khí mới tiếp tục đường lối chống thực dân phong kiến của Nguyễn An Ninh nhưng mạnh mẽ hơn,táo bạo hơn, cứng rắn hơn.
Từ số 20 của bộ tục bản mới, báo ra mỗi tuần 2 số thya vì một số như trứơc kia. Tiêu đề cũ là “ Cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng Pháp”, sau đổi là “ Cơ quan tuyên truyền Dân chủ” được thay thế bằng tiêu đề “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân khinh vi” (Mạnh Tử)
Về nội dung, bài của Luật sư Phan Văn Trường xuất hiện ngày càng nhiều. Ngoài những vấn đề chính trị, báo còn tăng cường thêm nhiều mục mới: tiểu thuyết nối dài, tin tức quốc tế. Về quảng cáo thương mãi chiếm tỷ lệ cao hơn, từ 16 đến 25% trên tờ báo 4 trang.
Phan Văn Trường tấn côngnhà nước thực dân qua các bài tiêu biểu:
-    Một Đảng viên xã hội làm Toàn quyền Đông Dương (số 25, ngày 26 – 11 – 1925)
-    Bài diễn thuyết đầu tiên của ông Varen: tư tưởng chính kiến và lập luận sai lầm ( số 23, ngày 7 – 12 – 1925)
-    Màn hài kịch của xứ thuộc địa – một thứ hiến pháp kỳ quặc ( số 27, ngày 21 – 12 – 1925)
-    Lập luận sai lầm và xuyên tạc về tình trạng “an cư lạc nghiệp” hiện tại ( số 32, ngày 7 – 1 – 1926) v.v…
Kể từ số 21( 31- 11 – 1925), Phan Văn Trường cho đăng tải theo kiểu tiểu thuyết nối dài một thiên hồi ký nhan đề “Một cuộc âm mưu khuynh đảo chính quyền do người Việt chủ trương ở Paris” hay “Sự thật về vấn đề Đông Dương”.
Nguyễn An Ninh viết một loạt bài về “ Nước Pháp ở Đông Dương” 9 kể từ số 20).
Tờ Le Cloche Fêlée do Phan Văn  Trường chủ trương nắm vững đường lối ấy đến ngày 3 – 5 – 1926, thì bị đình bản để rồi tiếp tục đấu tranh kể từ đầu tháng 5 năm 1926, đổi tên là tờ L’Annam.



Add comment