BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều "Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU - * Góc tối đời tôi

"Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU - * Góc tối đời tôi

Mục lục
"Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU
21 NĂM: CHIA LY & HỘI NGỘ
* Góc tối đời tôi
* Cuộc đoàn tụ một nửa
HÒA HỢP DÂN TỘC NHÌN TỪ MỘT NHÀ BÁO
*Đứa con bên kia chiến tuyến
* Bước rẽ
* Những tiếng chuông gọi người đến muộn
* Anh quản giáo
Tất cả các trang

* Góc tối đời tôi

Ông đại úy đó chình là một người em họ của ba tôi. Khi về đóng quân ở Biên Hòa ,nghe loáng thoáng có hai đứa cháu họ đang sống cù bơ cù bất nơi đây, ông đã bỏ thời gian dọ hỏi,tìm kiếm.Lần ấy ,ngoại vui mấy ngày liền Không phải vì số tiền  chú gửi lại cho hai cháu ăn quà mà vì nghe chú nói ba tôi còn 3  người em ruột đang sống trong Nam,.Ngoại  bảo:"Ông bà xưa nói Sảy cha còn chú.Tao chỉ mong chú tụi bây – có người là hiệu trưởng sẽ nhận nuôi dạy cho tụi bây học hành tử tế,nên người.".

Sau cuộc gặp chú họ tôi ít lâu thì chú Dũng em út của ba tôi tìm đến nhà.. Hai chị em được chú đưa đi chôi công viên,được chụp hình ,được xem phim và cả được ăn phở - món xa xỉ phảm đối với tôi hồi ấy.Chú Dũng giúp ngoại tôi liên lạc được với chú  Chiểu ,cô Hạnh..Để rồi có một ngày, bà tôi  ôm chặt hai cháu vào lòng, hôn lấy hôn để, thì thầm dặn dò:Xa hai con ngoại cũng đứt ruột đứt gan lắm, nhưng ở đây ngoại chẳng lo nỗi đầy đủ cho hai con.Thôi thì lên đó,hai con liệu đường mà sống. Phải ngoan ngoản,chịu nghe lời  chú thím để mà yên thân ăn  học nghe các con... 5 giờ sáng Sài Gòn  còn mờ tối, hai chị em tôi lếch thếch xách túi leo lên xe đò ,bắt đầu một cuộc hành trình mới .

clip_image002_a
(Lưu Đình Triều  và chị Lưu Lưu Hà cùng chú Dũng ở bờ sông Biên Hòa trước ngày lên Ban Mê Thuộc- nguồn ảnh : báo  Việt Nam News)

Chú tôi là hiệu trưởng của .trường tiểu học lớn nhất thành phố Ban Mê Thuộc và có mối quan hệ rộng.Ông làm giấy thế vì khai sinh cho chúng tôi với hai người chứng hẳn hoi.Tên tôi vẫn thế ,nhưng ngày tháng năm sinh thì không phải  đúng cái ngày  "đình chiến Triều Tiên" và tôi bị lớn hơn tuổi thật của mình một tuổi. Chị tôi cũng mang một ngày sinh hoàn toàn xa lạ, chỉ có năm sinh là đúng.Nơi sinh của chị em chúng tôi cũng không là rừng U Minh hứng chịu nhiều bom đạn trong kháng chiến mà là xã Bình Trước Thành phố Biên Hòa, Ba má tôi đều bị sửa tên, bỏ dấu  Kỳ thành Ky, Lựu thành Lưu và cả hai đều "đã ra"người thiên cổ.

Dẫu sao chuyện ấy với tôi lúc đó không quan trọng.. Điều chủ yếu là hai chị em đã có giấy tờ hẳn hoi để sau này có thể làm căn cước. Cô Hạnh  là giáo viên tiểu học và việc thể hiện tình yêu cháu đầu tiên là kềm cặp ôn tập ,giúp cháu lấy lại những kiến thức căn bản. Hai chị em sau đó đều thi đậu vào trường trung học công lập Ban Mê Thuột và một giai đoạn mới trong đời tôi thật sự mở ra từ sinh hoạt cho đến học hành. Như những đứa con của các gia đình nề nếp, chúng tôi có một cuộc sống rất là tươm tất.Sáng dậy sớm hít hít thở thở cái không khí trong lành của phố núi ngay trước sân nhà ,sau đó là đánh răng rửa mặt. Xấu hổ thật,qua tuổi lên mười rồi, tôi mới cầm đến cái bàn chải đánh răng, mới biết dùng khẳn lông riêng cho vào chậu nước để lau mặt.

Còn hồi ở Biên Hòa? Chỉ cần vài ngụm nước cho vào miệng sàng  qua sàng lại ,nhổ toẹt .rồi lấy tay vốc nước trong lu quẹt sơ qua cái mặt thế là xong).Tôi cũng bắt đầu làm quen với việc ăn sáng trước khi đến trường.cũng như việc ủi quần áo thẳng nếp khi đến lớp.Ngoài giờ đến trường, tôi không còn được chạy rong ngoài đường phố, mà ru rú trong nhà  phụ làm những việc linh tinh ,rồi ôn tập bài vở ,đọc truyện dưới sự chỉ dạy của cô Hạnh. Từ một học sinh lèn nghèn ở tiểu học, tôi đã thành  học sinh giỏi luôn đứng trong  top 5 của lớp. Sự rụt rè,nhút nhát ít nhiều cũng vơi bớt khi tôi được cùng với con trai lớn của chú Chiểu tham gia hướng đạo.Những sáng chủ nhật luôn là những buổi sáng rộn rã lòng tôi. Khu công viên,rừng cây ven thành phố,thác nước...là nơi tôi bù đắp niềm vui cho đời mình bằng những trò chơi tập thể lớn, nhỏ đầy hấp dẫn.Chiều tối chủ nhật ,hai chị em tôi hay được cô Hạnh đắt đi phố , ăn kem, xem phim...

Những lá thư gửi về cho ngoại, thôi dần  lời thở than.. Và mỗi lần gửi thư đi tôi đều hình dung ra gương mặt cùng nụ cười móm mém của ngoại khi đọc thư-bà hẳn là vui lắm khi chúng tôi được ăn học vui chơi tử tế.Thế nhưng như cách nói của ngoại: Phần số của ngoại chắc bị nặng nợ với hai đứa tụi con...",nên giữa năm  đệ ngủ (lớp 8) chi em chúng tôi lại thu xếp đồ đạc quay về sống với bà.Chú Chiểu  bị động viên vào lính.Cô Hạnh  lấy chồng là công nhân ở Sài Gòn....

Cuộc tái ngộ Biên Hoà lần này dù sao cũng ít nhiều thuận lợi .Bên ngoại  bán đất hương hỏa.Bà tôi được chia một số tiền kha khá ,đủ xây một căn nhà gạch,gác gổ và còn đủ tiền mua cho hai chị em  chiếc xe gắn máy PC để đi học.(Do chuyển trường ngang giữa niên học nên muốn tiếp tục học công lập ,chúng tôi phải về trường Trung học công lập huyện Dĩ An -cách Biên Hoà 13 cây số ).Cậu ba  mãn hạn quân dịch,về làm giáo viên thể dục,lấy vợ. Chuyện cơm nước,nấu nướng cũng ổn định nhờ bàn tay mợ.Hai chị em  tôi đã có cái nền học tương đối vũng chắc chỉ cần giữ lấy cái nề nếp học ở Ban Mê Thuột là đủ làm học sinh khá.Thời gian này, không biết có phải do gien di truyền không mà tôi rất mê đọc báo.Chiều chiều,tôi hay ra cái sân xi măng bên cạnh đầu hẻm, phụ lồng xếp báo cho sạp báo và sau đó ngồi ngay tại chỗ tha hồ đọc

Lần đầu tiên trong chuổi thời gian đọc báo "ké", một lần ,tôi đã dám  bỏ tiền ra mua riêng một tờ báo đem về nhà đọc to cho cả nhà nghe. Đó là tờ báo Sóng Thần với bài viết  của một nữ ký giả Ý viết về cuộc sống ở Hà Nội, sau chuyến đi thực tế của bà.Trong bài viết ấy cái tên Lưu Quý Kỳ được nhắc tới hai lần. Một nhà báo có tên tuổi, lại là người phụ trách công tác báo chí của Đảng,ở nhà biệt thự (thật  ra là một biệt thự cũ của Pháp ,có hai hộ gia đình cùng ở), lại  có người giúp việc (đúng  ra là một ngừời bà con xa của cha mẹ tôi), đi làm có xe đưa đón... Cả nhà không hề chú ý hay nói đúng hơn là không đủ trình độ hiểu rõ ý định tuyên truyền của bài báo ấy mà chỉ chăm bẩm vào một điều: ba má tôi sống sướng quá. Ngoại lầm bầm: ba má tụi bây được như vậy mà có bao giờ nhớ đến hai đứa con sống nheo nhóc trong này không?

Dẫu sao đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi có chút thông tin về cha mẹ mình, quan trong hơn là biết được hai người  vẫn còn sống.và  còn có thêm hai đứa con gái .Theo dòng thông tin rầm rộ  nói xấu miền Bắc chảy liên tục trên báo chí Sài Gòn hồi ấy,chuyện  về ba má rồi cũng rơi vào quên lãng ,đọng lại chăng là một nỗi niềm băn khoăn trong đầu óc non nớt chính trị của tôi:Vì sao ba má tôi lại đi theo Việt Cộng?...
Kỳ thi Tú Tài I là một kỳ thi căng thẳng hồi ấy,nhưng cả hai chị em chúng tôi đều vượt qua được.Chúng tôi vào học lớp đệ nhất ở trường Ngô Quyền,cách nhà chỉ hơn 1 cây số,.Mùa tựu trường  năm sau ,ngoại  tôi chạy đến hầu hết nhà người quen  khoe rần: “thằng Triều đã vào đại học, con Hà thì đi học làm cô giáo.(để sớm có lương phụ ngoại nuôi em ăn học).Đời tôi vậy là sung sướng lắm rồi” .Bà có ngờ đâu đúng một năm sau đó niềm vui ấy bị tắt nghẻn nửa chừng.

1972, mùa hè đỏ lửa bùng nổ.Trước sự tiến công mạnh mẽ của quân giải phóng,lực lượng quân đội Sài Gòn  hao tổn khá nặng.Chính quyền Thiệu tạm đóng cửa các trường đại học ,hạ  bớt tuổi được hoãn quân dịch của sinh viên. Tôi giờ mới nhận ra bi kịch trong chuyện làm giấy thế vì khai sinh ngày trước.Với cái tuổi giả lớn hơn tuổi thật dù chỉ 1 tuôỉ, cũng đủ buộc  tôi ngưng học.Ngoại tôi lại có những đêm mất ngủ": Ông trời sao quài ác, đẩy thằng Triều vào cảnh cầm súng chống lại cha mẹ mình.?! "Một cuộc  hội ý nho nhỏ diễn ra.Hay là tìm chỗ trốn lính? Nhưng ở đâu bây giờ? Lở bị bắt ,bị đưa ra tòa án binh,bị đưa đi làm lao công chiến trường thì cũng tiêu đời. "Thôi thì đành phải đi và với mắt mũi tèm nhèm như con( hai mắt đều cận 5 độ)chắc tụi nó không bắt con ra trận,cầm súng bắn nhau.đâu". Bà thút thít nói một cách đơn giản mà không lường định hết mọi chuyện. Chỉ trong thời gian huấn luyện ở trường sĩ quan dự bị Thủ Đức., tôi đã nhận ra ngay sự ngộ nhận đó

.Trong trường lềnh khênh người mang kiến,có người còn nặng diop hơn tôi.Lúc đó toàn là dân sinh viên cả mà.Mùa mua năm sau với đôi ve chai khá nặng trên mặt tôi vẫn bị tống về một sư đoàn bộ binh ở miền Tây.Đi qua những ngày nắng cháy da,những đêm mưa ẩm ướt,cho dù thuộc nằm lòng câu của ngoại -nhớ không được bắn vào phe ba má mày,tôi cũng không thể thoát ra ngoài những trận đánh đầy hiểm nguy,những cuộc hành quân vất vả chán chường mà nhiều lúc tôi chỉ mong ước sao cho bị thương khá nặng đủ để giải ngủ ,về đi học tiếp.Nhưng sau một vài lần suýt chết , những vết thương mà tôi nhận lãnh chẳng khác gì  những cú leo trèo,té ngả thuở nhỏ.Dẫu sao chúng cũng giúp tôi cuối năm 1974 có cớ để xin chuyển về ngay Biên Hòa chăm lo cho người giám hộ (tức ngoại) nay đã già.Để rồi vài tháng sau,,khi tin xe tăng quân giải phóng đã về tới Long Thành ,tôi vội  trút bỏ bộ đồ lính ở luôn tại nhà i.Ở- với sự thấp thỏm lo âu về tin đồn một cuộc tắm máu sẽ xảy ra và tôi là một trong những đối tượng.bị nhắm đến . Ở -với niềm hy vọng le lói: rồi sẽ được gọi tiếng ba , tiếng má đầu đời...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com