Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
(Ảnh: VUI VẺ ĐÓN XUÂN
Dưới ánh nắng mùa xuân, mấy chục cô gái mọi ở Đà-lạt đang sắp hàng để phô bày tấm thân đều đặn cho các cậu trai Mọi đến lựa chọn bạn trăm năm sau này.)
Tôi bị đày sang Guyane đã được sáu năm và đã bốn lần ăn Tết ở trong trại giam ở “Poste Forestìere” và hai lần ở “Crique des Anguilles”. Đến hết năm 1936. Tôi đã được ân-xá từ mấy tháng trước và trong khi đợi chính-phủ cấp giấy cho về nước, tôi đến ăn Tết ở một làng An-nam gần Cayenne - thủ-đô của xứ Guyane.
Hồi ấy người Annam ta ở Guyane có tới gót một ngàn, nhưng một phần phải giam trong các nhà tù, còn một phần được sinh-hoạt tự-do ở bên ngoài thì vì sinh-kế bắt buộc phải ở rải-rác mỗi người một nơi, nên cả thảy mới tổ-chức được có hai làng: một làng ở Cayenne và một làng ở Saint-Laurent. Cái làng ở Cayenne mà năm ấy tôi về ăn Tết có hơn 30 nóc nhà và toàn là nhà gỗ: tường gỗ, cửa gỗ, mái nhà cũng lợp bằng một thứ gỗ đỏ như ngói gọi là bardeau, vì gạch ngói ở Guyane rất hiếm.
Cái làng Annam ấy- người bản xứ gọi là làng tàu (village chinois),- không có đình chùa, không có luật-lệ, không có ngôi thứ, và đến cả cái tên cũng không có nốt. Nhưng giữa mọi người trong làngcó một mối tình đoàn kết rất chặt chẽ, một sự thân-yêu không ở đâu có. Hàng năm, cứ đến ngày Tết, những người được sinh-hoạt tự -do ở các nơi tấp-nập kéo nhau về làng ăn Tết như về quê-hương đất tổ của mình. Vì chỉ có ở đấy, những kẻ tha hương mới được sống lại trong mấy ngày cái đời sống của người Annam
Kiểm duyệt bỏ
Vì dân bản-xứ và cả đến những Hoa-kiều ở Guyane đều ăn Tết theo dương-lịch. Nếu đến Tết âm-lịch, người Annam nào không về hai cái quê hương tạm bợ ở gần Cayenne và Saint-Laurent kia thì chỉ còn cách ăn Tết một mình, trong khi mọi người xung-quanh vẫn làm việc tấp nập như thường.
Riêng về phần tôi, năm nào về làng ăn Tết, tôi cũng ở nhà ông già Huỳnh-Khản. Ông Khản người Nam-Kỳ, bị đầy sang đấy đã ngoài 20 năm và là người nhiều tuổi nhất làng. Cũng như phần đông các ông già khác sang Guyane vào lớp đầu, ông già Khản có vợ bản-xứ và đã được năm con. Người con gái lớn nhất của ông là Joséphin Huỳnh-thị-Lang, năm ấy đã 23 tuổi. Cô Lang nói tiếng Pháp rất thạo, nên được chính-phủ cho làm thông-ngôn ở tòa án. Nhưng chỉ đến phiên tòa cô mới phải đi làm thôi, còn những ngày thường thì được ở nhà.
Tuy cô Lang mặc đầm, nói tiếng Pháp, có nước da hung đen và mớ tóc hơi quăn, nhưng tính-tình và cử chỉ của cô thì hoàn-toàn là Annam.
Khách ăn Tết của ông già Khản chỉ còn ông Cả-Dinh và tôi. Ông Cả-Dinh năm ấy đã gần 60 tuổi và đã có 4 con với một người vợ thổ-dân. Nhưng thường thường, ông chỉ về ăn Tết có một mình, vì vợ con ông có hiểu gì đến cái Tết Annam quý mến của ông.
Ông Cả có đặ ban thờ riêng Đề-thám trong nhà ông già Khản. Những lúc thấy ông thành kính cúi trước ban thờ, nét mặt rầu rầu và cặp mắt đăm đăm như nhìn về cái thời dĩ vãng............xưa, tôi lại thấy bồn-chồn nhớ nhà nhớ nước, và hình ảnh mẹ già tôi đương đứng tựa cửa trông con bên phương giời xa tít kia lại hiện lên trước mắt tôi qua làn khói hương nghi ngút...
Tuy chúng tôi không mấy người còn óc mê-tín, nhưng muốn có một cái hình-ảnh rõ-rệt của ngày Tết bên nước nhà, nên chiều hôm ba mươi Tết, chúng tôi cũng dựng cây nêu, cũng rắc vôi bột, cũng dán cân đối...Tuy vậy, cái Tết của chúng tôi vẫn không thể hoàn-toàn là Annam được vì thiếu mất những thứ cần-yếu như bánh chưng không gói được, vì gạo nếp ở Guyane rất đắt, thời tiết trong ngày Tết lại không rét như ở xứ nhà, để có thể giữ bánh khỏi thiu. Dưa hành, thịt đông cũng không có, còn pháo thì không được đốt, vì trước kia, từ ngày tôi chưa sang, đã có lần người mình đốt pháo về dịp Tết gây nên một vụ hoả-hoạn, nên từ hồi ấy, chính-phủ cấm ngặt không cho đốt pháo nữa...
Sáng mồng một, sau khi cúng lễ tổ-tiên, mọi người lần lượt đến nhà nhau chúc Tết. Nhưng khác những câu chúc tụng mà tôi thường được nghe khi còn ở nhà, ở đây chúng tôi chỉ chúc nhau được chóng về nước hay được khỏe mạnh thôi. Nhất là cái năm ấy - 1936 — cái hy-vọng về nước sôi-nổi ở trong lòng mọi người, nên câu chúc kia càng có ý nghĩa hơn nữa. Cả đến những ông già như ông Cả-Dinh và ông Huỳnh-Khản vẫn yên-trí rằng đời mình
Kiểm duyệt bỏ
rồi sẽ phải gửi ở trong rừng Mỹ-Châu này, lú ấy cũng bắt đầu có hy-vọng...
Đến trưa, mọi người họp nhau trên một mô đất hay trong một khoảng rừng thưa để ăn uống. Trong mâm rượu có đủ các thức cao-lương mỹ-vị nhưng thiếu mất thịt mỡ, dưa hành và bánh chưng, chúng tôi vẫn không thấy gì là ngon. Còn rượu thì ngoài thứrượu mía (tafia) uống hàng ngày ra, có đủ cả champagne, quinquina và các thứ rượu nho, rượu vang, để thay cho rượu Văn-Điển hay Fontaine ở nhà.
Sáng mồng hai, chúng tôi tổ chức một cuộc đánh cá ở trên sông đào Laussat – con sông nhỏ ngăn đôi thành-phố Cayenne và làng Annam. Vì phần đông chúng tôi ở Guyane đều sinh nhai về nghề đánh cá nên rất chú trọng đến nghề này. Tôi òn nhớ hôm ấy tôi bắt được một con cá điện rất quý. Thứ cá này mình không có vẩy, đen và dài như cá nheo của ta, nhưng có một cái đặc tính là một khi sờ phải nó tay người bị bắn ra ngay như bị điện giật. Muốn bắt nó, người ta phải đánh nó chết trước đã...
Sáng hôm mồng ba, chúng tôi vào rừng đi săn. Ở trong rừng Guyane có rất nhiều con vật rất lạ mà thịt ăn rất ngon nên cuộc đi săn có phần hứng thú hơn đánh cá.
Đến tối hôm ấy, một tiệc rượu công-cộng nữa họp mặt tất cả mọi người ở trên bờ suối, rối sáng hôm sau, tôi từ-biệt ông già Khàn và cô Huỳnh-thị-Lang để trở lại với cuộc sồng hàng ngày ở Guyane.
(thuật theo lời một người tù ở Guyane)
(Ành Trần-đình-Nhung: Ngày xuân cảnh vật mơ màng)

HỌC-PHI

Add comment