Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * Nụ cười đầu xuân

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

Nụ cười đầu xuân
Các bà các cô nên thương đến các nhà khảo cổ 100 năm sau này
Ta phải nên thận trong trong việc ăn mặc
NGUYỄN KHẮC KHAM
Mới đây, báo “New York Times” bên Mỹ nhân đăng một bài tường thuật về chuyện các cô học trò trường kia bảo nhau cải nam trang một loạt, có đoán trước rằng một ngày kia đàn bà sẽ nhất luật vận nam trang.
Diều dự đoán đó cũng có phần thực, vì ngay ở nươv1 ta đã thấy nhóm lên cái phong trài mặc nam trang hay gần giống nam trang. Mười năm trước đây, giá thấy một thiếu nữ nào mặc cái quần tây cộc đi diễu ngoài phố thì ta đã cho là một chuyện kỳ quái lắm nhưng mấy năm nay người ta đã quen mắt với những cái mắt thấy ấy rồi.
Nên khi thấy một thiếu nữ Việt Nam mặc quần tây, áo sơ-mi-dét, tóc cắt ngắn, cử chỉ mạnh dạn như một cậu con trai, người ta không để ý đến nữa. Nói cho đúng các cô mặc áo tây cũng còn hiếm. Nhưng hiếm gì những cô mặc áo cắt theo lối nam trang. Đi đâu mà con mắt ta chẳng vấp phải những cái vai long đình, những cái cổ áo bè xòe như cổ áo “pyjama russe”, những cái quần smoking, và trên hết những cái đó, những bộ tóc cắt đến gáy theo lối “Jeanne d’Arc”.
Các cô hoán cái cách ăn mặc theo đàn ông như thế, phải hay không phải ? Cái đó xin nhường lời các nhà đạo đức, nhưng có một điều nên chú ý là đàn bà ăn mặc giống đàn ông hay trái lại, không phải là một sự mới có ở thế kỷ thứ hai mươi này đâu ! Nếu ta có cái óc tò mò chịu xem xét lịch sử y phục của nhân loại, ta sẽ nhận ra rằng nếu có những thời kỳ đàn bà và đàn ông ăn mặc khác nhau, thì cùng có thời kỳ đàn bà và đàn ông chịu ảnh hưởng lẫn nhau và ăn mặc giống nhau.
Ở nước Pháp chẳng hạn, về thế kỷ 18, nữ trang đã làm biến đổi nam trang rất nhiềi và khiến cho nam trang có cái vẻ yếu ớt mảnh rẻ đ. Ngay bây giờ, y phục đàn bà cũng còn ảnh hưởng đến y phục đàn ông : xem như các áo đàn ông may chẽn lưng ong đủ biết. Nhưng trái lại y phục đàn ông cũng ảnh hưởng đến y phục đàn bà  vì đ1o ta thấy ypđàn bà có vẻ gọn gàng mạnh bạo hơn xưa. Ta cứ so sánh hai cái ảnh đàn bà Pháp váo hồi trước chiến tranh 1914-1918 với ngày nay, ta sẽ nhận ra sự biến cải đó ngay.
Lịch sử người Hy Lạp cũng có những thời kỳ tính biệt và tính đồng trong cách ăn mặc. Về thế kỷ VI, trước thiên chúa giáng sinh, đàn bà đều mặc áo dài và để tóc dài, phân biệt rất khó. Kế đến thế kỷ thứ V, y phục hai phái đã phân biệt rõ rệt hơn. Đàn ông thì mặc áo ngắn ; đàn bà thì mặc áo dài và để tóc dài.
Ngoài quần áo ra,nhiều đồ trang sức cũng chạy từ đàn bà sang đàn ông hay từ đàn ông sang đàn bà như thế. Giống người La Mã có tục cấm người đàn bà không được đeo nhẫn chỉ cho đàn ông quyền dùng nhẫn vì nhẫn làm biểu hiện cho nam quyền. Về sau, vì tục đeo nhẫn phổ thông đàn bà mới được dùng đến. Bên Pháp về thời thượng cổ, cà đàn ông lẫn đàn bà đều đeo vòng tay, hoa tay và nhiều đồ trang sức khác. Từ thời trung cổ trở đi, chỉ còn thấy đàn bà đeo vòng tay và hoa tai thôi. Về cậb thời, cũng còn thấy một số ít đàn ông thuộc hạng hạ lưu đeo hoa tai. Một cuốn sách xuất bản vào thế kỷ 18, có nói về cái tục đó như sau này: “cái cớ đàn ông đeo hao tai, là vì bị bắt buộc chứ không có chi khác cả, vì đeo hao tai là một cái dấu hiệu của sự nô lệ nó làm giảm nhân phẩm đi. Đeo hao tai chỉ thích hợp cho phụ nữ thôi, vì phụ nữ theo luật trời, phải tòng phu. Thế mà có nhiều bà đeo hoa tai còn lấy làm hãnh diện”.
Nay nếu ta xét lẽ thay đổi về y phục phái nam và phái nữ, thì ta sẽ thấy rằng cái lẽ sâu xa nhất là thuyết nam nữ bình đẳng. Phụ nữ đã bị đàn ông đè nén hàng mấy nghìn năm nay, bỗng nổi lòng công phẫn muốn phá đổ cả các giới hạn phân biệt hai phái đi. Đàn bà muốn ngang hàng với đàn ông về tất cả các phương diện kể cả y phục nữa.Cái lối cắt tóc ngắn xuất sản ra ở bên Mỹ và lan rộng ra cả hoàn cầu văn minh chẳng qua cũng vì lẽ đó gây nên vậy.Xem việc này đủ biết : bên Phi-châu về địa hạt Nossi Bé có tục bắt đàn bà mỗi lần có một ông vua mất là phải cắt tóc đi để tỏ lòng thương tiếc. Nhưng các bà tượng đồng đen đó có biết gì là đồng đẳng với bình quyền, các bà chỉ biết rằng tóc có xoắn tít như ruột gà và Tết thành từng bím con con thì mới đúng mốt và mới đẹp mắt. Vì thế các bà rủ nhau nổi loạn để yêu cầu bỏ cái tục dã man và thiếu vẻ mỹ thuật ấy đi. Các bà đi diễu khắp làng và đồng thanh kêu to cái khẩu hiệu “Tsimihéty” nghĩa là “bỏ kéo đ” rồi những người theo phái không cắt tóc họp nhau lại lập ra một bộ lạc khác đặt tên là Tsimihéty.
Ta xem đó ! cái cớ đàn bà mặc áo giống đàn ông, không phải họ thích cái lối ăn mặc của chúng mình đẹp mắt hơn lối của họ đâu. Chẳng qua vì họ muốn tỏ cho chúng mình biết là họ cũng có quyền như chúng mình. Cái thời kỳ “dương thịnh” sắp qua rồi, cái thời kỳ “âm thịnh” sắp tới chăng !
Ngẫm cho kỹ, cuộc cách mệnh đó cũng chẳng có chi tai hại cho lắm. Vả lại đàn bà đứng ngang hàng với đàn ông kể ra cũng không phải là không xứng đáng. Các ông Reclus, chamberlain, Emerson, Bucher, đều đã phải công nhận cái địa vị quan trọngcủa đàn bà trong việc xây đắp nền văn minh.Hưởng ứng với nhân loại sử, nhiều chuyện cổ tích cũng có nói đến công đức của đàn bà trong lịch sử tiến bộ của nhân loại. Theo một cổ tích Hy lạp, con gái người thợ đố gốm Boutadès trong khi mơ tưởng đến người yêu của mình, vẽ hình người đó trên bức tường trắng rồi chiếu ánh sáng vào. Boutadès hấy thế, tím ra được cái ý rất hay là lấy đất thó đắp lên trên cái  mặt vẽ trên tường rồi đem ra nung. Vì tấm tình yêu của một người thiếu-nữ, người Hy-lạp mới có cái hình chạm nổi đầu tiên, hiện còn giữ ở viện bảo tàng tỉnh Corinthe. Đàn bà không những đã sáng tạo ra rất nhiều công nghệ mà thôi, việc làm của họ lại có ảnh hưởng rất lớn đấn tư tưởng đàn ông nữa. Thế kỷ 19 văn sỹ Pháp nợ ơn bà de Stael đến quá nửa những tác phẩm có tiếng thời ấy. ông Benda đã phải thốt ra câu khen ngợi này :”Cả khoa Thẩm-M4 kim thời do tay đàn bà làm ra”. Ông de Seillère phải thú rằng: “Chúng ta đã sống suốt hai thế kỷ dưới uy quyền của phụ nữ”. Nhà thi sĩ Lamartine lúc xuất bản quyển “Premìeres méditation” đã trả lời những kẻ dèm chê mình bằng câu: “Ai có nói thì cứ nói ! Đã có phụ nữ và thanh niên với ta, ta còn cần chi nữa”
Đàn bà đã có công với văn minh như thế, thời muốn ngang hàng với đàn ông bằng cách cải nam trang kể cũng chính đáng lắm. Nhưng xé cho kỹ, những hành động trái ngược đó của phái yếucũng không phải là không có hại cho phái ấy. Có hại vì vẻ sức yêu kiều, mất sức quyến dũ, mất sự trìu mến của đàn ông, đó là chưa kể đến cái hại tổn mất thanh danh của phụ nữ. Trong thần thoại Hy-lạp có kể chuyện giống đàn bà gọi là Amazoncs. Giống đàn bà này có tục vứt con trai đi không nuôi và đốt vú bên phải đi để dương cung cho dễ. Tuy họ có tiếng là đàn bà thượng võ nhưng lại có tiếng dã man thực chẳng đẹp mặt cho phái phụ nữ một chút nào. Mới đây một nhà khảo cổ khám phá ra rằng giống người Amazones chẳng phải đàn bà , mà đích là đàn ông. Sỡ dĩ trước kia các nhà khảo cổ lầm lẫn như thế là vì y-phục của người Hy-lạp thuộc về thời ấy đàn bà cũng như đàn ông. Khi người ta khảo cứu các hình chạm nổi thấy những người đàn ông Hétéens mày râu nhẵn nhụi tóc dài lê thê, lại mặc áo đàn bà, người ta tưởng lầm là đàn bà, nên mới có cái lầm tai hại đó.
Phụ nữ ta nên trông gương đó mà thận trọng về cách ăn mặc. Muốn ganh đua với đàn ông thì thiếu gì cách, hà tất phải tranh nhau về phục sức, mà nào có đẹp gì ! Phải coi chừng các nhà khảo cổ trăm năm về sau với những bộ kính tò mò ! Phải hành động cho xứng đáng với các đấng phụ nữ thủa xưa trong việc đào tạo văn minhnhân loại, đừng để cho lại có những điều sai lầm như điều sai lầm về các nữ tướng Amazones. Và nếu phụ nữ cứ khăng khăng chực len chân vào địa vị của đàn ông, nhất định đòi giống đàn ông về y phục, - như mặc quần có nẹp, soóc, áo “sơ mi dét”, cắt tóc lối móng dừa, áo dài vai “ba lông”, vai long đinh, xoăn xoăn cái cổ lối “Mi-la-dy” trong truyện “ba người ngự lâm pháo thủ” và đi giấy tây mũi nhọn và cả “mũi hộp” nữa- tôi e rằng một ngày kia, đàn ông đâm ra tức mình, tương kế tựu kế, họ lại đội lốt ra làm đàn bà – đánh phấn, thoa son (có người đã đánh phấn thoa son rồi đấy) mặc quần áo phụ nữ, để tóc dài, mặc quần lĩnh, đi giầy nhung, đeo vònh và hoa tai – và vì đó, sẽ gieo những mầm hoài nghi vào óc khảo cứu của hậu thế thì khổ cho ... hậu thế lắm vậy.
(Ảnh: THỜI MỚI QUẦN ÁO MỚI: Một bộ quần áo mới: sơ-mi-dét và soóc mà mấy năm gần đây rất thịnh hành khi các cô gái mới tranh nhau đi xe đạp. Một bộ quần áo mà 10 năm về trước đây giá các 10 vạn bạc một cô thiếu nữ Hanoi cũng không dám mặc
MARLÈNE DÍETRICH GIẢ TRAI: Nếu bao giờ nàng cũng ăn mặc như thế này thì chẳng ai đi xem xi-nê nữa
DOROTHY LAMOUR MẶC QUẦN ÁO ĐÀN ÔNG: Còn đâu nữa tấm thân đều đặn, bộ ngực nở nang của các cô Hula và Toura khêu ngợi)
NGUYỄN-KHẮC-KHAM



Add comment