BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều HÃNG TRUYỀN THÔNG AP viết về nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU

HÃNG TRUYỀN THÔNG AP viết về nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU

Mục lục
HÃNG TRUYỀN THÔNG AP viết về nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM làm phim về LƯU ĐÌNH TRIỀU nhân 30.4.2015
Tất cả các trang

460xTRIEU-1anh-nayR

In this photo taken on April 20, 2015, Luu Dinh Trieu, who served in the South Vietnamese Army,... Read more


40 years after Vietnam War, north-south wounds fester
By MARGIE MASON

 

HO CHI MINH CITY, Vietnam (AP) - When Luu Dinh Trieu was drafted into the South Vietnamese army, he literally went to war against his father.

His parents had moved quickly to the north in 1954 to support the communist cause after the country was split in half. Trieu, just a baby then, and his sister were raised by their grandmother just outside of Saigon. She warned him to tell everyone that his mother and father were dead; his father had become a high-ranking official in the north, and that knowledge could have been dangerous for the family he left behind.

When Trieu was called to go to war in 1972, the 19-year-old wasn't thinking about his father. He knew only that if he refused to leave law school, he could be jailed or sent to the front lines, where death was almost guaranteed. So, he took up arms against the Viet Cong southern insurgents and rose to the rank of second lieutenant, earning metals for his bravery and for the injuries he endured.

He didn't know his actions would separate his family — let alone that their struggle would also reflect the pain that still continues to divide north and south.

"For most of the students in southern Vietnam at that time, we were drafted and did not want to fight," he said this week from his quiet, breezy home in a new housing complex just outside the central hub of what is now called Ho Chi Minh City. "All we wanted was to be slightly injured and be decommissioned."

The Vietnam War, known here as the "American War," ended with the U.S.-backed South Vietnamese capital of Saigon falling to northern forces on April 30, 1975. Many Vietnamese in the south feared an imminent bloodbath. Amid panicked chaos, they fled by U.S. helicopters in the final days leading up to the end of the war. Hundreds of thousands more left on rickety boats in the years that followed, with many resettling and building new lives in America.

As the north closed in, Trieu was told he, too, should leave the country. But he didn't want to flee. He wanted the family reunion he had longed for since childhood.

"After 21 years apart," he said, "I was willing to suffer anything to see my parents again."

That happened less than two weeks after the war ended, but the meeting was not as joyous as he had imagined.

Trieu's parents had earlier learned that he had fought for the south. It was the last thing his father, a top official in the Communist Party's propaganda unit, had wanted.

"He was frustrated and my mother was also frustrated," he said. "She cried for a week after learning that."

Trieu's father told him to study hard and remake his life, but just a couple of days after their reunion, Trieu was sent to a re-education camp.

Those who served as officers in the South Vietnamese army or worked closely with the Americans were rounded up and sent to camps where they were indoctrinated with Marxist dogma and subjected to backbreaking hard labor, often with little food or access to medical care. Many have said they were beaten and denied access to their families, sometimes for years.

Trieu's sentence was six months. He was forced to learn about revolutionary leader Ho Chi Minh and the new communist system. He farmed vegetables and cleared timber in sweltering heat during the day and sang nationalistic songs at night. There wasn't enough clean water to take a bath, and food rations were thin.

He learned that his father could have intervened to reduce his sentence, but did not. Rather than visit his son at camp, he sent him a letter telling him to work hard.

"At the time, I was very angry with my father. The first time he abandoned me and my sister when I was 1 year old," Trieu said, adding he felt shunned again. "I cried and I tore up the letter."

Life was hard in Vietnam after the war. A U.S. trade embargo isolated the country as Hanoi embarked on failed socialist policies of collective farming, plunging its people deeper into severe poverty and isolation. By the mid-1980s, the Communist Party began introducing economic reforms that would open Vietnam up to capitalism and eventually to the world.

Trieu wanted to become a journalist, but was told propaganda school was reserved for party members or those who fought for the north. Discrimination ran rampant, and southerners with ties to the South Vietnam government were barred from getting jobs or being accepted into colleges.

Trieu turned to his father, and eventually he got accepted at the school, where some classmates taunted and ostracized him for having fought for the south. He moved to Hanoi, where he only saw his aging father on weekends, but during those years, he said the relationship warmed and he realized that his father had never truly given up on him.

"I thought there was always love even though with my father there was a gap," he said. "But over time, the love of the father for the son could overcome that gap."

Trieu went on to a long career in newspapers, which are still controlled by the government and heavily censored.

Over time, the country has softened its stance toward southern supporters. Overseas Vietnamese, or Viet kieu, eventually began to slowly trickle back with their American dollars. The government has relaxed visa policies to make it easier for them to come home, and resentment and skepticism have gradually faded.

Today, overseas Vietnamese send back $12 billion in remittances and are important foreign investors. Even Prime Minister Nguyen Tan Dung — himself a former guerrilla fighter — has a Vietnamese-American son-in-law who fled the south at the end of the war with his family.

But a deep divide still exists. In Vietnamese high school textbooks, the war is explained as "resistance against the Americans for national salvation," and the South Vietnamese military is referred to in some places as the "henchmen army." There is nothing written about why the south was fighting or its desire to remain a separate state free from communism.

A former South Vietnamese military cemetery in Binh Duong province, just outside Ho Chi Minh City, houses up to 18,000 graves. It is a tangled mess of leaves and overgrown weeds, strewn trash, broken headstones and mounds of dark earth with missing or broken markers.

About a kilometer away, a finely manicured graveyard for Viet Cong and northern soldiers is filled with neatly arranged, matching headstones. The shady grounds are scented by sweet plumeria trees and surrounded by giant statues that boast of the country's war martyrs and the sacrifice mothers gave to the country.

Hanoi refuses to say how many South Vietnamese soldiers died in the war; some U.S. estimates have put the number as high as 250,000. The government has said about 3 million communist forces and civilians perished during the conflict. Some 58,000 Americans were killed.

War statues and monuments honoring North Vietnamese fighters pepper the country, but nothing exists for the south.

"The greatest and most sacred monument always lies in the heart of each Vietnamese person," said Foreign Ministry spokesman Le Hai Binh, referring to dead South Vietnamese soldiers as "those people who passed away."

The wound also still festers among many Vietnamese who fled to America and remain staunchly opposed to Hanoi's communist government.

"The younger generations of Vietnamese-Americans are growing up steeped in this," said Steve Maxner, director of the Vietnam Center at Texas Tech University. "Both sides seem to be still entrenched in 1975. It hasn't gone away."

Trieu, now 61 and retired, said his own experience is proof that time and understanding can heal the past — eventually.

"If they did it right after the war, it would have been easier," he said of the north recognizing the south's role in the nation's history. "As more time passes, it becomes more difficult. It could be five, 10 years to accept that fact. It could be 50 years."

____

Mason covered Vietnam as an AP correspondent based in Hanoi from 2003-2012. Follow her at twitter.com/MargieMasonAP

(nguồn: http://bigstory.ap.org/article/f824891088f9468684583ae9220347b9/40-years-after-vietnam-war-north-south-wounds-fester)

 

Chú thích của Từ điển wikipedia:

Associated Press (tiếng Anh của "Liên đoàn Báo chí", viết tắt AP), là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới. Với phóng viên báo và phóng viên ảnh làm việc trong hơn 200 văn phòng trên khắp hành tinh, AP là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho thế giới. AP cung cấp tin tức, ảnh chụp, ảnh đồ họa và những dịch vụ phát thanh cho hơn 1700 tờ báo và khoảng 6000 radio và đài truyền hình ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, khoảng 8500 kênh truyền thông đa phương tiện bên ngoài Hoa Kỳ cũng đăng ký những dịch vụ thông tin của AP. AP truyền tin tức qua cáp và vệ tinh.

665px-Associated_Press_logo_2012R

Theo thông tin chưa được kiểm chứng, số người đọc tin tức của AP hàng ngày ước lượng là xấp xỉ 1 tỉ người.

AP được hợp nhất thành một tổ chức hợp tác không lợi nhuận của hơn 1500 thành viên là các báo tin tức hàng ngày ở Hoa Kỳ. Các thành viên này bầu ra ban điều hành tổ chức.

AP đặt trụ sở tại thành phố New York.

(nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Associated_Press)

Bản dịch:

40 năm sau chiến tranh VN, vết thương giữa hai miền Nam-Bắc vẫn còn nhức nhối

 

Thành phố HCM, VN (AP) - Khi Lưu Đình Triều bị bắt đi lính cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, anh đã phải bước vào cuộc chiến chống lại cha của mình.

Năm 1954,sau khi đất nước bị chia cắt, bố mẹ Lưu Đình Triều  đã nhanh chóng tập kết ra Bắc để phục vụ  chính quyền Cộng sản. Triều, lúc đó vẫn còn là đứa trẻ, cùng với chị của mình được bà ngoại nuôi dưỡng. Bà dặn anh phải nói với mọi người rằng bố mẹ mình đã mất. Bố anh đã trở thành một quan chức cấp cao ở miền Bắc, và thông tin đó có thể đem đến nguy hiểm cho gia đình mà ông để lại.

Khi Triều bị bắt đi lính năm 1972, chàng trai 19 tuổi không hề nghĩ đến bố của mình. Anh chỉ biết rằng nếu mình từ chối rời trường Luật, anh có thể sẽ bị bỏ tù hoặc bị gửi đến tiền tuyến, nơi cái chết gần như là điều chắc chắn. Vậy nên Lưu Đình Triều buộc phải cầm vũ khí chống lại quân Việt cộng, lên đến cấp Thiếu úy, được nhận huy chương cho sự đương đầu với hiểm nguy và cho những thương tích mà anh phải hứng chịu.

Anh không hề biết hành động đó sẽ chia cắt gia đình mình - chưa kể đến sự dằn vặt sau đó cũng phản ánh nỗi đau chia cắt hai miền.

“Lúc bấy giờ, đối với hầu hết sinh viên miền Nam, chúng tôi bị buộc đi lính và không hề muốn đánh trận,"  Lưu Đình Triều kể lại khi đang ngồi trong căn nhà yên tĩnh và đầy gió của mình, nằm trong một khu dân cư  ngoài trung tâm thành phố - giờ được gọi là Thành phố HCM. “Chúng tôi chỉ muốn bị thương nhẹ để được về nhà.”

Chiến tranh Việt Nam, hay còn được biết đến với cái tên “Chiến tranh của người Mỹ”, kết thúc với việc thủ đô Sài Gòn của miền Nam được Mỹ hậu thuẫn rơi vào tay quân giải phóng ngày 30/4/1975. Rất nhiều người Việt Nam ở miền Nam lo sợ một cuộc tàn sát đẫm máu sẽ xảy ra. Trong những ngày cuối cùng trước khi chiến tranh chấm dứt, trong cơn hỗn loạn, họ chạy trốn bằng máy bay trực thăng của Mỹ. Trong những năm sau đó, hàng trăm ngàn người khác rời đi trên những chiếc thuyền ọp ẹp chất đầy người. Rất nhiều người trong số đó giờ đã định cư và xây dựng cuộc sống mới ở Mỹ.

Khi quân giải phóng đến, Triều được khuyên rời bỏ đất nước. Nhưng anh không muốn chạy trốn. Anh muốn được đoàn tụ với gia đình, điều mà anh khao khát từ thưở ấu thơ.

“Sau 21 năm chia cắt,” anh nói, “Tôi sẵn sàng chịu đựng bất cứ điều gì để có thể gặp lại ba má mình.”

Chưa đầy hai tuần sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc đoàn tụ đã xảy ra nhưng nó  lại không tràn đầy vui vẻ như anh nghĩ.

Trước đó, bố mẹ Triều đã biết việc anh tham gia quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đó là điều mà bố anh, quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản  không mong muốn.

“Cả ba và má tôi đều rất thất vọng”, Triều kể. ”Má tôi đã khóc suốt một tuần sau khi biết điều đó.”

Bố của Triều khuyên anh cố gắng học tập để làm lại cuộc đời và sau đó không lâu, Triều bước chân vào trại học tập cải tạo.

Những người đã từng phục vụ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa hoặc làm việc chặt chẽ với quân đội Mỹ đều bị gom lại và đưa  vào trại cải tạo tập trung. Nơi đó, họ được truyền bá về chủ nghĩa Mác và phải lao động cật lực, với số lương thực ít ỏi cùng điều kiện y tế nghèo nàn. Nhiều người nói rằng họ bị đánh đập và không được gặp người thân trong khoảng thời gian có thể lên đến mấy năm trời.

Thời gian học tập  của Triều là 6 tháng. Anh lên lớp, tìm hiểu về vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, về chế độ cộng sản .... Ban ngày, ngoài giờ học, anh trồng rau hay đi thu gom gỗ trong cái nóng ngột ngạt. Còn ban đêm thì anh tập hát những bài ca dân tộc. Anh không có đủ nước sạch để tắm, và khẩu phần thức ăn thì rất ít.

Triều biết bố mình có thể can thiệp và giảm thời gian cải tạo xuống nhưng ông không làm thế. Thay vì ghé  thăm con mình ở trại, ông chỉ gửi một  lá thư bảo Triều cố gắng học tập cải tạo tốt.

“Khi đó, tôi rất hờn giận bố tôi. Lần đầu tiên ông ấy để lại  tôi và chị tôi khi tôi chỉ mới có một tuổi”, Triều kể, và nói lúc ấy, anh lại có cảm giác như bị bỏ rơi thêm một  lần nữa. “Tôi khóc và xé bỏ lá thư ngay lúc đó”.

Cuộc sống ở Việt Nam  rất khó khăn sau khi chiến tranh kết thúc. Khi Hà Nội thực hiện chính sách xã hội chủ nghĩa qua việc hợp nhất nông nghiệp, lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đã cô lập đất nước khiến người dân lún sâu vào sự nghèo đói nghiêm trọng. Giữa những năm 1980, Đảng Cộng sản đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, Việt Nam dần tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản và cuối cùng là với thế giới.

Triệu muốn trở thành một nhà báo, nhưng được bảo rằng trường báo chí chỉ dành cho đảng viên hay những người đã chiến đấu cho miền Bắc. Sự kỳ thị vào thời điểm đó là rất lớn, và những người miền Nam có quan hệ với chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị cấm nhận vào làm việc  hoặc không được tuyển  vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Triều trao đổi với bố của mình, và cuối cùng anh đã được nhận vào trường. Nơi đây anh bị một số bạn cùng lớp chế giễu và tẩy chay vì đã chiến đấu cho Việt  Nam Cộng hòa.  Anh học tại Hà Nội,và chỉ ở cùng  bố mình vào cuối tuần. Nhưng trong những năm tháng đó, anh cho biết mối quan hệ giữa hai cha con ấm dần lên và anh nhận ra rằng bố anh chưa bao giờ thực sự từ bỏ anh.

“Tôi nghĩ tình yêu thương vẫn luôn hiện diện mặc dù trong lòng ba tôi có một khoảng cách.” Triều chia sẻ. “Nhưng thời gian trôi qua, tình thương của người cha  dành cho con trai có thể vượt qua khoảng cách đó".

Triều dấn thân vào sự nghiệp báo chí lâu dài, thứ mà chính phủ vẫn còn nắm quyền kiểm soát và bị kiểm duyệt khắt khe.

Theo thời gian, sự đánh giá về những người phục vụ chính quyền miền Nam đã giảm bớt phần nào. Người Việt ở nước ngoài, hay còn gọi là Việt kiều, bắt đầu từ từ trở về quê hương  thông qua  đồng đô la Mỹ của họ. Chính phủ cũng đã nới lỏng chính sách visa để họ có thể trở về nhà một cách dễ dàng hơn. Sự bất mãn và hoài nghi cũng dần dần mờ nhạt.

Ngày nay, người Việt ở nước ngoài gửi về 12 tỷ USD để giao dịch và là những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng. Thậm chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một cựu chiến binh du kích - có một con rể Việt - Mỹ, người đã bỏ trốn khỏi miền Nam với gia đình của mình sau khi chiến tranh kết thúc.

Thế nhưng, một sự chia rẽ sâu sắc vẫn còn tồn tại. Trong sách giáo khoa trung học Việt Nam, cuộc chiến này được giải thích là "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước", và quân đội miền Nam được nhắc đến như "đội quân tay sai." Không có một  sách vở nào giải thích lý do tại sao miền Nam lại chiến đấu hoặc mong muốn được tiếp tục là một  nhà nước riêng không theo chế độ cộng sản.

Một nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng hòa ở tỉnh Bình Dương, nằm ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, chứa gần 18.000 ngôi mộ. Ở đó, lá rơi khắp nơi, vun  từng đống, từng đống, cỏ dại  mọc um tùm, rác vương vãi, bia mộ bị phá vỡ với các gò đất vô danh.

Cách đó 1 km, một nghĩa trang  được xây dựng tỉ mỉ, cẩn thận dành cho quân Việt cộng và lính miền Bắc, với những bia mộ gọn gàng, đẹp đẽ. Không gian lan tỏa mùi thơm ngọt ngào từ cây sứ và những bức tượng khổng lồ thể hiện niềm tự hào về những liệt sĩ và những người mẹ đã hy sinh cho đất nước.

Hà Nội từ chối cho biết có bao nhiêu người lính Việt Nam Cộng hòa chết trong chiến tranh. Theo một số ước tính của Mỹ đưa ra, con số đó có thể lên đến 250.000. Chính phủ cho biết khoảng 3 triệu lính cộng sản và dân thường thiệt mạng trong cuộc xung đột. Khoảng 58.000 lính  Mỹ bị giết chết.

Các bức tượng về chiến tranh và những tượng đài vinh danh chiến sĩ miền Bắc là tiêu điểm của đất nước, nhưng không có gì tương tự tồn tại dành cho miền Nam.

"Tượng đài lớn nhất và thiêng liêng nhất luôn luôn nằm trong trái tim của mỗi người Việt", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết. Ông nhắc đến những người lính đã chết của Việt Nam Cộng hòa là "những người đã qua đời."

Vết thương vẫn còn nhức nhối trong lòng rất nhiều người Việt, những người chạy trốn sang Mỹ, vẫn kiên quyết phản đối chính quyền cộng sản Hà Nội.

"Thế hệ trẻ của người Việt - Mỹ được nuôi lớn trong tư tưởng này", Steve Maxner, Giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Đại học Kỹ thuật Texas chia sẻ "Cả hai bên dường như vẫn còn chìm đắm trong năm 1975. Nó vẫn chưa chịu dứt ra."

Triều, 61 tuổi, đã về hưu, cho biết những trải nghiệm trong đời anh là bằng chứng cho việc sau cùng thì thời gian và sự thấu hiểu có thể hàn gắn quá khứ.

"Nếu làm điều đó ngay sau chiến tranh thì nó sẽ dễ dàng hơn, "anh chia sẻ về việc miền Bắc nhận ra vai trò của miền Nam trong lịch sử dân tộc. "Càng để lâu thì nó sẽ càng trở nên khó khăn. Có thể mất 5 năm, 10 năm để chấp nhận thực tế đó. Hoặc cũng có thể là 50 năm".

Hà Châu

(dịch)



 

 

Chuyện về hai cha con từng ở hai bên chiến tuyến

nha-bao-210415-1429590193300RR

Nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU

 

VTV.vn - Cuộc chiến hơn 40 năm về trước đã từng khiến nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh éo le. Cha con, anh, chị em ruột bị chia cắt ở hai bên chiến tuyến.

Trong phóng sự sau, mời quý vị và các bạn cùng đến với một câu chuyện đặc biệt của hai nhà báo, hai cha con ông Lưu Đình Triều - Lưu Quý Kỳ để cùng suy nghĩ về ý nghĩa của sự thống nhất sau ngày 30/4/1975.

Sinh ra tại Cà Mau, ông Lưu Đình Triều và người chị gái đã sớm phải xa cha mẹ khi vào năm 1954, cha mẹ ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc, gửi lại chị em ông cho bà ngoại nuôi dưỡng.

Năm 1972, khi đang học Đại học Luật tại Biên Hòa, ông bị bắt đi lính. Trong khi ở miền Bắc, người cha Lưu Quý Kỳ giữ trọng trách là Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban tuyên huấn Trung ương, thì ở miền Nam, ông Triều lại trở thành một thiếu úy của quân đội Việt Nam Cộng hòa…

 

LUU-DINH-trieu-VTV-4-1-R

 

XEM PHIM:

http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/chuyen-ve-hai-cha-con-tung-o-hai-ben-chien-tuyen-20150421112533138.htm


Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com