Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * TẾT Ở LÀO

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

TẾT Ở LÀO


Ở Lào Tết ăn vào khoảng tháng ba tháng tư tây và ăn ròng rã trong bảy ngày.
Ngày hôm đầu là ngày “bao sái” hay ngày “ẩy trần”. Sáng ra, trong khắp các phố ở Luang – Prabang đầy những người ăn mặc quần áo Tết đi chợ mua những giống vật sống, nhất là chim sống, cá sống. Chiều đến, , vào quãng bốn giờ họ mới đi ra những cái cù lao nhỏ nổi ở giữa sông rồi họ thả cá xuống nước, thả chim lên trời.- Thản hư vậy cốt ý để chuộc các tội lỗi mà mình đã phạm trong năm vừa qua. Ở các nhà tư, người lào mời sư đến để tụng kinh, rồi người ta biếu nhà sư cơm, quả, bánh, hoa và nến.
Sáu ngày về sau, mọi người đều vui vẻ, tươi cười ; họ chúc tụng lẫn nhau, lại chơi nhà nhau, họ buộc vào cổ tay những cái dây bông để chúc cho nhau mọi sự sung sướng. - Họ buộc cà vào tay những tương ở các chùa, những dây này thường lại gài hoa.
Ơ các chùa thì bao nhiêu tượng đều hạ xuống và đặt trong khám để những người mộ phật đến tưới nước thơm lên. - Tưới như vậy là mong cho phật chữa cho khỏi bệnh tật. - Suốt ngày, họ tưới nước hoặc vào các nhà sư ngồi võng đi lễ Tết hoặc vào cung vua, vào nhà các đại-thần, vào các viên-chức lào, vì trong hai ngày ấy các vị ấy đi khắp trong tỉnh, hoặc bằng voi, hoặc bằng kiệu đăng-sơn.
Nước để tưới cho các nhà sư và cho nhà vua thường sạch sẽ thơm tho ; còn nước tưới cho các vị đại-thần và cho các công chức thì kém thơm hơn nhiều. Ngày nào cũng vậy, cho mãi đến 4 giờ chiều, các cô cố hết sức tưới nước vào các cậu đi qua đường và cố bôi nhọ mặt các cậu. - Về phần các cậu, thì các cậu không tưới nước trả lại nhưng họ cũng cố bôi nhọ mặt các cô, gây nên trò vui cười với nhau.
Từ bốn giờ chiều trở đi, họ đi tìm các thứ hoa rồi họ đem về tô điểm các chùa. -Tối đến, ở trong các chùa vắng tượng, trai gái thanh lịch họp nhau lại để chơi Tết cho đến khi nào các tượng lại đem về để lên bàn thờ mới thôi.
Sáng hôm thứ tu, bao nhiêu công chức lào v Luang – Prabang  đều mặc quần áo đại-trào vào chúc Tết đức vua. Đèn nến sáng trưng, giữa những màu sắc sặc sỡ của các bó hoa do mọi người đem đến, người chủ-tế, sau một hồi khấn vái, mới dâng lên đức vua các nhời chúc mừng của mọi người và kính-cẩn buộc vào tay đức vua những sợi dây bông.- Song rồi gọi người lần lượt đến quỳ trước mặt đức vua dâng đức vua một bó hoa con có kèm vài cây nến rồi cúi đầu chạm trán vào tay đức vua để tỏ lòng kính cẩn trung thành.
TẾT Ở CAO MÊN
Tết ở Cao-Mên cũng ăn vào quãng tháng ba, tháng tư tây. Trước ngày Tết, dân chúng đem rửa tượng phật ở các đền chùa và trong ba ngày đầu, đem đồ biếu đặc biệt đến biếu các sư. Lại biếu nước cúng, đồ uống cho những khách bộ hành, cho những người qua đường.- Ở trong điện nhà vua có những cuộc đánh vật, đánh đấm, máu mê nhễ nhại trông lắm lúc phải rùng mình.
Ở trong các gia-đình thì con trai dâng nước cúng cho cha mẹ, đầy tố, dâng cho chủ và các ông Hoàng thì đổ những nước ấy vào những chỉnh đựng hài cốt của ông cha. - Những người thuộc về đạo bà-la-môn thì dâng nước ấy cho đức vua trong những con ốc bể nạm vàng ; đức vua nhận lấy, đổ lên các tượng bà-la-môn rồi lại lấy để gội đầu. - Ở các vùng nhà quê thì có những cuộc thi chạy bò, chạy ngựa.- Ròng rã trong bảy ngày, con trai một bên, con gái một bên, hai bên theo tục lệ mà thi nhau thử trí, thử tài, thử sức, thi nhau ca hát để đón mừng xuân mới.
ĐÀM-KHÁCH

TẾT CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG Ở PHONG THÔ
(Ảnh Võ-an-Ninh: NGHĨ NGỢI: Tết đã đến rồi, cô Thái trắng đang mơ màng nghĩ đến những ngày tươi đẹp của tương lai.)
Tết của người Thái thì bắt đầu từ ngày ba mươi Nháng chạp.
Ngày cuối năm là ngày “tắm tất niên”của người Thái.
Không phải là họ cả năm ở bẩn đâu hoặc “để hôm ấy” mới tắm đâu ? Họ có lễ tắm vì muốn bước sang năm mới với tấm thân sạch sẽ.
Hôm ấy, đúng giờ ngọ, các thẩu-ké (kỳ-mục già), cùng “cụ-trùm” người thái (chức tri-châu) và các chức việc trong hạt cưỡi ngựa đi tắm, suối tắm cách xa làng độ một cây số.
Đám rước đi tắm thì vui vô cùng. Đi đầu là những ngọn cờ thần ngũ-sắc. Theo sau là phường kèn “pí-kẻo”, đàn và trống. Các tiểu thư thái mặc váy đen mới, áo trắng nịt hẳn vào người, thắt chiếc thắt lưng màu vàng, trắng, xanh, đỏ tươi, theo dịp kèn, vừa đi vừa phất cờ. Đoạn đến cụ-trùm, các “quan” (quan đại-lý và các viên chức làm việc nhà nước) và các chức dịch đều cưỡi ngựa kết hoa giấy và vải.
Theo sau có bộ “lục-quân Mèo” (tức là lính dõng) vừa đi vừa bắn súng hoả mai hay đốt pháo vang giời.
Đến chỗ tắm, sau khi đã bày cô tam sinh, “cụ trùm” đứng khấn trước đền thờ ; đoạn cởi bỏ áo ngoài và xuống tắm dưới suối. Những người đi sau cũng theo gương xuống suối tắm để lấy may. Chỗ đàn ông tắm trên đàn bà độ một trăm thước.
Chiều ba mươi nhà nào nhà nấy đều giết lợn, gà, vịt, bày bánh trái lên bàn thờ cúng để mới các tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Nhà “cụ trùm”nổi tiếng trống và la thanh, tiếng trống và la thanh ấy sẽ luôn luôn không ngớt, từ chiều ba mươi tháng chạp đến mãi nửa đêm mồng năm Tết. Trong các làng đã cử sẵn những trai-tráng đến túc chực để giữ tiếng trống ấy không bao giờ nghỉ, và theo tục trên này – ai đến hầu hạ nhà quan được đánh trống ngày Tết ở nhà quan qua năm mới sẽ gặp nhiều cái “may”.
Sau bữa cơm tối, có lễ dựng cây nêu. Trước sân cà thảy có hai cây nêu mà trên đầu mỗi cây đã đốt sẵn một cây nến to. “Cụ trùm” tự tay mình thắp nến và hương, rồi cho lệnh kéo lên và buộc nhiều hương đốt. Trong hai cây nêu ấy thì một cây cao hơn (để trỏ nhà quan) và một cây thấp hơn (để trỏ nhà dân). Cứ mội năm đến lễ dựng cây nêu là dân gian lấy làm lo âu vì họ tin rằng nếu cây nến thắp trên cây nêu cao sáng tỏ hơn cây nến ở cây nêu thấp thì tức là nhà quan may hơn, và dân sẽ gặp nhiều điều không hay sau khi nêu đã dựng. Vào độ 11 giờ đêm các cụ già gắp vài miếng than hồng đem dúng nước đem lên cân, để lát nữa so sánh với than năm mới xem than nào nặng. Than năm mới nếu nặng hơn thì năm mới sẽ “năng” hơn, nghĩa là sẽ đem đến cho dân làng nhiều sự không hay.
Đúng giao thừa thì nhà cụ trùm có hồi trống và đốt pháo báo hiệu cho moi người biết. Nhà nào nhà nấy vội vàng tay vác đóm, tay vác ống tre đựng nước ra bờ suối để lấy nước năm mới về cúng tổ-tiên. Tấm lòng thành kính đối với các bậc đã khuất thật cảm động.
Sáng sớm tinh sương, dân trong làng từ già đến trẻ đều đến mừng Tết quan luông (quan lớn: cụ trùm) của họ.
Họp nhau ở trước nhà quan, con giai, con gái tha hồ chơi đùa. Chỗ này “đánh én”, chỗ kia “tó má lè”. Đánh én thường thường hai giai hai gái đánh với nhau, bên nào vụng để én rơi xuống đất là thua sẽ bị vò tai.
Nhưng thú vị nhất có lẽ là đánh còn và xòe.
Chơi “còn” thì một bên trai, một bên gái đứng giữa một cây tre ở đẩu có buộc một cái vòng tròn bằng tre che giấy đỏ. Hai bên trai gái ném cho nhau. Ai mà ném còn (còn là một cái bao tròn độ nắm tay người lớn trong nhét hạt bông, và khâu vào một cái dải độ nửa thước, có tua vải ngũ sắc) chui qua vòng tròn sẽ được các “nàng sao” đi mời uống hai chén rượu thưởng công. Ai vụng về không bắt được còn, và để rơi xuống đất thì sẽ phải phạt. Gái thì bị mất trâm, mất thắt lưng, giai thì mất mũ, mất giầy ! Muốn lấy lại thì sau cuộc chơi, các cô phải mang trầu đi nói khó “chuộc” lại, các cậu con trai thì phải hi sinh “phong bao” độ đồng bạc hay vài hào.
Xòe thì vui nhất trong ngày Tết. Xòe luôn năm ngày. Tiếng trống, đàn, kèn, không lúc nào ngớt. Xòe có rất nhiều điệu; không thể tả hết được. Lúc thì các cô xòe với nhau, lúc thì trai gái, cặp nào cặp nấy hoặc ôm nhau nhảy, hoặc dắt tay đi; hoặc cầm nón, hoặc cầm gậy; hoặc cầm những dải lụa ngũ sắc. Xòe mệt đã có rượu. đã có bàn tiệc bên cạnh, ai đói thì ăn, ai khát thì uống. Vui hết ngày này sang ngày khác không ai còn nghĩ ngợi gì đến việc khác nữa.
NGỌC PHÚC và TRỊNH VÂN

TẾT NGUYÊN-ĐÁN CỦA NGƯỜI NHẮNG VÀ LỄ LỤC TÙNG
(Ảnh: Một cô gái Nhắng mặc quần áo Tết)
Cũng như người An-Nam, người Nhắng ở Laokay rất chú-trọng đến Tết Nguyên-đán. Suốt năm họ cặm-cụi làm-lụng trên những miếng đất khô-khan của đồi núi, nên ai nấy chỉ chờ xuân sang, trong lúc cây cỏ hình như đã chết hẳn vì tiết trời đông giá rét, bỗng chốc được lớp mưa bay nhuần tưới, được làn gió ấm vuốt ve mà lấy lại hết màu tươi thắm, trong lúc vạn vật đột nhiên thức tỉnh dậy để đón một sự gì mới mẻ , đầy hy-vọng, là người Nhắng cũng tạm gạt bỏ hết các công việc để thảnh-thơi ăn Tết.
Từ 20 tháng chạp trở đi, họ đã bắt đầu sắm-sửa các thức ăn và quét dọn cửa nhà. Các cột gỗ, thường ngày lỗ chỗ những vết mục nát, nay đều phủ một lượt giấy đỏ, có viết những câu đối hoặc mấy bài thơ cổ chữ hán. Giữa phố, lợn, gà chạy huyên-thuyên. Và bên bờ suối trắng, quanh co uốn khúc, rì rầm dưới dẫy núi dài, các cô Nhắng, quần vén tới bẹn để lộ bộ đùi tròn và chắc nịch, lội xuống nước vo gạo nếp, se sẽ ôn lại các bài hát cũ sắp dùng đến nay mai.
Người nhắng không cúng ông Công, ông Táo như ta. Cho nên suốt mấy hôm gần Tết, họ chỉ lo sắm sửa không thôi.
Ba mươi đến. Họ thức suốt đêm chờ cúng Giao-thừa. Lúc này mới nghe thấy lác đác tiếng pháo nổ mừng đón xuân sang. Chọn được giờ, mọi người xách đèn ra suối lấy nước đựng vào chiếc bình hay ống nứa. Nước này đem về nhà đun sôi rồi pha chè để cúng tổ-tiên. Trong khi xuất hành, họ không quên ngắt một cành lộc để mang về cắm trên bàn thờ.
Bàn thờ của người nhắng không có vàng mã, mũ ông Công như của ta. Một bát hương, vài đĩa hoa quả, hai cây nứa thật dài còn nguyên lá, uốn lại thành cái cổng trước bàn thờ, thế là đủ.
Mùng một, họ ăn chay và cúng toàn đồ chay, không ai đi chơi đâu, ở nhà chúc mừng lẫn nhau thôi.
Sang mùng hai mới là lúc đi chào các người họ, hàng, quen thuộc. Trên bàn thờ, cỗ chay đã nhường chỗ cho những mâm đầy thịt cá.
Dân ở gần lũ-lượt kéo đến nhà lý-trưởng lễ ông vải và chúc mừng người thay mặt họ. Ông Lý phải làm cỗ mời, thiếu thức gì phải cho tiếp ngay. Con gái, con trai ngồi riêng bàn. Khi rượu ngà ngà, các câu hát mới bắt đầu nối lên. Rồi thì chỗ này một đám “lục phoóng” (thò lò), chỗ kia một bàn xóc-đĩa, hoặc bài cẩu.
Bắt đầu từ mùng hai, người nhắng cũng ra đền lễ thánh. Nhiều cặp trai gái đã hẹn nhau từ trước, nên lễ xong, họ dắt nhau ra cánh đồng, đứng cách xa dùng hai ống nứa nối liền nhau bằng sợi chỉ dài để hát lượn.
Vui chơi như thế cho đến ngày Lục-Tùng là ngày hội chính của người Nhắng. Tết Nguyên-đán chỉ là một dịp cho trai gái cùng một làng chọn ý trung nhân. Còn Lục-Tùng là ngày hội mở chung cho cả tổng, có khi trai gái các tổng khác tới dự, nên vui hơn Tết Nguyên-đán nhiều.
Ở Ba-xát lễ Lục-Tùng  thường mở vào mùng sáu hay mùng bảy tháng giêng. Ở Mường-Hum, mở vào mùng mười hay mười hai, tuỳ theo ngày tốt, xấu.
Lễ Lục-Tùng tức là lễ cúng ông thần coi việc mùa màng. Ông Lý (trên mạn ngược lý-trưởng tức là chánh tổng ở vùng xuôi) phải đứng lên tổ-chức và chịu hết các khoản phí-tổn. Trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt phải tích trữ cho nhiều.
Trong mấy hôm Tết Nguyên-đán, dân các làng xa không đến chào ông Lý được thì trước hôm lễ Lục-Tùng, đều có mặt ở nhà ông lý, rượu chè, cờ bạc đó.
Ngày hội, vào khoảng tám giờ sáng, các chứa dịch, dân hàng tổng theo sau “pẩu mô” (tức là thấy cúng) ra ngoài đồng dự lễ. Ở đấy đã bày sẵn một chiếc bàn to, kê sau một hàng rào nứa mới dựng, trên bầy lợn quay, gà, vịt, hương hoa. Pẩu mô mặc áo đen dài, quần đen, đi giầy vải, đầu chít khăn tày vố, khấn thần xong rồi lễ trước tiên. Sau đến các chức-dịch và dân làng.
Lễ xong, ông Lý vào ngồi cạnh bàn thờ. Rồi Pẩu-Mô tay cầm một quả còn làm bằng vải ngũ sắc, ra giữa ruộng để ném trước. Nếu may-mắn, quả còn lại xuyên qua vòng tròn bịt giấy đỏ, dựng trên chiếc sáo cao là năm ấy mùa màng sẽ hết sức tốt. Pẩu-Mô ném xong, dù qua hay không, cũng đến lượt dân làng ném cho đến khi vòng trònbịt giấy đỏ rách hết mới thôi.
Ném còn xong đến cướp ống lệnh. Đó là một cái ống to bằng sắt gắn kín hai đầu, trong có nhồi thuốc pháo và chỉ để hở một lỗ con để cắm ngòi. Khi đốt, ống sắt bị sức thuốc pháo nổ tung cao lên, trai gái tranh nhau cướp. Ai cướp được mang về bàn thờ lễ tạ trước nhất thì ông Lý thưởng tiền và ban cho vài chén rượu. Ngoài các trò chơi này, còn có trò chơi kéo co và cờ bạc.
Tan lễ ngoài đồng, mọi người lại kéo về nhà ông Lý để ăn cỗ. Lúc này mới là lúc trai gái chuốc rượu nhau. Mỗi người đàn ông,dù quen hay lạ tới dự lễ, bắt buộc phải uống của mỗi côtừ một đến ba chén rượu. Tính ra, thường thướng phải uống bốn năm chục chén mới hết lượt mời. Không uống được, các cô cũng đè ra, đổ rượu vào mồm, lên đầu, vào tai, cho đến khi ướt như chuột mới tha.
Tối đến, con trai ai mệt thì lên gác hay sang buồng bên ngủ. Nhưng các cô có tha đâu. Một cô cầm chiếc điếu cầy và nén hương đang cháy. Theo sau có các bạn gái, chạy vào buồng, bắt ngồi dậy để hát. Nếu con trai bằng lòng, phải đỡ lấy điếu cầy, rít một hơi thuốc lào, rồi cất giọng trả lời. Bằng cứ nằm lì để ngủ thì tức khắc các cô lấy hương châm vào người, vào tay, vào chân, bã đâu châm đấy.
Suốt đêm Lục-Tùng, trong làng vang những câu hát ngân dài, giọng đều đều, đượm tất cả nỗi buồn của nơi sơn-dã đìu hiu. Người phương xa tới đây nghe thấy, không ai là không bùi-ngùi trạnh nhớ cố hương.
Sáng hôm sau, trai gái các làng chia tay nhau về, để rồi lại cặm cụi làm việc trên những miếng đất khô khan của đồi núi và mong sao cho chóng đến Tết Nguyên-Đán sang năm.
NGUYỄN VIẾT PHƯỢNG



Add comment